- Biển số
- OF-4669
- Ngày cấp bằng
- 11/5/07
- Số km
- 446
- Động cơ
- 551,760 Mã lực
Dân bị phạt “oan” vì “ma trận” biển báo, đèn tín hiệu
"Theo luật thì…
Về quy định của Luật GTĐB đối với hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, LS Vũ Thái Hà, Công ty Luật TNHH YouMe (Hà Nội), cho biết: Biển chỉ dẫn (có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam), có ý nghĩa báo cho người sử dụng đường biết: những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.
Do đó, biển chỉ dẫn có ý nghĩa khác hoàn toàn với loại biển cấm (hầu hết có dạng hình tròn, có viền đỏ, nền màu trắng) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế, mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo và Biển hiệu lệnh (có dạng hình tròn, nền màu xanh lam) nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Như vậy, với những làn đường cấm, hoặc để dành riêng cho một số loại xe, bao giờ cũng phải đặt loại biển cấm, hoặc biển hiệu lệnh.
Theo LS Hà, trong Luật GTĐB không có định nghĩa “xe con”, “xe du lịch”. Có chăng, các khái niệm này đang hiểu theo “thông lệ”. LS Hà thử nêu một vài ví dụ: Loại xe 7-9 chỗ hiểu là “xe con” hay “xe du lịch”? “Xe buýt” không ghi trong biển chỉ dẫn đặt trên đường Nguyễn Văn Linh thì phải đi tại làn nào? Nếu hiểu loại xe 5 chỗ (xe con) bắt buộc phải đi làn ngoài cùng bên trái, vậy trường hợp phải nhường đường cho xe khác xin vượt, hoặc người lái xe muốn chuyển làn để rẽ phải sẽ xử lý như thế nào cho đúng luật, khi không được phép chuyển sang làn kế tiếp… LS Hà cho biết, giữa các làn đường có vạch phân chia bằng đường đứt khúc màu trắng, có nghĩa là “trong điều kiện cho phép, thì các xe được vượt xe và đổi sang chạy trên làn xe khác”.
Đối với một số hệ thống đèn tín hiệu trên đoạn đường này, như tại ngã ba đường Nguyễn Văn Linh - phố Việt Hưng, LS Hà cho là chưa phù hợp với quy định của Điều lệ Báo hiệu đường bộ.
Về nguyên tắc, đèn báo hiệu giao thông, phải được đặt bên phía tay phải của người sử dụng đường theo hướng đi, nhưng lại đang được đặt ở lề đường phía bên tay trái. Nếu tổ chức đèn như trên, hiểu đúng đèn đỏ chỉ có hiệu lực với hướng rẽ trái hoặc đi thẳng, còn hướng rẽ phải có thể hiểu là không cấm. Tuy nhiên, người tham gia giao thông sẽ lúng túng, bởi có đèn đỏ thì phải dừng. Nhưng nếu dừng xe trên đường Quốc lộ hoặc đoạn đường có biển báo cấm dừng, trong khi không có báo hiệu giao thông cho phép dừng, thì cũng sai luật."
Cái này em đọc ở đây các cụ ạhttp://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Dan-bi-phat-oan-vi-ma-tran-bien-bao-den-tin-hieu/51305
Bây giờ các cụ tha hồ mà cãi nhé
"Theo luật thì…
Về quy định của Luật GTĐB đối với hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, LS Vũ Thái Hà, Công ty Luật TNHH YouMe (Hà Nội), cho biết: Biển chỉ dẫn (có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam), có ý nghĩa báo cho người sử dụng đường biết: những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.
Do đó, biển chỉ dẫn có ý nghĩa khác hoàn toàn với loại biển cấm (hầu hết có dạng hình tròn, có viền đỏ, nền màu trắng) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế, mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo và Biển hiệu lệnh (có dạng hình tròn, nền màu xanh lam) nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Như vậy, với những làn đường cấm, hoặc để dành riêng cho một số loại xe, bao giờ cũng phải đặt loại biển cấm, hoặc biển hiệu lệnh.
Theo LS Hà, trong Luật GTĐB không có định nghĩa “xe con”, “xe du lịch”. Có chăng, các khái niệm này đang hiểu theo “thông lệ”. LS Hà thử nêu một vài ví dụ: Loại xe 7-9 chỗ hiểu là “xe con” hay “xe du lịch”? “Xe buýt” không ghi trong biển chỉ dẫn đặt trên đường Nguyễn Văn Linh thì phải đi tại làn nào? Nếu hiểu loại xe 5 chỗ (xe con) bắt buộc phải đi làn ngoài cùng bên trái, vậy trường hợp phải nhường đường cho xe khác xin vượt, hoặc người lái xe muốn chuyển làn để rẽ phải sẽ xử lý như thế nào cho đúng luật, khi không được phép chuyển sang làn kế tiếp… LS Hà cho biết, giữa các làn đường có vạch phân chia bằng đường đứt khúc màu trắng, có nghĩa là “trong điều kiện cho phép, thì các xe được vượt xe và đổi sang chạy trên làn xe khác”.
Đối với một số hệ thống đèn tín hiệu trên đoạn đường này, như tại ngã ba đường Nguyễn Văn Linh - phố Việt Hưng, LS Hà cho là chưa phù hợp với quy định của Điều lệ Báo hiệu đường bộ.
Về nguyên tắc, đèn báo hiệu giao thông, phải được đặt bên phía tay phải của người sử dụng đường theo hướng đi, nhưng lại đang được đặt ở lề đường phía bên tay trái. Nếu tổ chức đèn như trên, hiểu đúng đèn đỏ chỉ có hiệu lực với hướng rẽ trái hoặc đi thẳng, còn hướng rẽ phải có thể hiểu là không cấm. Tuy nhiên, người tham gia giao thông sẽ lúng túng, bởi có đèn đỏ thì phải dừng. Nhưng nếu dừng xe trên đường Quốc lộ hoặc đoạn đường có biển báo cấm dừng, trong khi không có báo hiệu giao thông cho phép dừng, thì cũng sai luật."
Cái này em đọc ở đây các cụ ạhttp://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Dan-bi-phat-oan-vi-ma-tran-bien-bao-den-tin-hieu/51305
Bây giờ các cụ tha hồ mà cãi nhé