- Biển số
- OF-34040
- Ngày cấp bằng
- 26/4/09
- Số km
- 5,127
- Động cơ
- 958,463 Mã lực
Hị hị, quả đắng rồi. Đồng hồ, kính mắt thì thật giả không biết đâu mà lần nếu không phải chuyên gia.
Em đọc cái bài dưới đây từ lâu lắm rồi nên đi qua các cửa hàng kính gọi là Hàng Hiệu thì chỉ cười khẩy thôi, không thèm vào. Em may chưa bị cận nên chỉ mua kính mát thôi.
Kinh nghiệm của em là ra quầy hàng trong siêu thị lớn tìm mua cái nào tầm gần 500-700k (biết chắc chắn là hàng Hồ Cẩm Đào) làm đảm bảo: Đủ đẹp; đủ bền; quan trọng là mất cũng éo tiếc mấy (mà kính thì rất hay mất).
Các cụ đọc nhé:
Sự thật bất ngờ về kính râm hàng hiệu
Tờ Wall Street Journal vừa mới có một bài báo, bảo đảm khi đọc xong, bạn sẽ có một thoáng ngạc nhiên… nhưng không thể nói là thú vị. Hầu hết các loại kính râm đắt tiền đều do một hãng sản xuất tên là Luxottica của Ý làm ra.
Theo tác giả bài báo “Kính râm hàng hiệu có đáng đồng tiền?”, hầu hết các loại kính râm đắt tiền đều do duy nhất một công ty sản xuất. Nào là Ray-Ban, Oaley, nào là Bulgari, Dolce & Gabbana, hay bạn bị ấn tượng bởi các nhãn hiệu quen thuộc như Prada, Polo Ralph Lauren, Tiffany, Versace, Vogue… Tất cả đều do hãng sản xuất Luxottica của Ý làm ra.
Hãng này sản xuất chừng 70% các nhãn hiệu kính râm nổi tiếng trên ngay ở Ý, 30% ở Mỹ và Trung Quốc. Không chỉ thế, Luxottica kiêm luôn các khâu thiết kế, tiếp thị và mở luôn các chuỗi bán kính như Sunglass Hut, LensCrafters hay Pearle Vision. Hóa ra, Luxottica đi mua giấy phép sử dụng các thương hiệu nổi tiếng và cứ thế bán kính với giá trên trời.
Tác giả tâm sự đôi lúc thấy tiếc tiền khi bỏ ra vài trăm đô la cho cặp gọng kính bằng kim loại hay nhựa, dù cao cấp đến đâu cũng không xứng.
Trong nghề kinh doanh kính râm hàng hiệu, giá cả không phản ánh đúng nguyên liệu và công lao động bỏ ra. Chiếm phần lớn trong giá thành là chi phí quảng cáo, tiếp thị khắp nơi. Thế mà Luxottica vẫn còn hưởng mức lãi đến 64% doanh thu. Sau khi trừ chi phí bán hàng, quảng cáo và phí bản quyền sử dụng thương hiệu, mức lãi của họ vẫn còn cao ngất ngưởng, đến 52%.
Bởi thế tác giả khuyên người tiêu dùng nên cân nhắc, liệu có đáng bỏ ra 500 đô la để mua cặp kính Prada hay Bulgari hay chỉ cần 25 đô la là cũng có cặp kính có hiệu quả tương đương. Phỏng vấn các chuyên gia về mắt, tác giả trích lời họ cho biết, một cặp kính 300 đô la không làm được gì nhiều hơn một cặp kính 100 đô la, trừ cảm giác oai oai khi xài kính hàng hiệu.
Các bác sĩ cho biết sản xuất kính chống tia cực tím có hại là công nghệ không đắt đỏ gì mấy. Kính rẻ tiền chừng 40 đô la cũng có khả năng chống tia cực tím 100% như kính đắt tiền. Với 70 đô la, bạn đã có thể mua cặp kính có thêm tính năng chống chói, còn hơn thế nữa thì vài trăm đô la cũng chả giúp gì thêm cặp mắt của bạn.
Thậm chí người dùng kính đắt tiền có thể gián tiếp làm hại mắt vì do tiếc tiền nên không chịu thay kính khi chúng bị trầy xước.
Tờ Wall Street Journal không đề cập nhưng có lẽ không chỉ có kính râm, hàng loạt các mặt hàng khác cũng có cách chiêu dụ người tiêu dùng tương tự.
Dù sao, cũng nhờ thế mà có chuyện xây dựng thương hiệu, chia phân khúc người tiêu dùng, phân biệt thị trường cao cấp, thị trường bình dân. Xét cho cùng cũng là cách tái phân phối tài sản trên bình diện toàn cầu.
(theo Thời báo kinh tế S
Em đọc cái bài dưới đây từ lâu lắm rồi nên đi qua các cửa hàng kính gọi là Hàng Hiệu thì chỉ cười khẩy thôi, không thèm vào. Em may chưa bị cận nên chỉ mua kính mát thôi.
Kinh nghiệm của em là ra quầy hàng trong siêu thị lớn tìm mua cái nào tầm gần 500-700k (biết chắc chắn là hàng Hồ Cẩm Đào) làm đảm bảo: Đủ đẹp; đủ bền; quan trọng là mất cũng éo tiếc mấy (mà kính thì rất hay mất).
Các cụ đọc nhé:
Sự thật bất ngờ về kính râm hàng hiệu
Tờ Wall Street Journal vừa mới có một bài báo, bảo đảm khi đọc xong, bạn sẽ có một thoáng ngạc nhiên… nhưng không thể nói là thú vị. Hầu hết các loại kính râm đắt tiền đều do một hãng sản xuất tên là Luxottica của Ý làm ra.
Theo tác giả bài báo “Kính râm hàng hiệu có đáng đồng tiền?”, hầu hết các loại kính râm đắt tiền đều do duy nhất một công ty sản xuất. Nào là Ray-Ban, Oaley, nào là Bulgari, Dolce & Gabbana, hay bạn bị ấn tượng bởi các nhãn hiệu quen thuộc như Prada, Polo Ralph Lauren, Tiffany, Versace, Vogue… Tất cả đều do hãng sản xuất Luxottica của Ý làm ra.
Hãng này sản xuất chừng 70% các nhãn hiệu kính râm nổi tiếng trên ngay ở Ý, 30% ở Mỹ và Trung Quốc. Không chỉ thế, Luxottica kiêm luôn các khâu thiết kế, tiếp thị và mở luôn các chuỗi bán kính như Sunglass Hut, LensCrafters hay Pearle Vision. Hóa ra, Luxottica đi mua giấy phép sử dụng các thương hiệu nổi tiếng và cứ thế bán kính với giá trên trời.
Tác giả tâm sự đôi lúc thấy tiếc tiền khi bỏ ra vài trăm đô la cho cặp gọng kính bằng kim loại hay nhựa, dù cao cấp đến đâu cũng không xứng.
Trong nghề kinh doanh kính râm hàng hiệu, giá cả không phản ánh đúng nguyên liệu và công lao động bỏ ra. Chiếm phần lớn trong giá thành là chi phí quảng cáo, tiếp thị khắp nơi. Thế mà Luxottica vẫn còn hưởng mức lãi đến 64% doanh thu. Sau khi trừ chi phí bán hàng, quảng cáo và phí bản quyền sử dụng thương hiệu, mức lãi của họ vẫn còn cao ngất ngưởng, đến 52%.
Bởi thế tác giả khuyên người tiêu dùng nên cân nhắc, liệu có đáng bỏ ra 500 đô la để mua cặp kính Prada hay Bulgari hay chỉ cần 25 đô la là cũng có cặp kính có hiệu quả tương đương. Phỏng vấn các chuyên gia về mắt, tác giả trích lời họ cho biết, một cặp kính 300 đô la không làm được gì nhiều hơn một cặp kính 100 đô la, trừ cảm giác oai oai khi xài kính hàng hiệu.
Các bác sĩ cho biết sản xuất kính chống tia cực tím có hại là công nghệ không đắt đỏ gì mấy. Kính rẻ tiền chừng 40 đô la cũng có khả năng chống tia cực tím 100% như kính đắt tiền. Với 70 đô la, bạn đã có thể mua cặp kính có thêm tính năng chống chói, còn hơn thế nữa thì vài trăm đô la cũng chả giúp gì thêm cặp mắt của bạn.
Thậm chí người dùng kính đắt tiền có thể gián tiếp làm hại mắt vì do tiếc tiền nên không chịu thay kính khi chúng bị trầy xước.
Tờ Wall Street Journal không đề cập nhưng có lẽ không chỉ có kính râm, hàng loạt các mặt hàng khác cũng có cách chiêu dụ người tiêu dùng tương tự.
Dù sao, cũng nhờ thế mà có chuyện xây dựng thương hiệu, chia phân khúc người tiêu dùng, phân biệt thị trường cao cấp, thị trường bình dân. Xét cho cùng cũng là cách tái phân phối tài sản trên bình diện toàn cầu.
(theo Thời báo kinh tế S
Chỉnh sửa cuối: