Hôm nay đọc bài trên báo dantri, nhớ lại cái bài cụ nào post lên bảo cảm động muốn khóc khi gặp xxx Đà Nẵng. Post lại bài này lên đây. Rõ khổ cái bác Thanh, muốn làm đầy tớ tốt của dân cũng có phải dễ dàng gì đâu. Chịu các cụ nhà mình thật, uýnh nhau thì cứ uýnh nhau, chuyện các cụ, đâu chả thế. Em ứ thèm quan tâm. Nhưng sao cứ đè dân ra để đỡ đòn thế này?
Tiếp tục “thổi còi” quy định “cấm nhập cư” của Đà Nẵng
(Dân trí) - Lý lẽ biện minh của thường trực HĐND Đà Nẵng về 4 quy định “cấm” người nhập cư, cấm bán chung cư, cấm mở cầm đồ, xử phạt nặng học sinh đi xe máy cơ bản vẫn không nhận được sự đồng tình của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
>> Quy định “cấm” nhập cư, bán chung cư của Đà Nẵng là trái luật
Sau khi Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp ra văn bản “thổi còi” Nghị quyết số 23 của HĐND thành phố Đà Nẵng, thường trực HĐND thành phố đã có công văn do Chủ tịch Nguyễn Bá Thanh ký ý kiến lại về những nội dung này.
Nhận được công văn này của Đà Nẵng, Bộ Tư pháp đã giao Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tổ chức nghiên cứu những nội dung Đà Nẵng “phản ứng”. Mới đây, Cục báo cáo lại Bộ trưởng Hà Hùng Cường, bảo lưu quan điểm “thổi còi” Nghị quyết 23.
Đà Nẵng "thắt" nhiều quy định quản lý vì lo tiêu cực phát sinh ảnh hưởng đến môi trường thành phố. Về nội dung “tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án tiền sự”, Đà Nẵng viện dẫn Luật tổ chức HĐND, Pháp lệnh dân số năm 2003, luật Cư trú 2006 cũng như xuất phát từ thực tế yêu cầu quản lý dân cư trên địa bàn thành phố để cho rằng, biện pháp quản lý cư trú đề ra phù hợp quy định của pháp luật và tình hình thực tế địa phương.
Tuy nhiên, Cục kiểm tra văn bản cho rằng, quy định của Luật tổ chức HĐND về thẩm quyền “phân bổ cư trú” và quyết định biện pháp quản lý dân cư ở thành phố, tổ chức đời sống dân cư đô thị” cũng cần tuân thủ quy định của luật Cư trú. Nội dung Nghị quyết 23 như vậy trái với quy định pháp luật về cư trú, không có cơ sở pháp lý, là một hình thức hạn chế quyền tự do cư trú của công dân.
Về nội dung “từ năm 2012 nghiêm cấm việc chuyển nhượng chung cư cho người khác, nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế thu hồi”, Đà Nẵng giải thích, quy định này chỉ điều chỉnh đối với những hộ thuộc diện giải tỏa được bố trí căn hộ chung cư thuộc sở hữu nhà nước dưới hình thức hợp đồng thuê nhà với giá ưu đãi. Cấm việc chuyển nhượng căn hộ chung cư thuộc sở hữu nhà nước là phù hợp quy định pháp luật.
Ý kiến này của thường trực HĐND Đà Nẵng được xác định là “chấp nhận được”. Tuy nhiên, Cục kiểm tra văn bản cũng lưu ý cách diễn đạt của Nghị quyết 23 dễ tạo ra sự hiểu nhầm là cấm chuyển nhượng đối với tất cả các loại chung cư nói chung, cần rút kinh nghiệm về câu chữ, ngôn ngữ diễn đạt để đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng.
Về nội dung xử phạt nặng và tạm giữ xe 60 ngày đối với học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Bá Thanh khẳng định, quy định này phù hợp với quy định “tạm giữ mô tô, xe gắn máy 90 ngày” của Nghị quyết 32/2007 của Chính phủ. Dù năm 2010, Chính phủ đã ban hành nghị định mới (số 34) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông có quy định thời hạn giữ xe đối với trường hợp này là 10 ngày, thành phố vẫn lập luận”Nghị định mới không có bất cứ điều khoản nào quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ hoặc thay thế Nghị quyết 32”.
Hơn nữa, thường trực HĐND Đà Nẵng nhận định, quy định giữ phương tiện 10 ngày không đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Nghị quyết số 88 mới đây về thực hiện năm an toàn giao thông 2012 cũng khẳng định yêu cầu chính quyền các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của Nghị quyết 32”.
Với những lý do đó, ông Thanh cho rằng quy định thời hạn tạm giữ 60 ngày là phù hợp với pháp luật và thực tế của địa phương.
Tuy nhiên, Cục kiểm tra văn bản vẫn cho rằng, việc áp dụng hình thức tạm giữ phương tiện vi phạm phải được thực hiện theo quy định của Nghị định 34/2010 (chỉ tạm giữ 10 ngày). Ngoài ra, Cục cũng dẫn công văn của giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng đã thừa nhận nội dung này là không phù hợp.
Về nội dung “tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ”, Đà Nẵng phân trần: “Hoạt động dịch vụ cầm đồ trên địa bàn thành phố đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp như cho vay nặng lãi, tiêu thụ tài sản do vi phạm pháp luật mà có… ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, gây bức xúc trong nhân dân”. Chủ tịch Nguyễn Bá Thanh cũng dẫn trường hợp TPHCM, Hà Nội cũng đang thực hiện việc tạm dừng cấp mới đăng ký kinh doanh dịch vụ taxi để xây dựng đề án quy hoạch phát triển loại hình phương tiện này trên địa bàn. Như vậy, chủ trương “tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ” là phù hợp quy định pháp luật và thực tế địa phương.
Cục kiểm tra văn bản lật lại, dù chấp thuận quy định tạm dừng đăng ký mới đối với hoạt động kinh doanh cầm đồ này thì việc Nghị quyết 23 đưa ra một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính cũng cần phải xem xét, xử lý để bảo đảm thẩm quyền vì theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền này thuộc UB Thường vụ Quốc hội.
Cục kiểm tra văn bản khẳng định quá trình kiểm tra Nghị quyết 23 đã được tiến hành nghiêm túc, thận trọng. Theo quy trình chung, Cục đề nghị Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tổ chức họp liên ngành để thảo luận, có kết luận cuối cùng về tính hợp pháp của các nội dung bị “thổi còi” để báo cáo Thủ tướng và UB Thường vụ Quốc hội xử lý theo thẩm quyền.
Theo quy định, sau khi cơ quan ban hành văn bản kết thúc giai đoạn tự kiểm tra và có thông báo về Cục kiểm tra không nhất trí với kết quả xử lý thì Bộ trưởng Tư pháp kiến nghị Thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật do HĐND tỉnh ban hành, đồng thời đề nghị UB Thường vụ Quốc hội bãi bỏ