Nó đánh thuế rắm bò, lợn, nói chung là rắm gia súc. Mà chăn nuôi bọn này lớn đấy. Cụ lại nhắc nhõn bò. Như thế là rất không phải với... lợn
Em có quên đâu.
Vấn đề là họ chỉ áp thuế rắm bò cho bò, chứ không áp cho lợn. Lều báo cứ vơ chung bò với lợn nhưng thực tế không phải, vì lợn không thải methane kiểu như bò và ảnh hưởng tới lượng khí nhà kính không như bò.
So lợn với bò thì Đan Mạch có thể gọi là cường quốc lợn, thuộc top mấy nước đầu châu Âu. Nên nếu có thuế rắm lợn nữa thì còn lâu nó mới áp dụng, vì dại gì mà tự thò tay bóp dấm mình.
Vụ này là do Zero carbon đây, tương lai những hàng hoá nhập khẩu vào châu âu /mỹ phải chứng minh dược đâp ứng tiêu chuẩn zêro carbon này. Dan mạch là quốc gia dẫn dầu về tuân thủ viẹc này. 2 nhà máy dầu tư vào vn là LeGo và Pandora đều đáp ứng tiêu chuẩn này.
Khí mẻtal hay co2 cũng đều là từ nhiều nguồn thải ra, chăn nuôi là 1 nguồn khá lớn , giống như hồi xua nuôi lợn lấy khí biogas đó.
Nói chung các nước đang rất nghiem túc thực hiện để 2050 đâp ứng dc yêu cầu. Các cụ cứ nghĩ nó hài nhưng nó là chuyện duọc thảo luận tới mấy chục buôi họp của các nước thành viên rồi. Hinh như mới họp Côp27 năm 2023 xong
Vầng, nghe tuyên truyền của bọn tây lông nên anh em ta là cứ khí nhà kính, biến đổi khí hậu với zero carbon.
Các nước châu Âu chỉ nghiêm túc thực hiện khi còn nguồn khí tự nhiên của Nga. Tới chiến tranh Nga-Ukr anh em EU cấm vận, nổ đường ống, cắt ga ống của Nga, mua khí hóa lỏng đắt gấp mấy lần rồi thì nghiêm vào mắt.
Để các vấn đề biến đổi khí hậu qua một bên thì phong trào zero carbon của tây lông là chiêu bài để duy trì thống trị về kinh tế và chính trị - xin lỗi vì em đi lan man một tí. Sau thời kỳ đốt lò phá hoại môi trường thì nó đủn lò đốt về các nước khác và xây dựng chế độ zero carbon. Nhưng tiềm năng khoa học kỹ thuật để phát triển các công nghệ, kỹ thuật, sản phẩm hỗ trợ giảm khí nhà kính thì tây lông nắm, hệ thống đánh giá do nó xây dựng, các tổ chức đánh giá do nó thiết lập nên, thiết bị cảm biến đo đếm do nó tạo ra, và nó dựng lên hàng rào carbon. Các nước khác muốn áp dụng phải đi mua công nghệ, sản phẩm, thiết bị của nó, thuê người của nó làm, thuê các tổ chức đánh giá của nó vào đánh giá... Tiền lại đổ về cho bọn tây lông, còn các nước khác thành kiểu thuộc địa kinh tế. Chúng mày sản xuất hàng hóa cho tao dùng, nhưng sản xuất được thì phải mua công nghệ của tao, thuê người của tao, tổ chức của tao... Chốt lại chúng mày chỉ là thằng gia công, còn sản xuất có vấn đề gì cho nước mày thì chúng mày chịu.
Tới một lúc nào đó, tây lông sẽ áp dụng thuế carbon rộng rãi, kiểu như thuế rắm bò, cho các sản phẩm nhập vào châu Âu. Lúc đấy các nước thứ 3 lại chết dí. Ví dụ cái xe ô tô điện chẳng hạn, rất bảo vệ môi trường (???). Nhưng khoáng sản để làm cục pin cho ô tô phải được đào ở một nước thế giới thứ 3 nào đấy, không phải châu Âu. Mà khai khoáng nguyên liệu cho cục pin này thì có mà zero carbon vào mắt. Thế nên nó sẽ áp thuế hoặc mức phạt thật cao cho cái phần này. Kết quả nước cung cấp khoáng sản sẽ phải chịu ảnh hưởng của thuế/phạt này, mức thuế/phạt cao khiến lợi nhuận giảm, phu mỏ còn lâu mới mua được ô tô điện và vẫn nghèo mạt rệp, nước khai khoáng vẫn chịu tiếng tàn phá môi trường, bọn tây lông đi xe điện sạch sẽ vẫn sẽ rêu rao zero carbon, thu tiền và bán công nghệ, kỹ thuật... Muốn phát triển công nghiệp, sản xuất, thì sẽ phải sinh ra khí nhà kính. Muốn bán được hàng cho tây lông thì phải mua công nghệ, kỹ thuật...của nó với giá cao. Mua giá cao thì chi nhiều, không đủ tiền để đầu tư đẩy kinh tế đi lên. Cái vòng luẩn quẩn này nó sẽ giữ các nước nghèo thành nghèo bền vững và đảm bảo tây lông ở vị trí thượng đỉnh.
Khi tây lông biến vấn đề khí hậu thành vấn đề chính trị, thì zero carbon cũng sẽ trở thành cây gậy. Không nghe lời thì nó sẽ lôi vấn đề carbon ra, tăng thuế, hoặc thậm chí cấm vận.
Ví dụ mà em thấy ở một công ty Hà Lan, bán một sản phẩm có tác dụng tăng hiệu suất trong chăn nuôi và do đó cũng làm giảm áp lực lên môi trường, sản phẩm nguồn gốc hóa dầu, tổng hợp từ dầu mỏ, sản xuất ở Trung Quốc. Giá bán cho dân Âu bằng 1/2 giá bán cho dân Việt và dân châu Á, mặc dù Việt Nam nằm sát nách nơi sản xuất. Trung Quốc sản xuất sẽ phải hứng chịu các tác động từ môi trường, dân châu Á trả hàng đống tiền cho tây lông mang về châu Âu, dân Âu dùng sản phẩm giá rẻ và không phải lo về môi trường do sản xuất. Một sản phẩm khác cũng có tác dụng tương tự, sản xuất ở một nước thứ 3 nào đấy, dân Việt Nam và châu Á phải mua với giá gấp 3 lần dân châu Âu.
Trở lại với thuế rắm bò, bọn tây lông đã cho ra sản phẩm làm giảm lượng thải methane khi nuôi bò, giảm khoảng 30% với bò sữa và 40% với bò thịt (số không chính xác để tránh đụng chạm, nhưng cũng gần như vậy). Các cụ mợ hình dung xem nó sẽ bán ở VN/châu Á với giá gấp mấy lần giá bán ở châu Âu? Một số nước nghèo nào đấy đã lỡ ký cam kết net zero vào năm 2050 rồi, nên giờ đang ủn cho các cty, tập đoàn trong nước net zero, nên đang cắm mặt vào mấy cái này để lấy thành tích. Mà net zero được thật thì khéo đói mạt rệp.