[Funland] D-Day – đổ bộ vào Normandy và giải phóng nước Pháp

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Ngày này 73 năm trước đây một Chiến dịch đổ bộ mang mật danh Overlord là cuộc đổ bộ quy mô lớn nhất lịch sử diễn ra tại vùng Normandy (Pháp) với gần 200.000 lính tham dự trong số 3 triệu quân nhân Đồng Minh đóng tại Anh trong khuôn khổ giải phóng nước Pháp




Phải nói qua tình thế WW2 ở châu Âu và châu Á
1941, sau chiến dịch ném bom Anh không thành công, Hitler tin rằng sớm muộn nước Anh cũng phải suy nghĩ và đầu hàng, tạm thời “hãy để đấy”, tính sổ sau khi thịt xong Liên Xô
Ngày 22-6-1941, Hitler dồn quân tấn công chớp nhoáng Liên Xô với chủ đích chiếm Moscow
Liên Xô đã bảo vệ được Moscow, chặn được ý đồ của Đức, khiến Hitler bối rối
Tại phía bắc, Đức bao vây thành phố Leningrad suốt gần 3 năm, khiến 3 triệu dân thành phố chết đói. Chỉ cách Moscow 600 km, nhưng Stalin không đủ lực lượng để giải vây thành phố này, đành bó tay nhìn
Hitler đưa quân vòng xuống phía nam chiếm vựa lúa và tiến đến chiếm và những khu công nghiệp ở Ukraina, dầu mỏ ở Baku
Trên đường tiến về phía nam, vấp phải sự kháng cự mãnh liệt ở Stalingrad, ngoài dự tính của Hitler
Trận Stalingrad kéo dai 6 tháng và kết thúc hôm 1-2-1943 khi gần một triệu quân Đức bị đánh bại
Nhiều thông tin trong sử sách trước đây nào là "Mỹ Anh để mặc cho Đức quần nhau với Liên Xô ở Stalingrad và khoanh tay ngồi nhìn", nào là "Mỹ Anh chần chừ không chịu mở mặt trận phía Tây để cứu Liên Xô"
Đó là những tin chưa đúng sự thật
Sự thật là trong khi Đức bao vây Stalin từ giữa 1942, lúc đó Mỹ, Anh ra sao?

Về phía Anh
- đang chật vật đối phó với Đức đổ bộ và tấn công (nếu Đức thăng Liên Xô)
- tại Bắc Phi, quân Anh bị Rommel đẩy lùi về tận Ai Cập
- chỉ tổ chức hai đợt tập kích cảm tử vào quân Đức ở Pháp nhằm “xốc lại tinh thần” người Anh
xem ở những bài em đã post trước đây
Người Anh tập kích St Nazaire (Pháp) hôm 28-3-1942
Cuộc tập kích cảm tử Dieppe (Pháp)

https://www.otofun.net/threads/ww2-1-truoc-nguong-cua-chien-tranh.1032917/page-23

Về phía Mỹ
- 1-12-1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng
- liên quân Mỹ-Canada tấn công Nhật Bản ở quần đảo Aleutian (Alaska, bắc Thái Bình Dương)





- Mỹ lo Nhật Bản đổ bộ vào bờ biển nước Mỹ ở miền tây Thái Bình Dương, nên chưa thể vươn tay đưa bộ binh sang châu Phi và châu Âu
- 6-1942, Nhật Bản tiếp tục tấn công đảo Midway của Mỹ ở Thái Bình Dương. Tuy bị thiệt hại nặng, nhưng người dân Mỹ dù sao đã lấy lại được tinh thần sau trận Trân Châu cảng
Vậy không thể nói là Mỹ Anh “chần chừ" mở mặt trận phía Tây


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Khi Đức tấn công Liên Xô hôm 22-6-1941, chính Churchill đã vận động Quốc hội Anh thông qua kế hoạch giúp đỡ Liên Xô, hiểu rằng, nếu Liên Xô thất thủ thì Hitler sẽ đem quân trở lại châu Âu và thanh toán nước Anh.
Anh đã mời Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô tới để bàn định kế hoạch giúp đỡ. Anh đã giúp Liên Xô tổng cộng 7.000 mấy bay, 5.000 xe tăng và nhiều vũ khí, xây dựng một sân bay cho Liên Xô ở biển bắc và huấn luyện phi công Liên Xô, cùng xăng dầu, radar....







Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt Mỹ cử Hopkins, Cố vấn đặc biệt của ông, tới Moscow thúc giục Liên Xô tham gia Đồng Minh chống Đức

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Trong thời gian Stalingrad bị Đức bao vây và tấn công, Roosevelt và Churchill cực kỳ lo lắng.
Máy bay Đức hoành hành trên vùng trời Stalingrad vì không quân Liên Xô thực tế đã bị đánh quyh từ đầu cuộc chiến, thêm nữa máy bay Liên Xô còn lại chất lượng kém xa máy bay Đức và phương Tây
Đích thân Roosevelt đề nghị Stalin tung tất cả lực lượng để chặn đứng Đức ở Stalingrad, và hứa sẽ cung cấp tất cả những gì mà Liên Xô yêu cầu
Máy bay, xe tăng, vũ khí và vật liệu của Anh Mỹ quá cảnh Iran tới Liên Xô









 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Người Anh và Mỹ rất tôn trọng máu của Liên Xô tại mặt trận Stalingrad, thể hiện trong Hội nghị ở Tehran, đã trao tặng Stalin những kỷ niệm cao quý



Sáu tháng sau, 7-1943, được sự hỗ trợ của Đồng Minh, không quân Liên Xô đã lột xác và bắt đầu giao chiến với máy bay Đức (phải một năm sau mới ngang ngửa được với Không quân Đức)
Liên Xô bắt đầu chuyển sang tấn công bằng trận chiến ở Kurks (nam Nước Nga)
Cùng thời gian đó, Mỹ và Đồng Minh đổ bộ bộ binh lên Bắc Phi, khiến Hitler phải rút Quân đoàn châu Phi của Rommel về Đức. Tiếp đó, tháng 7-1943, Mỹ tiến quân vào lãnh thổ Ý
Hitler choáng váng trước trận thua ở Stalingrad, và nghĩ tới việc Đồng Minh sẽ đổ bộ vào châu Âu
Hitler cho xây dựng tuyến phòng thủ mang tên "Bức tường Atlantic"
Gần nửa triệu tù binh và lao động cưỡng bức được huy động để xây dựng pháo đài, công sự, và những cục bê tông lớn để chặn cuộc đổ bộ mà Hitler dự tính sẽ xảy ra
Hitler cử Rommel chỉ huy triển khai quân đội dọc "Bức tường Đại Tây Dương"
Là người đụng chạm nhiều với Đồng Minh, trong con mắt phê phán của Rommel, Bức tường Đại Tây Dương là một trò hề. Sử dụng một trong những từ ngữ biểu cảm nhất đối với bất kỳ ngôn ngữ nào, ông đã lên án nó là một “điều tưởng tượng ở xứ sở mộng mơ của Hitler”.





 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Vì sao Hitler xây dựng Tuyến phòng thủ châu Âu

Tới năm 1942, chiến thắng dường như quá chắc chắn đối với Hitler và chế độ Quốc xã tự tin đến mức không cần phải phòng thủ bờ biển.
Chữ thập ngoặc tung bay khắp nơi.
Áo và Tiệp Khắc thậm chí bị thôn tính trước khi chiến tranh bắt đầu.
Ba Lan bị Đức và Nga chia cắt từ 1939.
Chiến tranh không kéo dài đến một năm khi các quốc gia Tây Âu gục ngã như táo rụng.
Đan Mạch thua trong một ngày. Na Uy bị xâm nhập từ bên trong mất thêm ít thời gian: 6 tuần.
Sau đó trong tháng 5 và 6, chỉ trong 27 ngày mà không cần thương lượng gì, các đạo quân thần tốc của Hitler đã tràn vào Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp và trước sự chứng kiến ngờ vực của thế giới đã đẩy quân Anh xuống biển ở Dunkirk.
Sau khi Pháp sụp đổ chỉ còn lại nước Anh đứng đơn độc. Hitler cần gì tới một “bức tường”?

Nhưng Hitler không xâm lược Anh.
Các tướng lĩnh muốn ông ta làm thế, nhưng Hitler chờ đợi, nghĩ rằng người Anh sẽ phải cầu xin hoà bình.
Khi thời gian trôi qua, tình thế nhanh chóng thay đổi. Với viện trợ của Mỹ nước Anh bắt đầu hồi phục, chậm chạp nhưng chắc chắn.
Hitler giờ sa lầy ở Nga - ông ta đã cho tấn công Liên Xô vào tháng 6-1941 - thấy rằng bờ biển nước Pháp không còn là bàn đạp để tấn công. Hiện nó là điểm yếu trong dải phòng ngự.
Cuối năm 1941 ông ta bắt đầu trao đổi với các tướng lĩnh về việc biến châu Âu thành một “pháo đài không thể công phá”.
Và trong tháng 12, sau khi nước Mỹ tham chiến, Hitler huênh hoang trước thế giới rằng “một chuỗi các cứ điểm và pháo đài kiên cố chạy từ Kirkenes [biên giới Na Uy - Phần Lan] … tới dãy Pyrenees [biên giới Pháp - Tây Ban Nha] … và đó là quyết định không thể lay chuyển của tôi, biến mặt trận này trở nên bất khả xâm phạm trước mọi kẻ thù”.
Đó là sự khoác lác điên rồ không thể thực hiện được. Trừ đi những điểm lõm, bờ biển kéo dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc tới vịnh Biscat ở phía nam gần 4.800km.
Ngay cả ở nơi Eo biển ngăn cách với nước Anh hẹp nhất, hệ thống công sự cũng không tồn tại.
Nhưng Hitler đã trở nên bị ám ảnh bởi ý tưởng pháo đài phòng thủ.
Chuẩn thống chế Franz Halder khi ấy là Tổng tham mưu trưởng nhớ rõ lần đầu tiên Hitler vẽ ra viễn cảnh này. Halder, người sẽ không bao giờ tha thứ cho Hitler vì đã từ chối xâm lược Anh, tỏ ra lạnh nhạt trước ý tưởng đó.
Ông đánh bạo nêu ý kiến rằng các công sự phòng thủ “nếu chúng là cần thiết” phải được xây dựng “lùi sâu so với bờ biển, ngoài tầm pháo của chiến hạm”, nếu không binh lính sẽ không ngóc đầu lên được.
Hitler lao tới chiếc bàn đặt tấm bản đồ lớn và xả ra một cơn thịnh nộ đáng nhớ trong suốt 5 phút. Đấm mạnh xuống bàn, ông ta gào lên, “Bom đạn sẽ trút xuống đây… đây… đây… và đây… phía trước tuyến phòng thủ, phía sau và trên đầu nó… nhưng binh lính sẽ an toàn trong tuyến phòng thủ! Và họ sẽ tiến ra chiến đấu!”.
Halder im lặng, nhưn
g ông cũng như các tướng lĩnh khác trong Bộ tư lệnh tối cao biết rằng mặc dù đang say sưa với thắng lợi, Hitler vẫn lo sợ một mặt trận thứ hai - một cuộc đổ bộ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Hitler biết cuộc đổ bộ là không thể tránh khỏi, và bây giờ ông ta gặp phải một vấn đề lớn nữa: chọn những đơn vị nào để triển khai. Ở Nga, hết sư đoàn này đến sư đoàn khác đang bị nghiền nát khi Wehrmacht cố giữ chiến tuyến dài 3.200km trước những cuộc tiến công không ngừng của quân đội Liên Xô. Ở Italy, bị loại ra khỏi vòng chiến sau cuộc đổ bộ Sicily, hàng nghìn quân vẫn chưa ngóc đầu lên được. Do đó, đến 1944, Hitler buộc phải đệm vào phòng tuyến phía tây một đám hổ lốn quân bổ sung - ông già và trẻ con, tàn binh của những sư đoàn bị xoá sổ ở mặt trận Nga, những “lính tình nguyện” cưỡng bức từ các quốc gia bị chiếm đóng (có thể kể ra những đơn vị người Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Romania và Nam Tư) và thậm chí 2 sư đoàn người Nga gồm những kẻ muốn chiến đấu cho phát xít hơn là ở lại trong trại tù binh. Mặc dù chất lượng còn đáng ngờ, những đơn vị này đã lấp vào chỗ trống. Ông ta vẫn còn nòng cốt là các đơn vị có kinh nghiệm chiến đấu và các đơn vị xe tăng. Đến D-Day, lực lượng của Hitler trên mặt trận phía Tây lên đến khoảng 60 sư đoàn.

Không phải sư đoàn nào cũng có đủ quân số, nhưng Hitler vẫn trông đợi vào Bức tường Đại Tây Dương; nó sẽ làm nên sự khác biệt. Kể cả những người đã chiến đấu - và thất bại - trên những mặt trận khác như Rommel cũng phải kinh ngạc khi thấy các hệ thống phòng thủ. Rommel không ở Pháp kể từ năm 1941. Và ông cũng như các tướng lĩnh Đức khác tin vào sự tuyên truyền của Hitler, nghĩ rằng phòng tuyến đã gần hoàn thành.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Chống Đồng Minh đổ bộ như thế này?

Rommel khẳng định chỉ có một cách để đẩy lui cuộc tấn công: đương đầu với nó. Sẽ không có thời gian để đưa lực lượng tăng viện từ tuyến sau lên, ông chắc chắn chúng sẽ bị tiêu diệt sau những đợt không kích liên tục hay bắn phá dữ dội của hải quân và pháo binh.
Trong cách nhìn của Rommel, mọi thứ từ bộ binh đến các sư đoàn xe tăng phải sẵn sàng ngay ở bờ biển hay sát phía sau. Người phụ tá nhớ rõ ngày Rommel tóm tắt chiến thuật của mình. Họ đứng bên bờ biển hoang vắng và Rommel, người thấp, chắc nịch trong chiếc áo choàng dày cùng khăn quàng cổ bước tới bước lui một cách oai vệ, vung vẩy chiếc trượng thường của thống chế - một chiếc gậy đen đầu bạc dài 60cm với những tua đỏ, đen và trắng.
Ông trỏ trượng xuống bãi cát và nói:
“Cuộc chiến thắng hay bại là ở trên bãi biển. Chúng ta sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất để ngăn chặn kẻ thù và đó là khi chúng còn ở dưới nước… đang tìm cách tiến vào bờ. Lực lượng dự bị sẽ không bao giờ tới được khu xuất phát tấn công và thậm chí còn là ngu xuẩn nếu nghĩ đến họ. Hauptkampflinie [tuyến phòng thủ chính] sẽ ở đây… tất cả những gì chúng ta có sẽ phải nằm ở bờ biển. Tin tôi đi, Lang, 24 giờ đầu tiên của cuộc đổ bộ sẽ mang tính quyết định… đối với Đồng minh cũng như nước Đức, đó sẽ là ngày dài nhất”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, nỗ lực không ngừng của Rommel đã thay đổi toàn bộ bức tranh. Trên mỗi bãi biển được đánh giá có thể đổ bộ được, ông lệnh cho binh lính cùng với các tiểu đoàn lao công cưỡng bức ở địa phương dựng lên các vật cản đơn giản. Những vật chướng ngại đó - có 3 cạnh thép lởm chởm, những cấu trúc cổng sắt hình răng cá mập, cọc gỗ bịt sắt và các khối bê tông hình chóp - được bố trí ngay dưới mực thuỷ triều cao và thấp. Chúng được gắn thêm những quả mìn chết chóc. Ở nơi nào không đủ mìn, đầu đạn pháo được sử dụng, quay mũi ra phía biển. Một sự va chạm sẽ khiến chúng nổ ngay lập tức.
Những sáng chế lạ mắt của Rommel (ông đã tự mình thiết kế phần lớn) vừa đơn giản vừa hiệu quả. Nhiệm vụ của chúng là chọc thủng và phá huỷ hay cầm chân các tàu đổ bộ chở đầy quân tới khi các khẩu đội pháo nhắm được mục tiêu. Trong trường hợp nào, ông lập luận, quân địch cũng sẽ bị tiêu hao dài dài trước khi vào được bờ. Giờ hơn nửa triệu vật cản ngầm gây sát thương đó được bố trí dọc theo bờ biển.








 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Dù vậy Rommel, vốn là người cầu toàn, vẫn chưa hài lòng. Trên các bãi cát, trên các con dốc, trên các con mương và đường mòn từ bờ biển, ông ra lệnh đặt mìn - đủ các loại, từ những quả mìn dẹt lớn đủ để phá tung xích xe tăng, tới những quả mìn S (mìn cóc, mìn nhảy) nhỏ sẽ nhảy lên và nổ ngang tầm ngực. Hơn 5 triệu mìn rải khắp vùng bờ biển. Trước khi cuộc đổ bộ xảy ra, Rommel hy vọng có thể đặt thêm 6 triệu quả nữa. Tổng cộng, ông định củng cố vùng bờ biển với 60 triệu quả mìn
Rommel bị mê hoặc trong việc dùng mìn làm vũ khí phòng ngự. Trong một chuyến đi kiểm tra cùng với thống chế, Thiếu tướng Alfred Gause (Tham mưu trưởng tiền nhiệm của Rommel, trước Thiếu tướng Dr. Hans Speidel) chỉ những cánh đồng hoa dại mùa xuân và nói, “Cảnh này không đẹp sao?”. Rommel gật đầu và nói, “Ông nên chú ý, Gause - chỗ này sẽ được bố trí 1.000 quả mìn”. Và một dịp khác trên đường tới Paris, Gause gợi ý ghé thăm nhà máy làm đồ sứ nổi tiếng ở Seevres. Ông ngạc nhiên khi Rommel đồng ý. Nhưng Rommel không quan tâm đến những tác phẩm nghệ thuật được xem. Ông bước nhanh ra khỏi phòng trưng bày và quay lại nói với Gause: “Hãy xem thử xem họ có làm được vỏ bọc không thấm nước cho mìn của tôi không”



 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Nhìn ra biển, sau rừng mìn và vật cản, binh lính của Rommel chờ đợi trong những lô cốt, hầm ngầm bê tông và giao thông hào, tất cả được bao bọc bởi bẫy hay rào thép gai. Từ những vị trí đó, mọi khẩu pháo mà thống chế có thể huy động nhìn xuống bãi cát và ra biển, ngắm sẵn phần tử để có thể dựng lên bức tường lửa chính xác. Một số nằm ngay bên bờ biển. Chúng được giấu trong những công sự bê tông, trong những vị trí nhìn bên ngoài có vẻ vô hại, nòng không hướng ra biển mà chĩa thẳng xuống bãi để bắn thẳng vào các làn sóng xung phong.

Rommel tranh thủ tất cả những kỹ thuật và sáng chế tiên tiến. Ở những nơi thiếu pháo, ông bố trí các khẩu đội pháo phản lực hoặc súng cối nhiều nòng. Ở vài chỗ ông có cả xe tăng robot mini mang tên “Goliaths”. Những thiết bị này mang theo nửa tấn thuốc nổ, có thể được điều khiển từ các công sự đi xuống bãi biển và phát nổ giữa đám lính cùng tàu đổ bộ.

Robot-mìn Goliaths













 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Thứ vẫn còn chưa được nhắc đến trong kho vũ khí trung cổ của Rommel là những nồi chì nấu chảy để đổ xuống đầu quân tấn công - nói cách khác, ông có một thứ tương tự nhưng hiện đại hơn: hệ thống phun lửa tự động. Ở vài nơi, mạng lưới các ống dẫn từ những bể chứa dầu được giấu kín chạy xuống những lối đi đầy cỏ dẫn từ bờ biển. Chỉ một cái nhấn nút đối phương sẽ bị nhấn chìm trong lửa.
Rommel không quên mối đe doạ đến từ lính dù và bộ binh đổ bộ bằng tàu lượn. Phía sau tuyến phòng thủ, những khu đất thấp đã được làm ngập nước, và những bãi trống trong phạm vi cách bờ biển 11 tới 13km được cắm cọc và bố trí bẫy. Dây gài treo giữa những thứ đó. Khi bị động vào, chúng sẽ kích nổ mìn hay đạn pháo tức thì.

Rommel đã bố trí một cuộc tiếp đón đẫm máu cho quân Đồng minh. Chưa bao giờ trong lịch sử chiến tranh hiện đại, một hệ thống phòng thủ vững chắc và chết chóc như vậy được chuẩn bị. Dù thế Rommel vẫn chưa bằng lòng. Ông muốn thêm nhiều công sự, thêm nhiều vật cản, thêm nhiều mìn, thêm nhiều pháo và quân.
Trên hết, ông muốn có các sư đoàn xe tăng hùng hậu đang được bố trí cách xa bờ biển làm dự bị. Ông đã thắng những trận đáng nhớ bằng xe tăng trên sa mạc Bắc Phi. Giờ đây, ở thời điểm then chốt này, ông không thể điều động các đơn vị thiết giáp mà không có sự cho phép của Hitler.
Quốc trưởng khăng khăng giữ chúng dưới sự chỉ huy của cá nhân mình. Rommel cần ít nhất 5 sư đoàn xe tăng ở bờ biển, sẵn sàng phản công trong những giờ đầu tiên Đồng minh đổ bộ. Chỉ có một cách để đạt được điều đó - ông sẽ gặp Hitler.
Thế là sáng 4-6-1944, hai ngày trước cuộc đổ bộ, Rommel hành trình dài về thăm nhà, kiên quyết giành chiến thắng hơn bao giờ hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
5,710
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Đúng là cụ Ngao với biệt danh Mõ Hà Nội toàn ăn cơm nhà đi vác tù và hàng tổng .Hôm qua em mới đọc xong cuốn Rồng Cái nói về bà Trần Lệ Xuân cụ Ngao đưa lên VN thư quán.net .Cảm ơn cụ Mõ nhiều nhiều ạ .
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,922
Động cơ
420,784 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Ko đi xếp hình, em ở nhà hóng thớt cụ vậy:D
 

xecon

Xe điện
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
4,405
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Em hóng tiếp
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,036
Động cơ
317,242 Mã lực
Hay quá, em vào hóng 8->
 

KMS

Xe container
Biển số
OF-293391
Ngày cấp bằng
22/9/13
Số km
5,626
Động cơ
78,120 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước em chết mê chết mệt với cái game Call of Duty. Lại gặp thớt cụ Ngao, phải ăn vã thôi :))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,006
Động cơ
1,129,122 Mã lực
Meyer – Sĩ quan cao cấp Cơ quan tình báo Đức có nhiều kinh nghiệm và thiết bị nhạy đến mức họ bắt được các cuộc gọi từ máy truyền tin trên xe Jeep của quân cảnh ở Anh cách đó 160km. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho Meyer.
Quân cảnh Anh và Mỹ trao đổi qua điện đài khi điều hành các đoàn xe đã không ngừng giúp ông tổng kết danh sách hàng loạt sư đoàn đóng quân ở Anh.
Nhưng hiện giờ nhiều lúc các nhân viên của Meyer không bắt được cuộc liên lạc nào. Điều này cũng có ý nghĩa với Meyer, nó cho thấy lệnh ngừng liên lạc vô tuyến tuyệt đối đã được áp dụng. Đó chỉ là một bổ sung vào rất nhiều bằng chứng mà ông có cho thấy cuộc đổ bộ đã đến gần.
Cùng với tất cả các báo cáo tình báo, những dữ kiện như vậy giúp Meyer phác thảo ra bức tranh về kế hoạch của Đồng minh. Và ông đang làm rất tốt công việc của mình. Suốt nhiều ngày ông chọn lọc trong hàng mớ các băng ghi âm, luôn luôn tìm kiếm những thứ đáng ngờ, những thứ bất thường - và cả những thứ khó tin.
Đêm 4-6-1944, nhân viên của Meyer đã bắt được thứ khó tin.
Thông điệp, được truyền gấp qua đường cáp tốc độ cao, đã được ghi lại ngay sau khi trời tối.
“KHẨN PRESS ASSOCIATED NYK TIN NÓNG SỞ CHỈ HUY CỦA EISENHOWER THÔNG BÁO VỀ CUỘC ĐỔ BỘ CỦA ĐỒNG MINH LÊN PHÁP” (URGENT PRESS ASSOCIATED NYK FLASH EISENHOWER'S HQ ANNOUNCES ALLIED LANDINGS IN FRANCE).

Meyer lặng người. Thoạt đầu ông định báo động cho toàn sở chỉ huy. Nhưng ông đã cho dừng và bình tĩnh trở lại, vì biết thông điệp trên là giả.
Có hai lí do. Thứ nhất, hoàn toàn không có hoạt động nào trên toàn mặt trận - ông sẽ phải biết ngay nếu nó có thực. Thứ hai, hồi tháng 1 Đô đốc Wilhelm Canaris, người đứng đầu cơ quan tình báo Đức, đã cho Meyer biết chi tiết về một tín hiệu kì lạ gồm 2 phần mà ông ta nói rằng Đồng minh sẽ sử dụng để báo động cho lực lượng kháng chiến ngầm ngay trước cuộc đổ bộ.
 

be bư

Xe ngựa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
29,442
Động cơ
620,253 Mã lực
lại ngồi hàng đầu em hóng
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top