Vụ này các XXX mất khối hìu đấy nhỉ!
http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/clip-cai-nhau-csgt-sua-thai-do-3-thang-c46a531388.html
Như đã đưa tin, hồi đầu tháng 1/2013, trên mạng internet xuất hiện clip ghi lại cuộc cãi cọ giữa một nhóm CSGT với một tài xế. Vụ việc đã khiến nhiều bạn đọc bức xúc trước cách hành xử của những CSGT trong video.
Đội CSGT huyện Gia Lâm đã xác nhận clip này. Theo đó, những cán bộ chiến sĩ trong video chính là lực lượng của Đội. Nơi xảy ra vụ việc là thuộc thị trấn Yên Viên (Gia Lâm), gọi là Ngã năm Cầu Đuống. Sự việc được xác định đã xảy ra từ cuối tháng 11/2012 nhưng sau đó khá lâu, clip mới xuất hiện trên mạng Internet.
Tổ CSGT làm nhiệm vụ hôm đó gồm Trung tá Đỗ Đình Thuận, Trung tá Nguyễn Hữu Nam, Đại úy Nguyễn Văn Lâm và Đại úy Trần Quốc Hoàn. Viên CSGT đầu tiên bắt lỗi tài xế "đi sai phần đường" là Trung tá Đỗ Đình Thuận. Còn người đã có cách xưng hô thiếu chuẩn mực với tài xế là Đại úy Trần Quốc Hoàn.
Hình ảnh cắt ra từ clip
Trung tá Đỗ Văn Quang (Đội phó Đội CSGT huyện Gia Lâm) cho biết, sau khi Đội nhận được thông tin, Ban lãnh đạo Công an huyện Gia Lâm đã yêu cầu Đội CSGT huyện họp kiểm điểm. Theo đó, lãnh đạo Công an huyện đã phê bình nghiêm khắc tổ công tác làm nhiệm vụ ngày hôm đó. Đơn vị cũng cũng xử phạt hạ mức thi đua trong năm đối với những CSGT này.
Đồng thời, cơ quan này đã ra quyết định, những CSGT mắc lỗi trong tổ công tác hôm đó không được ra làm nhiệm vụ trên đường trong thời hạn 3 tháng. Suốt thời hạn nói trên, các cán bộ chiến sĩ này phải ứng trực tại đơn vị, giải quyết sổ sách, văn thư và công việc nội bộ.
Mặt khác, trong thời gian làm việc tại đơn vị, những CSGT này phải tự ôn luyện, tu dưỡng lại tác phong, thái độ theo đúng quy định của ngành CSGT nói riêng cũng như điều lệnh của Công an Nhân dân nói chung. Để khi quay trở lại làm nhiệm vụ trên đường, họ sẽ phải thực hiện nghiêm túc, giữ thái độ đúng mực với người dân.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Hoàng Như Sáu, Đội trưởng CSGT (Công an huyện Gia Lâm) cho rằng, tác phong thái độ của CSGT khi tiếp xúc với người dân như vậy là không thể chấp nhận được. Ông Sáu cũng cho biết đã yêu cầu tập hợp, chấn chỉnh ngay lập tức thái độ, tác phong làm việc của toàn bộ lực lượng CSGT huyện Gia Lâm.
"Nhất định những hiện tượng như vậy phải chấm dứt!" - Vị Đội trưởng CSGT Gia Lâm nói.
Trong bài phát biểu tại buổi họp sơ kết công tác năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013 mới đây, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP. Hà Nội ra yêu cầu chấn chỉnh tư thế, tác phong, văn hóa ứng xử toàn bộ lực lượng CSGT Thành phố.
Theo đó, Đại tá Chung đặc biệt lưu ý đến lời ăn tiếng nói, cách ứng xử của CSGT. Ông yêu cầu lực lượng CSGT trong các tình huống phải bình tĩnh, xử lý linh hoạt nhưng kiên quyết. Lời nói của CSGT phải đúng mực, không được có những lời lẽ xách mé, phản cảm để người vi phạm thấy họ vẫn được tôn trọng, đồng tình, ủng hộ. Nếu người vi phạm có thái độ chưa đúng mực, CSGT hãy cho họ một vài phút để lấy lại bình tĩnh. Sau đó bằng cách nói ngắn gọn, dứt khoát, đàng hoàng, đĩnh đạc, yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ. Thái độ ứng xử của CSGT phải phù hợp với từng đối tượng, để họ không chỉ hiểu, chấp hành mà còn chia sẻ, cảm thông với những khó khăn của lực lượng CSGT.
Theo Đại tá Chung, nếu CSGT xử lý đúng, tư thế tác phong đàng hoàng thì nhất định người vi phạm sẽ phải chấp hành. Mọi hành vi vi phạm đều sẽ được xử lý nghiêm minh.
Thậm chí, "trong khi làm nhiệm vụ, CSGT phải nở nụ cười!" - Người đứng đầu lực lượng công an tại Thủ đô Hà Nội nhấn mạnh.
Xem clip "CSGT cãi nhau với tài xế gây hỗn loạn":
http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/clip-cai-nhau-csgt-sua-thai-do-3-thang-c46a531388.html
Như đã đưa tin, hồi đầu tháng 1/2013, trên mạng internet xuất hiện clip ghi lại cuộc cãi cọ giữa một nhóm CSGT với một tài xế. Vụ việc đã khiến nhiều bạn đọc bức xúc trước cách hành xử của những CSGT trong video.
Đội CSGT huyện Gia Lâm đã xác nhận clip này. Theo đó, những cán bộ chiến sĩ trong video chính là lực lượng của Đội. Nơi xảy ra vụ việc là thuộc thị trấn Yên Viên (Gia Lâm), gọi là Ngã năm Cầu Đuống. Sự việc được xác định đã xảy ra từ cuối tháng 11/2012 nhưng sau đó khá lâu, clip mới xuất hiện trên mạng Internet.
Tổ CSGT làm nhiệm vụ hôm đó gồm Trung tá Đỗ Đình Thuận, Trung tá Nguyễn Hữu Nam, Đại úy Nguyễn Văn Lâm và Đại úy Trần Quốc Hoàn. Viên CSGT đầu tiên bắt lỗi tài xế "đi sai phần đường" là Trung tá Đỗ Đình Thuận. Còn người đã có cách xưng hô thiếu chuẩn mực với tài xế là Đại úy Trần Quốc Hoàn.
Hình ảnh cắt ra từ clip
Trung tá Đỗ Văn Quang (Đội phó Đội CSGT huyện Gia Lâm) cho biết, sau khi Đội nhận được thông tin, Ban lãnh đạo Công an huyện Gia Lâm đã yêu cầu Đội CSGT huyện họp kiểm điểm. Theo đó, lãnh đạo Công an huyện đã phê bình nghiêm khắc tổ công tác làm nhiệm vụ ngày hôm đó. Đơn vị cũng cũng xử phạt hạ mức thi đua trong năm đối với những CSGT này.
Đồng thời, cơ quan này đã ra quyết định, những CSGT mắc lỗi trong tổ công tác hôm đó không được ra làm nhiệm vụ trên đường trong thời hạn 3 tháng. Suốt thời hạn nói trên, các cán bộ chiến sĩ này phải ứng trực tại đơn vị, giải quyết sổ sách, văn thư và công việc nội bộ.
Mặt khác, trong thời gian làm việc tại đơn vị, những CSGT này phải tự ôn luyện, tu dưỡng lại tác phong, thái độ theo đúng quy định của ngành CSGT nói riêng cũng như điều lệnh của Công an Nhân dân nói chung. Để khi quay trở lại làm nhiệm vụ trên đường, họ sẽ phải thực hiện nghiêm túc, giữ thái độ đúng mực với người dân.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Hoàng Như Sáu, Đội trưởng CSGT (Công an huyện Gia Lâm) cho rằng, tác phong thái độ của CSGT khi tiếp xúc với người dân như vậy là không thể chấp nhận được. Ông Sáu cũng cho biết đã yêu cầu tập hợp, chấn chỉnh ngay lập tức thái độ, tác phong làm việc của toàn bộ lực lượng CSGT huyện Gia Lâm.
"Nhất định những hiện tượng như vậy phải chấm dứt!" - Vị Đội trưởng CSGT Gia Lâm nói.
Trong bài phát biểu tại buổi họp sơ kết công tác năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013 mới đây, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP. Hà Nội ra yêu cầu chấn chỉnh tư thế, tác phong, văn hóa ứng xử toàn bộ lực lượng CSGT Thành phố.
Theo đó, Đại tá Chung đặc biệt lưu ý đến lời ăn tiếng nói, cách ứng xử của CSGT. Ông yêu cầu lực lượng CSGT trong các tình huống phải bình tĩnh, xử lý linh hoạt nhưng kiên quyết. Lời nói của CSGT phải đúng mực, không được có những lời lẽ xách mé, phản cảm để người vi phạm thấy họ vẫn được tôn trọng, đồng tình, ủng hộ. Nếu người vi phạm có thái độ chưa đúng mực, CSGT hãy cho họ một vài phút để lấy lại bình tĩnh. Sau đó bằng cách nói ngắn gọn, dứt khoát, đàng hoàng, đĩnh đạc, yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ. Thái độ ứng xử của CSGT phải phù hợp với từng đối tượng, để họ không chỉ hiểu, chấp hành mà còn chia sẻ, cảm thông với những khó khăn của lực lượng CSGT.
Theo Đại tá Chung, nếu CSGT xử lý đúng, tư thế tác phong đàng hoàng thì nhất định người vi phạm sẽ phải chấp hành. Mọi hành vi vi phạm đều sẽ được xử lý nghiêm minh.
Thậm chí, "trong khi làm nhiệm vụ, CSGT phải nở nụ cười!" - Người đứng đầu lực lượng công an tại Thủ đô Hà Nội nhấn mạnh.
Xem clip "CSGT cãi nhau với tài xế gây hỗn loạn":