Rất rõ ràng mà cụ có gì mà ôm đồm nhỉ.
Việc làm trong ngày trong tháng thì Cty và người lao động có thể thỏa thuận ngày nghỉ giờ nghỉ phù hợp với công việc. Chỉ cần nghỉ sao cho ít nhất đủ theo quy định của luật là được. Còn ngày thường hay t7 CN hay nghỉ nhiều hơn chả ai quản cả.
Còn các ngày lễ đã luật định ắt được nghỉ. Cty muốn làm trong ngày thì phải trả thêm tiền là đúng. (ko có vụ nghỉ trước hay sau để bù ngày nghỉ loại này)
Còn lịch nghỉ của các bộ ban ngành vào các ngày như tết ta hay các ngày nghỉ liên tiếp gần nhau thì Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ quyết. Cụ là doanh nghiệp thì làm đúng luật thui.
Còn cụ thấy lịch kia hợp lý thì áp vào doanh nghiệp của cụ. Không thì thui...
Thế này cụ ạ. Doanh nghiệp thì luôn "bóc lột" người lao động. Vậy giờ nhà nước cho nghỉ ngắn, như vậy là dn "chấp hành" quy định. Còn lao động thì PHẢI THEO. Đâu phải bảo hết Tết tôi muốn nghỉ thêm là nghỉ đc? Mọi người cùng đi làm, chẳng lẽ mình ở nhà chơi tiếp?
Nhưng nếu NN cho nghỉ dài hẳn, tới 2 tuần chẳng hạn. Thì khi doanh nghiệp có việc cần, như cụ nói, sẽ "thỏa thuận" với người lao động để nó làm sớm hơn. Như thế là người lao động có lợi thế chút ít, vì rõ ràng là mày cần tao, còn tao đang nghỉ theo quy định NN.
Hơn nữa có kì nghỉ dài thì sẽ đều như vắt chanh. Còn hiện tại vì nghỉ ngắn, nên năm nào cũng phải đưa ra phương án kiểu "A làm bù", "B không gộp" rồi lại trình ThT quyết định. Tạo cảm giác như việc gì NN cũng nhúng tay. Trong khi nghỉ Tết đúng nghĩa là 1 thói quen, 1 phong tục lâu đời. Nếu cho nghỉ dài thì NN ko cần phải năm nào cũng trình, cũng duyệt, còn thị trường tự vận động. Đấy gọi là "quản lý như không quản lý" á