Tặng cái link cho ngài nào bảo thời bao cấp ở Hà Nội không có chuyện ngồi lê vỉa hè:
Thời bao cấp, quán xá Hà Nội tuy đơn sơ, giản dị mà vẫn không kém phần đông vui.
xahoi.com.vn
Những năm 90 thì hết bao cấp rồi, cụ ơi, nên cụ dẫn những tấm ảnh này thì ko có ý nghĩa chứng mình cho kí ức của cụ.
Khái niệm thời bao cấp trước năm 1986 thôi.
Nhưng trong thời đó cũng có những giai đoạn cực đoan, những năm 1960, tuyệt đối không có kinh tế tư hữu, đương nhiên, vỉa hè ko có ai kinh doanh. Những năm 1970, xuất hiện đội ngũ phe tem phiếu vỉa hè quanh các cửa hàng bách hóa, chợ giời cũng hình thành, nơi ai đi lx mang về bán cái đồng hồ, cái bàn là..., tức là vỉa hè bắt đầu bị lấn chiếm. Những năm cuối 1970 _ đầu 1980, dân đổ ra vỉa hè bán chè chén, bán xôi sáng, chữa xe đạp, bơm xe, dán dép nhựa... Sau 1986, bỏ bao cấp, bỏ tem phiếu và sổ gạo, kinh tế tư nhân được chính thức hóa, thì mặt đường thực sự đáng giá, vì nhà nhà mở hàng. Kèm theo đó là vỉa hè có chủ. Người lạ nhảy đến bán hàng ko được, phải là dân trong số nhà, trong ngõ nhảy ra chiếm cứ. Các bà ở ngoại thành mang xôi, mang bánh khúc, bánh mì, rau quả, hoa trái, bún ốc... vào nội thành bán thường phải đèo sau xe đạp, bán rong, dừng ở đâu là bị chủ nhà đuổi. May mắn thì chiếm được vị trí cửa hay tường các công sở, nhà thờ... bán chớp nhoáng buổi sáng hay tối.
Tóm lại, nói tuyệt đối rằng có hay không có chuyện chiếm vỉa hè thời bao cấp đều ko ổn lắm.