[Funland] Đã giải được bài toán " sao giỏi mà vẫn nghèo" ô hô đơn giản quá

hungpmu

Xe tăng
Biển số
OF-14950
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
1,883
Động cơ
526,173 Mã lực
Em ngã ngửa ra với lời giải này, đơn giản quá, hiệu quả quá, còn chờ gì nữa mà không làm ngay cho nóng. Nếu nó đúng như thế:
"Học tốt, thi tốt nhưng không sáng tạo thì chỉ mãi đi làm thuê"

Đó là nhận định của GS Đỗ Đức Thái (thành viên Ban phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới, Chủ biên chương trình môn Toán) tại hội thảo “Toán học không xa cách” trong khuôn khổ ngày hội Toán học mở 2017 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức sáng 13/8 tại Hà Nội.

Đáng chú ý, Tổng chủ biên chương môn Toán cho biết, chương mình môn Toán sau năm 2017 sẽ hướng tới giải quyết một trong những lý do lớn nhất người Việt chúng ta giỏi nhưng vẫn nghèo. Chương trình Toán mới sẽ chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực của người học; không xem mục đích chính là thi cử, điểm số.

Dưng mà em lại băn khoăn cái sự sáng tạo, cái này phải phân biệt với cái "khôn vặt" chứ không lại hỏng bét và "sáng tạo thì ở đâu, nghề gì cũng cần đâu phải cứ là môn Toán và môn Toán chưa chắc đã giải quyết được. Hay là mấy ông lều báo nhét chữ vào mồm người ta.
http://dantri.com.vn/su-kien/chuong-trinh-toan-pho-thong-moi-giai-can-nguyen-nguoi-viet-gioi-nhung-ngheo-20170814072317512.htm
 

bantaitulai

Xe điện
Biển số
OF-439324
Ngày cấp bằng
23/7/16
Số km
2,272
Động cơ
229,640 Mã lực
Tuổi
31
bàn toán khó cho cho giáo dục
 

tauchien

Xe điện
Biển số
OF-4468
Ngày cấp bằng
29/4/07
Số km
2,478
Động cơ
716,530 Mã lực
Em thấy cái câu :
GS Đỗ Đức Thải cảm thán: “Tôi rất kinh ngạc khi nhìn vào đề thi tuyển sinh đại học, các em phải giải những bất phương trình, phương trình mũ logarit, tích phân hay lượng giác... mà không biết về sau cuộc đời các em cần gì đến những phương trình đó. Các em đang tính những cái mà không hề ai dùng đến và tôi nghĩ sau này cuộc đời các em cũng không bao giờ dùng đến”.
À, thưa với giáo sư là dư lày :
Cái Logarit, Tích phân, lượng giác ấy có thể mấy em học kinh tế, văn hóa ko cần, OK. Nhưng các em học Viễn thông ko bít loga thì các ẻm sao hiểu đc suy hao với độ lợi Anten tính theo dB dư lào, hay lúc ấy đi học thêm. Rồi xây dựng, kỹ sư tính lực căng, sức bền ko bít lượng giác, tích phân thì tính thế nào, hay cũng bổ túc ngoài giờ GS nhỉ. Khi ra nghề mà làm tư vấn chẳng hạn, có em phải tính thật, tính ác liệt, nhưng có em chỉ hiểu là đc rồi...
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,325
Động cơ
547,430 Mã lực
E rằng học tốt thi tốt là theo đánh giá chủ quan của xứ mù thôi :D
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Cụ nào có đề thi toán đại học các trường ĐH bên Mỹ, Úc, Pháp.... xem nó thi gì nhỉ ? Chả lẽ toàn cộng trừ nhân chia ?
 

Ni no Kuni

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-313878
Ngày cấp bằng
30/3/14
Số km
5,175
Động cơ
336,440 Mã lực
Học tốt thi tốt nó giống như khỉ bảo nó leo cây thì nó leo phải giỏi hơn con cá rồi.
Cái học tốt, thi tốt theo chương trình nó chỉ đánh giá phần nào, ko liên quan đến người đó có giỏi hay không. Đầy ông ít học mà đầu óc nhanh nhạy làm ăn uy tín, làm việc với họ sướng hơn đội óc chữ nhiều.
 

Ni no Kuni

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-313878
Ngày cấp bằng
30/3/14
Số km
5,175
Động cơ
336,440 Mã lực
Cụ nào có đề thi toán đại học các trường ĐH bên Mỹ, Úc, Pháp.... xem nó thi gì nhỉ ? Chả lẽ toàn cộng trừ nhân chia ?
Đề Mỹ đơn giản lắm, hồi em học đại học cũng đã có ý định học ở Mỹ nên thử làm để GRE, GMAT, toán dễ cụ ạ.
 

infantryno1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105055
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,326
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Website
casca.vn
Em thấy cái câu :
GS Đỗ Đức Thải cảm thán: “Tôi rất kinh ngạc khi nhìn vào đề thi tuyển sinh đại học, các em phải giải những bất phương trình, phương trình mũ logarit, tích phân hay lượng giác... mà không biết về sau cuộc đời các em cần gì đến những phương trình đó. Các em đang tính những cái mà không hề ai dùng đến và tôi nghĩ sau này cuộc đời các em cũng không bao giờ dùng đến”.
À, thưa với giáo sư là dư lày :
Cái Logarit, Tích phân, lượng giác ấy có thể mấy em học kinh tế, văn hóa ko cần, OK. Nhưng các em học Viễn thông ko bít loga thì các ẻm sao hiểu đc suy hao với độ lợi Anten tính theo dB dư lào, hay lúc ấy đi học thêm. Rồi xây dựng, kỹ sư tính lực căng, sức bền ko bít lượng giác, tích phân thì tính thế nào, hay cũng bổ túc ngoài giờ GS nhỉ. Khi ra nghề mà làm tư vấn chẳng hạn, có em phải tính thật, tính ác liệt, nhưng có em chỉ hiểu là đc rồi...
Những cái đó vào đại học thì mới cần học. Học ở phổ thông là 1 sự phí phạm và ngu xuẩn!
 

BonBonTT

Xe container
Biển số
OF-26450
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
6,080
Động cơ
534,467 Mã lực
Đề Mỹ đơn giản lắm, hồi em học đại học cũng đã có ý định học ở Mỹ nên thử làm để GRE, GMAT, toán dễ cụ ạ.
Tại Mỹ họ thực dụng, có định hướng, tự đánh giá được thực lực...cảm thấy vào đại học mà không ok thì họ đi theo hướng khác để kiếm tiền, vì vào đh thì dễ nhưng quá trình học và đầu ra không dễ, chứ không ảo tưởng và học theo nghị quyết như ta. Ở ta thì vẫn nghĩ theo cách cố vào đại học sau ra kiếm việc cho dễ, lương cao, hai là các cháu 5 ệ chỉ cần có bằng đại học không cần biết của trường nào để còn đủ tiêu chuẩn ngồi vào ghế đã định
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
6,357
Động cơ
231,010 Mã lực
Em thấy cái câu :
GS Đỗ Đức Thải cảm thán: “Tôi rất kinh ngạc khi nhìn vào đề thi tuyển sinh đại học, các em phải giải những bất phương trình, phương trình mũ logarit, tích phân hay lượng giác... mà không biết về sau cuộc đời các em cần gì đến những phương trình đó. Các em đang tính những cái mà không hề ai dùng đến và tôi nghĩ sau này cuộc đời các em cũng không bao giờ dùng đến”.
À, thưa với giáo sư là dư lày :
Cái Logarit, Tích phân, lượng giác ấy có thể mấy em học kinh tế, văn hóa ko cần, OK. Nhưng các em học Viễn thông ko bít loga thì các ẻm sao hiểu đc suy hao với độ lợi Anten tính theo dB dư lào, hay lúc ấy đi học thêm. Rồi xây dựng, kỹ sư tính lực căng, sức bền ko bít lượng giác, tích phân thì tính thế nào, hay cũng bổ túc ngoài giờ GS nhỉ. Khi ra nghề mà làm tư vấn chẳng hạn, có em phải tính thật, tính ác liệt, nhưng có em chỉ hiểu là đc rồi...
Iem cũng thấy lạ với suy nghĩ của GS.

Người ta học toán, học logarit, tích phân, lượng giác, hay vật lý, hóa học, sinh học.... gì đó là học kiến thực về môn học đó, học về nguyên lý, học về các định lý, quy tắc.... của môn đó.
Và cái bài toán cụ thể kia là là BÀI TẬP. Bài tập để hiểu cách xử lý một vấn đề của môn học đó. Trong cuộc đời có thể không bao giờ người ta gặp bài toán đó nhưng người ta đã tập được các giải quyết vấn đề của môn đó.
 

nyny

Xe tải
Biển số
OF-398646
Ngày cấp bằng
28/12/15
Số km
374
Động cơ
235,107 Mã lực
Tuổi
44
Em thấy cái câu :
GS Đỗ Đức Thải cảm thán: “Tôi rất kinh ngạc khi nhìn vào đề thi tuyển sinh đại học, các em phải giải những bất phương trình, phương trình mũ logarit, tích phân hay lượng giác... mà không biết về sau cuộc đời các em cần gì đến những phương trình đó. Các em đang tính những cái mà không hề ai dùng đến và tôi nghĩ sau này cuộc đời các em cũng không bao giờ dùng đến”.
À, thưa với giáo sư là dư lày :
Cái Logarit, Tích phân, lượng giác ấy có thể mấy em học kinh tế, văn hóa ko cần, OK. Nhưng các em học Viễn thông ko bít loga thì các ẻm sao hiểu đc suy hao với độ lợi Anten tính theo dB dư lào, hay lúc ấy đi học thêm. Rồi xây dựng, kỹ sư tính lực căng, sức bền ko bít lượng giác, tích phân thì tính thế nào, hay cũng bổ túc ngoài giờ GS nhỉ. Khi ra nghề mà làm tư vấn chẳng hạn, có em phải tính thật, tính ác liệt, nhưng có em chỉ hiểu là đc rồi...
Các em hoàn toàn có thể học cái đó trong chương trình đại học, khi đã có định hướng tương đối về ngành nghề sau này của mình cụ nhé. Sao lại bắt toàn bộ học sinh học những cái ngớ ngẩn chỉ để phục vụ cho một số nhỏ? Mà nói thật thì 99% cái bọn học viễn thông xây dựng cũng chỉ tra bảng với nhập tham số vào máy tính để ra suy hao chứ giờ này làm đếch gì có thằng nào ngồi viết công thức để tính.
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,968
Động cơ
541,142 Mã lực
Em ngã ngửa ra với lời giải này, đơn giản quá, hiệu quả quá, còn chờ gì nữa mà không làm ngay cho nóng. Nếu nó đúng như thế:
"Học tốt, thi tốt nhưng không sáng tạo thì chỉ mãi đi làm thuê"

Đó là nhận định của GS Đỗ Đức Thái (thành viên Ban phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới, Chủ biên chương trình môn Toán) tại hội thảo “Toán học không xa cách” trong khuôn khổ ngày hội Toán học mở 2017 do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức sáng 13/8 tại Hà Nội.

Đáng chú ý, Tổng chủ biên chương môn Toán cho biết, chương mình môn Toán sau năm 2017 sẽ hướng tới giải quyết một trong những lý do lớn nhất người Việt chúng ta giỏi nhưng vẫn nghèo. Chương trình Toán mới sẽ chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực của người học; không xem mục đích chính là thi cử, điểm số.

Dưng mà em lại băn khoăn cái sự sáng tạo, cái này phải phân biệt với cái "khôn vặt" chứ không lại hỏng bét và "sáng tạo thì ở đâu, nghề gì cũng cần đâu phải cứ là môn Toán và môn Toán chưa chắc đã giải quyết được. Hay là mấy ông lều báo nhét chữ vào mồm người ta.
http://dantri.com.vn/su-kien/chuong-trinh-toan-pho-thong-moi-giai-can-nguyen-nguoi-viet-gioi-nhung-ngheo-20170814072317512.htm
Chuẩn cmnr. Cái Bộ Dục là vua sáng tạo mà. Mỗi lần các anh ý sáng là cả xã hội nháo nhào lên.
 

tauchien

Xe điện
Biển số
OF-4468
Ngày cấp bằng
29/4/07
Số km
2,478
Động cơ
716,530 Mã lực
Các em hoàn toàn có thể học cái đó trong chương trình đại học, khi đã có định hướng tương đối về ngành nghề sau này của mình cụ nhé. Sao lại bắt toàn bộ học sinh học những cái ngớ ngẩn chỉ để phục vụ cho một số nhỏ? Mà nói thật thì 99% cái bọn học viễn thông xây dựng cũng chỉ tra bảng với nhập tham số vào máy tính để ra suy hao chứ giờ này làm đếch gì có thằng nào ngồi viết công thức để tính.
Cái này cũng ko phải dễ với quản lý giáo dục cụ à. Ví như sinh học chẳng hạn, bên Y 6 năm trời, giờ lại bỏ cái phổ thông, nhét vào ĐH thì thành ra nặng thêm, chả nhẽ lại thêm 1/2 năm phụ đạo kiến thức sinh học trước khi vào năm 1 à cụ ?
Còn ĐH kỹ thuật 2 năm đầu cũng nặng, chương trình nhanh như gió... giờ lại thêm cả cái phổ thông này nữa thì làm sao... Đúng là khi làm thật thì dựa vào phần mềm là chính... Nhưng cũng tùy, bên tư vấn chẳng hạn, đơn giản cái cột cao phát sóng, đối diện với bên nghiệm thu nhà nước, bên thanh tra chuyên ngành, lúc ấy lại cãi do phần mềm nó tính à cụ ? Đúng là đa số tra cứu, sử dụng phần mềm, nhưng phải hiểu mới tra, mới dùng đc, rồi tuỳ biến các thứ nữa...
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Bây giờ đẻ ta rất nhiều khối, con em có thể chọn các môn khác nhau chứ không nhất thiết là toán, nhiều sự lựa chọn.
Toán phổ thông tuy nặng nhưng để đạt 5-7 điểm không khó.
 

HiệpKan

Xe buýt
Biển số
OF-525903
Ngày cấp bằng
8/8/17
Số km
613
Động cơ
178,120 Mã lực
nói chung giáo dục việt nam e thấy càng ngày càng đi uống và mất phương hướng trầm trọng
 

hongquan2009

Xe tăng
Biển số
OF-177925
Ngày cấp bằng
22/1/13
Số km
1,093
Động cơ
346,720 Mã lực
Nhắc nhiều cái việc này thấy mệt cc ạ,chỉ có mỗi cách đập cmn hết đi rồi xây lại thôi...
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
9,556
Động cơ
497,198 Mã lực
Thay đổi chương trình học cho các cháu hs nhưng cán bộ quản lý giáo dục và các thày cô giáo lại là những người thế hệ cũ thì liệu có thay đổi được không? Nếu không thay đổi được tư duy bệnh thành tích, thói bon chen về điểm số thì đừng có mơ. Mà bệnh đó nằm ở đâu? có phải ở các cháu hs không???
 

tunamdinh

Xe hơi
Biển số
OF-460190
Ngày cấp bằng
10/10/16
Số km
157
Động cơ
204,535 Mã lực
Tuổi
38
bản thân các ông làm giáo dục không sáng tạo được nên suốt ngày "đổi mới" trong cái vòng luẩn quẩn, chỉ khổ các cháu học sinh, chạy theo đến mệt
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Tại sao nhiều người giỏi, có tài lại không giàu được:
Trích lục từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh, Phẩm Bồ Tát Vấn Minh thứ 10)
Người giảng: Lão Hoà thượng Tịnh Không
Giảng tại: Hiệp hội giáo dục Phật Đà Hong Kong
Thời gian: ngày 01 tháng 08 năm 2005


Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy. Ông rất kinh ngạc. Tôi nói, ông xem vị giáo thọ này, vị giáo thọ nổi tiếng, cả đời ông ấy nghiên cứu quản lý công thương nghiệp nhưng ông ấy không phát được tài, cả đời phải làm thầy giáo, tuy là có một số công ty đến mời ông ấy làm cố vấn, như vậy thì ông ấy có thể dạy cho các học trò phát tài hay không?

Tiếp theo đó tôi nói, một con người ngay trong một đời chân thật có thể phát được tài, họ cần phải chuẩn bị đầy đủ hai loại điều kiện cơ bản. Tại vì sao những vị giáo thọ này có nhiều học trò ưu tú tốt nghiệp từ học viện thương nghiệp như vậy, đều lấy được học vị tiến sĩ nhưng cả đời không phát được tài? Họ hiểu những phương pháp lý luận để kinh doanh nhưng cả đời không phát được tài, đó là do nguyên nhân gì? Tôi nêu ra một thí dụ như người học nông nghiệp ở học viện nông nghiệp, họ đích thực học được cách trồng trọt, hiểu được phương pháp trồng trọt, biết cách phân tách thổ nhưỡng, không khí, ánh sáng, phân bón, thi công như thế nào họ rất thông thạo, nông học là họ học những thứ này, đáng tiếc là cái gì? Họ không có hột giống, cho nên cả đời họ không thể phát lên được. Tôi nói với hiệu trưởng, tôi có hạt giống, tôi cũng biết được phương pháp, nếu tôi đến dạy thì khẳng định những học trò này sẽ phát tài. Ông liền cười rộ lên.

Hạt giống là gì vậy? Trên kinh Phật nói chính là bố thí tài, bạn không chịu bố thí, bạn không có hạt giống của tiền của. Việc này người thông thường chúng ta, người phương đông, phương tây đều tin tưởng vào số mạng, bạn xem, thầy bói đoán mạng cho bạn, xem trong mạng bạn có tài khố hay không? Tài khố từ do đâu mà có? Tài khố là do trong đời quá khứ có tu tài bố thí hay không? Việc này khi xem bói có thể xem thấy được nhiều đời trước. Đó là nhân. Nếu như tài khố này rất tràn đầy, bạn tương lai nhất định phát tài to, không luận bạn từ nơi một nghề nghiệp nào, bạn đều sẽ kiếm ra tiền. Trong mạng của bạn có tiền, tiền tài đó như nguồn nước không ngừng trào dâng. Nếu như trong đời quá khứ, đời đời kiếp kiếp đều là bỏn xẻn, đều không chịu bố thí, vậy thì tài khố của bạn trống không, không có tài khố, như vậy thì bạn làm sao phát được tài? Bạn chỉ có thể làm công cho người khác, kiếm được một ít tiền, duy trì đời sống của bạn, vậy thì đã không tệ rồi, cả đời có thể không bị đói, trải qua một đời sống kham khổ thì cũng đã tương đối không dễ dàng. Bạn thấy thế gian này có đến bao nhiêu người đói khát, bao nhiêu người bị giá lạnh? Đều có nguyên nhân, do đời trước không có tu phước, đời trước không có tu, trong mạng không có tài khố.

Có biện pháp gì để cải thiện hay không? Biện pháp thì có, chỉ cần bạn hiểu được đạo lý này, ngay từ bây giờ bạn chân thật chịu làm. Trong đời quá khứ ta không có tài khố thì ngay trong đời này chúng ta có thể tích lũy tài khố, bồi đắp tài khố. Làm cách nào vậy? Bố thí, hoan hỉ bố thí, không có nhiều tiền bố thí nhưng một đồng hai đồng tất nhiên là có, thành tâm thành ý mà bố thí. Cái thành tâm, tâm chân thành sẽ lan đến tận hư không khắp pháp giới, chính mình không hề biết. Khi bố thí phải chân thành, cung kính, không có mong cầu. Bạn có ham muốn có mong cầu, thì bạn liền có phạm vi, phước báu sẽ không lớn. Không có mong muốn, không có mong cầu, vậy thì bố thí đó công đức cũng bằng với hư không pháp giới. Hoan hỉ bố thí không cầu hồi đáp, bạn có thể làm như vậy, kiên trì miệt mài mà làm, làm mấy năm, làm mấy chục năm thì tài khố của bạn dần dần sẽ đầy lên, dù khi còn trẻ không có tài khố, thầy bói đoán mạng nói anh ngày trước không có tài khố, nhưng ngày sau tài khố của anh sẽ tràn đầy, phước báo cuối đời liền hiện tiền, khi còn trẻ rất khổ nhưng về già thì giàu có. Cái đạo lý này rất sâu, chỉ cần bạn tin tưởng, bạn chân thật chịu đi làm, đích thực có hiệu quả không thể nghĩ bàn.

Liễu Phàm Tứ Huấn chính là nói cái đạo lý này. Đại sư Ấn Quang cả đời đề xướng quyển sách này, nói được rất hay, lý giảng được rất thấu triệt, phương pháp nói được tường tận, bạn chỉ cần y theo cái lý luận, y theo phương pháp này mà tu học thì người không có tài khố sẽ có được tài khố, người không có trí tuệ thì tăng trưởng trí tuệ, người đoản mạng có thể khoẻ mạnh sống lâu. Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng. Đây là gì vậy? Đây là quả báo nhỏ, đây không phải là quả báo lớn. Quả báo lớn là liễu thoát sanh tử, ra khỏi ba cõi, thành Phật làm tổ đó là quả báo lớn. Quả báo lớn còn có thể có được, huống hồ phước báo nhỏ bé của thế gian này, có lý nào mà không có được chứ? Không có được là vì sao? Bạn cả đời ở nơi đó siêng năng cần mẫn làm việc vẫn là không thể phát được tài, vẫn là không thể khai mở được trí tuệ, bạn không hiểu lý luận, bạn không hiểu phương pháp nên tuy phấn đấu vẫn là không thể có được, cho nên việc này cần phải làm cho rõ ràng, hiểu cho tường tận.

Cả đời này của tôi cũng là hiện thân nói pháp cho mọi người. Khi tôi còn trẻ, người xem tướng đoán mạng đều nói tôi không có tài khố, cả đời bần tiện. Bần là không có tiền của, tiện là không có địa vị. Chỗ này nói rõ việc gì? Đời trước đã tạo ra nghiệp bất thiện, tuổi thọ ngắn, chỉ có 45 tuổi. Bạn thấy Khổng tiên sinh đoán mạng cho tiên sinh Liễu Phàm, nói ông ấy thọ 53 tuổi, tôi vẫn không thể so được với ông. Tôi rất tin tưởng, tôi tin tưởng, không phải mê tín. Hiện tại thông thường người ta nói khoa học, khoa học nói di truyền, trong nhà tôi đã có ba đời, tổ phụ của tôi, bác tôi, cha tôi đều không thể qua khỏi 45 tuổi, cho nên tôi cho rằng đó là di truyền, đại khái là rất có khả năng tôi cũng không thể qua được 45 tuổi. Tôi cũng không có cầu tuổi thọ, tôi chỉ đặt tuổi thọ của tôi ở tuổi 45, gặp được Phật pháp, tôi phải thành tựu ngay trong khoảng thời gian này, cho nên rất xem nhẹ đối với thế gian này, hy vọng 45 tuổi có thể vãng sanh, không còn phải chịu luân hồi nữa. Công phu có thể có lực, chính là đại sư Ấn Quang đã nói, con người phải thường hay nghĩ đến cái chết thì còn cái gì không thể buông bỏ chứ, còn cái gì để đáng tranh? Mạng của tôi đã được người ta đoán định rồi, tôi cũng tin tưởng, không buông bỏ cũng không được, nhất là dùng nhiều tinh thần đến như vậy để tranh danh đoạt lợi với thế gian thì không bằng đem cái thời gian này, đem cái tinh lực này cố gắng mà niệm Phật, cố gắng học kinh giáo.

Khi tôi xuất gia, có hai người bạn tốt là pháp sư Pháp Dung, pháp sư Minh Diễn, ba người chúng tôi cũng cùng thọ giới, ba người cùng một tuổi, vận mạng đều như nhau. Thầy bói nói với chúng tôi là ba người đều không thể qua được 45 tuổi. Chúng tôi giống như ba anh em vậy, tháng 2 năm 45 tuổi đó, pháp sư Pháp Dung ra đi, đó là thật, tháng 5 thì pháp sư Minh Diễn ra đi. Bình thường tôi đều không bị bệnh, tháng 7 bị bệnh, tôi liền biết được thời gian đã đến rồi, cho nên tôi cũng không đi khám bác sĩ, cũng không uống thuốc, bởi vì tôi biết, bác sĩ chỉ có thể trị bệnh không thể trị mạng. Thọ mạng của bạn đến rồi, bạn khám bác sĩ thì có ích gì? Tôi chuyên tâm niệm Phật cầu vãng sanh, niệm được một tháng thì khỏi được bệnh, thế là không việc gì. Tôi không hề cầu tiêu tai diên thọ, tôi cũng không cầu phát tài, cũng không cầu thông minh trí tuệ, không cầu bất cứ thứ gì, chỉ mong cầu có thể vãng sanh Tịnh Độ.
Dường như trải qua hai - ba năm, vào khoảng 50 trở lại, lúc đó Cam Châu Hoạt Phật còn, ông là bạn cũ, cũng là học trò của đại sư Chương Gia. Có một lần chúng tôi gặp nhau ở Chùa Thiện Đạo, ông đặc biệt đến tìm tôi. Ông nói, chú đến đây, tôi có lời muốn nói với chú. Tuổi của ông lớn hơn tôi, đại khái lớn hơn mười mấy tuổi, tôi rất tôn trọng đối vối ông, ông là một vị pháp sư tốt. Tôi nói, Phật gia có việc gì sao? Ông nói, lúc trước chúng tôi ở phía sau lưng chú nói đến chú. Tôi hỏi nói việc gì ạ? Nói con người chú rất tốt, cũng rất thông minh, đáng tiếc là không có phước báo, lại đoản mạng. Tôi nói, thì ra sự việc này, nói ngay trước mặt cũng được, không cần phải nói sau lưng, tôi không kỵ húy, tôi rất tường tận. Ông nói, hiện tại thì chú không như vậy rồi, chú đã hoàn toàn chuyển đổi được vận mạng rồi. Tôi hỏi là như thế nào ạ? Ông nói, những năm gần đây chú giảng kinh nói pháp công đức rất lớn, hoàn toàn chuyển đổi rồi, chú không những vậy, tương lai có quả báo lớn, tuổi thọ của chú rất dài. Ông nói cho tôi nghe những việc như vậy, năm thứ hai thì ông ra đi. Vào lúc đó vẫn còn mấy vị pháp sư, chúng tôi cùng ngồi với nhau, sau khi mấy vị pháp sư này nghe rồi thì nói Pháp sư biết xem tướng, Ngài xem cho tôi với, người kia nói xem cho tôi với. Cam Châu Hoạt Phật mỉm cười, hoàn toàn không hề để ý đến. Tôi không hề cảm thấy lạ chút nào, cũng không có tâm ưa thích, bình lặng thản nhiên. Cả đời tôi như vậy mà trải qua, cứ như vậy mà làm, tài bố thí, pháp bố thí, vô uý bố thí. Người khác cúng dường cho tôi, tôi đều bố thí.
 

infantryno1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105055
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,326
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Website
casca.vn
Iem cũng thấy lạ với suy nghĩ của GS.

Người ta học toán, học logarit, tích phân, lượng giác, hay vật lý, hóa học, sinh học.... gì đó là học kiến thực về môn học đó, học về nguyên lý, học về các định lý, quy tắc.... của môn đó.
Và cái bài toán cụ thể kia là là BÀI TẬP. Bài tập để hiểu cách xử lý một vấn đề của môn học đó. Trong cuộc đời có thể không bao giờ người ta gặp bài toán đó nhưng người ta đã tập được các giải quyết vấn đề của môn đó.
Vấn đề là HỌC LÀM GÌ??? Học cho đủ số tiết vs số môn học ạ???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top