[VHGT] "Đá nhau" bằng đèn pha

Thỏ Béo

Xe hơi
Biển số
OF-31425
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
158
Động cơ
481,460 Mã lực
(TT&VH Cuối tuần) - Giao thông Việt Nam không chỉ là cuộc chiến giữa những tiếng còi xe, mà còn là cuộc loạn đả của ánh đèn.



1. Cảnh tượng sau đây có vẻ hơi giống như trong truyện chưởng hay trong "Chiến tranh giữa các vì sao", nhưng bạn hãy đọc kỹ và thử đoán xem nó diễn ra ở đâu?
"Bất đồ phía trước xuất hiện một quầng sáng chói lòa, choáng ngợp không gian lao thẳng về phía bạn với tốc độ cực nhanh. Trong phút chốc, quầng sáng xóa sạch con đường, ngôi nhà, hàng cây ven đường bạn đang đi, bạn chỉ còn cảm thấy thân thể và cỗ xe của bạn bồng bềnh trong một không gian phi trọng lượng, phi màu sắc. Nếu bị hút mắt vào quầng sáng đó, bạn sẽ bị mù tức thời, tức là trong khoảng 1 phần trăm giây gì đó, và như thế cái chết có thể đến với bạn. Bởi thế các bậc cao thủ, nhiều năm hành tẩu trên đường trường thường dạy nhau phải ghìm tay ga xuống, đạp nhẹ phanh, và đánh mắt về phía bên phải đường. Bất kể một vật mốc gì phía bên đó cũng có thể cứu sống bạn, một gốc cây, một vệt cỏ, hay tốt nhất là một hàng cọc tiêu. Bạn sẽ "căn" cho xe mình bám theo vật mốc đó mà đi qua quầng sáng chết chóc”.


Hệ thống đèn chiếu sáng của các dòng xe lưu thông trên đường có thể tạo thành những “đường đi của ánh sáng” đẹp như thế này nhưng cũng có thể là ác mộng cho những người đang ngồi sau tay lái.

Về cơ bản, đó là cảnh cánh lái xe thường gặp phải khi trời tối, gặp những chiếc xe bật đèn pha sáng quắc đi theo chiều ngược lại. Không chỉ một chiếc mà hàng đoàn xe. Không chỉ những chiếc xe tải cồng kềnh bật cả dàn đèn, phóng như điên như dại, những chiếc xe tay ga với pha đèn chói gắt như mặt trời, mà cả những chiếc xe máy bé nhỏ bình thường cũng có thể gây nên những cơn ác mộng cho những người đi ở chiều ngược chiều. Tất cả tại cái đèn pha.
Tôi đã từng trò chuyện với rất nhiều người, không chỉ với những thành niên tóc xanh, đỏ ngổ ngáo lượn xe máy vè vè, mà cả với các chị các cô hiền lành nền nã, đi xe thường không quá tốc độ 30km/h. Hầu hết đều tỏ vẻ vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đi trên đường phải phải chuyển pha đèn, mà cụ thể là từ đèn pha xuống đèn cốt khi gặp xe đi ngược chiều. Thậm chí nhiều chị, nhiều cô còn nhờ tôi giải thích cặn kẽ thế nào là pha, thế nào là cốt, cái nào chiếu gần, cái nào chiếu xa. Họ thành thực nói rằng từ khi cưỡi lên chiếc xe máy đến giờ họ chỉ bật một nấc đèn, chả hiểu là pha hay cốt. Cứ đèn sáng là được. Hỏng cái đèn chính thì bật cái đèn phụ. Với họ đèn càng sáng càng an toàn. Vả lại họ cũng chưa bao giờ bị ai phàn nàn về điều đó cả. Hai xe gặp nhau trên đường, có một vài tích tắc, ai rỗi hơi quay lại hỏi cảm giác của người vừa đi vụt qua xe mình xem họ phát biểu như thế nào về đèn xe mình!
Mấy anh từng rồ ga xe máy đi tán gái làng thì ít nhiều cũng biết ý tứ không chiếu đèn pha vào đám trai làng đang túm tụm hóng mát ngoài vệ đê (ăn củ đậu bay ngay), nhưng cũng hoàn toàn không biết "ý tứ" đó khi lưu thông trên đường. Không ít người nghĩ đơn giản, hạ đèn pha xuống là vì phép "lịch sự" thôi. Nó (người đi ngược chiều) có hạ đèn thì mình mới hạ. Không hạ thì ta "đấu pha" xem đèn nhà ai nhà nấy rạng.

2. Ngày xưa từ rất xưa rồi, tôi tự cho mình là người lịch sự gương mẫu, cho nên đi đường thường chỉ chiếu đèn pha khi vắng vẻ. Hễ "bắt" được bóng dáng của xe ngược chiều là tôi hạ xuống đèn cốt, vẫn quan sát được xe kia đang tiến lại gần, đồng thời lại quan sát được làn đường mình rõ hơn. Ngón tay thực hiện động tác chuyển công tắc pha-cốt hết sức thuần thục, đến mức thành phản xạ không điều kiện. Nhưng rất nhiều lần, chính người đi trên xe tôi lại phàn nàn, đại loại như: Sao mày cứ "nhảy" đèn liên tục thế, "cháy" bố nó mất bóng đi thì vừa. Tôi giải thích thế nào, người ta cũng bảo "vẽ chuyện". Đèn pha sáng thế, cứ bật lên mà đi, tội gì. Đèn mình có sáng thì "thằng kia" mới chịu tránh, cứ để đèn lom đom, cúi gằm xuống đường như thế thì nó càng lấn tới.
Lý luận này xem ra cũng không phải vô lý. Bởi vì mặc dù mình đã lịch sự chuyển pha xuống cốt, nhưng xe đi ngược chiều đâu có lịch sự lại. Đi trên đường, ngoài sợ đèn chế của xe tải, xe container, tôi cũng sợ cả các bác xe ga, chỉ có hai bánh bé nhỏ thôi, nhưng ánh đèn xenon trắng xanh của họ thì sáng kinh hồn chẳng khác gì thanh gươm chết chóc của các nhân vật trong "Chiến tranh giữa các vì sao" (Nghe nói xe cộ bây giờ hay dùng bóng đèn xenon có khả năng thò ra thụt vào nhưng không dùng với bi "xịn" mà lắp ngay vào chóa đèn halogen cũ, khiến ánh sáng phát lung tung, hơn nữa cường độ chiếu sáng quá cao (gấp 3 lần đèn thường), gây nguy hiểm cho các xe chạy ngược lại).Chỉ một chiếc xe chiếu đèn xenon cường độ cao thôi mà "đầy" cả mặt đường, lại chiếu bổng lên không trung, nhìn xa cứ tưởng là cả một chiếc ô tô.
Nói chung ô tô ít nhiều còn biết phép lịch sự pha-cốt, xe máy thì hầu như không bao giờ. Một lần vì bực mình, lại bị mấy người ngồi trên xe châm chọc, tôi quyết định phải dạy cho các anh tay ga chiếu đèn xenon một bài học. Sau mấy lần nháy pha-cốt với hàm ý "nhắc" anh hãy hạ bớt pha xuống, thấy anh xenon vẫn cứ tỉnh bơ, dương dương tự đắc, chiếu pha "đốt cháy" cả quãng đường đê, tôi bèn hạ đèn cốt xuống, cho xe đi chậm lại, đợi đến khi anh xenon tiến lại gần, bất đồ rú ga, bật pha đèn lên, kèm theo cả dàn đèn 6 chiếc nữa. Anh xenon táng đởm, kinh hồn, tay lái loạng choạng trên bờ đê. Có lẽ phải mấy phút sau anh mới kịp hoàn hồn. Không hiểu anh có biết bài học mình vừa nếm trải hay không.
Sau lần "trả đũa" ấy, tôi cũng hơi ân hận. Lỡ hôm ấy anh ta té nhào xuống đường vì bị chiếu đèn thì dù không xảy ra va chạm, nhưng chiếu theo luật, anh ta có quyền kiện mình. Khi tôi đem câu chuyện đó kể lại cho bạn bè, thì mới hay, các kiểu "trả đũa" nhau bằng đèn pha nhiều không kể xiết. Hai xe gặp nhau, nếu cả hai đều lịch sự hạ pha xuống thì không sao, nếu một trong hai người cứ giương pha lên thì người kia lập tức nháy đèn loạn xạ (gọi là “đá đèn”) thay cho lời muốn… dọa. Nếu bên kia vẫn cứ phớt lờ, là lập tức màn “đọ đèn” nổ ra, khi cả hai bên đều giương pha chiếu thắng vào mặt nhau xem anh nào lóa mắt trước, anh ấy phải cụp xuống. Nhưng vì thời gian “đọ sức” quá ngắn cho nên cả hai đều lao đi trong bể ánh sáng chan hòa, lúc ấy chỉ cần bị một ổ trâu hay một viên gạch chắn đường thì lạng tay lái là chắc.
Anh bạn tôi có trò “nện” nhau bằng đèn rất ác. Trò này chỉ áp dụng với xe đi cùng chiều. Một lần đi đêm cùng anh, bị một chiếc xe cùng chiều chắn đường, anh xi nhan, rồi còi rồi nháy đèn xin vượt mãi mà đối thủ cứ giả điếc. Cậy xe mình “nhiều chấm” (phân khối lớn), anh cho xe bám sát vào sau xe đối thủ, bật đồ bật xenon siêu sáng lên cho đèn xe chiếu thẳng vào… lưng tài xế xe trước. Anh cười bảo, bị đèn chiếu vào gương thì còn cụp gương xuống được, chứ bị chiếu vào vào lòng xe thì không khác gì con ếch bị soi đuốc. Cậu thấy chưa, thằng lái xe sẽ nhột nhạt như bị đốt mông mà tầm nhìn của nó về phía trước cũng bị giảm. Chẳng khác gì đi xe mà vẫn để đèn trần khi chạy. Tôi dám chắc với cậu là mấy phút nữa thể nào nó cũng quáng quàng tạt vào lề đường.

Anh nói quả thật như thần. Chiếc xe phía trước chẳng mấy chốc phải giảm tốc độ và tạt vào lề đường để khỏi bị "soi" vào lòng xe.

Hóa ra giao thông Việt Nam không chỉ là cuộc chiến giữa những tiếng còi xe, mà còn là cuộc loạn đả của ánh đèn.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, tốc độ dưới 30km/h ánh sáng đèn chiếu cần xa 30m, tốc độ trên 30km/h ánh sáng đèn chiếu cần xa 100m, trong thành phố tắt đèn pha, bật đèn cốt, đèn con, khi đỗ xe bật đèn con và đèn hậu. Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau, đèn chiếu sáng phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.

Mức phạt khi bật đèn pha không đúng quy định

Nghị định 146/2007 ngày 14/9/2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định:

Người điều khiển phương tiện giao thông chỉ bị phạt đối với hành vi sử dụng đèn như sau:

- Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu dân cư đông đúc (không nói ngày hay đêm): phạt 200.000 - 400.000 đồng, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
- Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, sử dụng đèn chiếu xa khi tránh nhau về ban đêm: phạt từ 400.000 - 600.000 đồng


Trần Phi ( Báo Thể thao Văn hóa )

Link: http://www.thethaovanhoa.vn/475N20120607114205022T0/da-nhau-bang-den-pha.htm
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,416
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Buổi tối đi trong nội thành Hà Nội, khối người bật đèn pha, từ ô tô đến xe máy xịn như SH, LX hay PS.... sao mà vô ý thức thế không biết !
 

commander

Xe điện
Biển số
OF-56575
Ngày cấp bằng
5/2/10
Số km
2,678
Động cơ
469,454 Mã lực
Nơi ở
đâu còn lâu mới nói :-"
nhà cháu đi bao h cũng đoan trang, nhọc cái gặp các chú ngược chiều cứ giương pha hem chịu cụp cốt, mà xe cháu hem dám độ đẽo nâng pha gì cạ, chém mồm, một ngày tối trời cháu quáng gà ....... ôi, cháu hem dám nghí ^#(^
 

Vanquish

Xe buýt
Biển số
OF-14928
Ngày cấp bằng
20/4/08
Số km
621
Động cơ
518,933 Mã lực
Nơi ở
9 Tầng Mây, Hà Nội
Em có tật xấu không bỏ được là đi đường gặp chú nào không chịu cụp pha xuống là em cũng bật pha lên cho bõ ghét.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,025
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Đi đường đêm thì em chỉ chạy cos thôi. Bật pha rồi hạ cos chỉ tổ mỏi tay.
Để tránh xe sau rọi pha vào xe mình thì có một cái lẫy trên gương chiếu hậu, gạt xuống là chế độ ban đêm. Xe sau có chiếu cả dàn đèn cũng chẳng xi nhê gì.
Không trả đũa xe khác. Hả hê vài giây có khi hậu quả cả đời.
Đèn xenon thực ra ít gây chói hơn đèn sợi đốt.
 

hoanglee94

Xe tăng
Biển số
OF-81559
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
1,964
Động cơ
433,600 Mã lực
Em sợ nhất người ta chửi mình cho nên toàn chơi cos, chú nào thích pha thì đè cho 1 đoạn hết NGU thì về đường mình =)) Chứ ngu mình không nên dùng lời lẽ
 

Quái xế

Xe tăng
Biển số
OF-10974
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
1,004
Động cơ
541,932 Mã lực
Nơi ở
Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
Nói thực là e rất ức chế với rất nhiều người Việt mình, ko cứ là phải ở HN. Vẫn còn rất ít người đi đường buổi tối mà có ý thức chuyển pha / cos khi gần xe ngược chiều. Đặc biệt khó chịu khi bị bọn Spacy, LX và Sh, Ps nó chiếu pha. Ô tô thì khỏi phải nói sự khó chịu cỡ nào rồi
 

lexusandbmw

Xe điện
Biển số
OF-22111
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
3,111
Động cơ
523,037 Mã lực
Nơi ở
21.02783,105.852222
Buổi tối đi trong nội thành Hà Nội, khối người bật đèn pha, từ ô tô đến xe máy xịn như SH, LX hay PS.... sao mà vô ý thức thế không biết !
em đi ps lúc nào cũng để cos nhiều lúc cứ thấy xe đi ngược nháy mặc dù em đã để cos liên tục hay đèn nó sáng quá
 

*Bon Bon*

Xe tăng
Biển số
OF-132114
Ngày cấp bằng
24/2/12
Số km
1,880
Động cơ
390,520 Mã lực
Nơi ở
Somewhere..
Cũng chả cứ phải là ban đêm,ban ngày em cũng sợ mấy cái 2b nhập,đèn nó 24/24,lúc nhập nhoạng chiều 4 rưỡi 5 h chiều cũng tóe hào quang mắt![-X
 

LongNguyenminh

Xe tải
Biển số
OF-132096
Ngày cấp bằng
23/2/12
Số km
291
Động cơ
375,170 Mã lực
Nơi ở
Thanh Hóa
Website
thanhhoaquatestcert.gov.vn
Đi đường đêm thì em chỉ chạy cos thôi. Bật pha rồi hạ cos chỉ tổ mỏi tay.
Để tránh xe sau rọi pha vào xe mình thì có một cái lẫy trên gương chiếu hậu, gạt xuống là chế độ ban đêm. Xe sau có chiếu cả dàn đèn cũng chẳng xi nhê gì.
Không trả đũa xe khác. Hả hê vài giây có khi hậu quả cả đời.
Đèn xenon thực ra ít gây chói hơn đèn sợi đốt.

Không phải là chiếu vào gương mà chiếu cả vào lòng xe cụ ạ. Cụ cứ bật hết đèn trần trước sau lên chạy thử xem thế nào. Còn đèn xenon phải lắp đồng bộ chứ lắp vào chóa halogen thì chói lắm ạ. Ngay cả khi đèn xe bác bẩn thì cũng phần nào gây tán xạ ánh sáng đèn xenon làm chói mắt người đi ngược chiều .
 
Chỉnh sửa cuối:

Ndriver

Xe tải
Biển số
OF-92336
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
470
Động cơ
407,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ko hiểu tại sao bọn thiết ké đèn của xe Vespa liberty ,khi đi ngược chiều với bọn này nó chiếu vào mắt khó chịu quá.x-(
Buổi tối đi trong nội thành Hà Nội, khối người bật đèn pha, từ ô tô đến xe máy xịn như SH, LX hay PS.... sao mà vô ý thức thế không biết !
 

TVPL

Xe container
Biển số
OF-118299
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
7,266
Động cơ
43,395 Mã lực
Em nhát lắm, chả dám đấu. Chạy đường quốc lộ, khi xe kia vào tầm / hướng xe em là em cụp trước. Nếu xe kia bật pha mà không cụp thì em cũng chỉ nháy 1 vài phát nữa được thì được, không được thì em thua, chậm lại nhường luôn.
Em phản đối bật pha chiếu mặt người khác và em kịch liệt phản đối mấy cái trò đấu pha như trong bài.
 

1975

Xe tải
Biển số
OF-34374
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
448
Động cơ
477,861 Mã lực
Xe nhà cháu còi, đi đêm toàn bị xe hịn phang đèn vào mặt suốt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top