TÌM THẤY ẤN VUA
Vnexpress và Báo Mới đăng tin ở Nghệ An, người dân vừa tìm thấy một ấn tín, nghi là... ấn của vua, thiệt là tin tức hay quá đi mà!
Theo Vnexpress thì: Tới xem hiện vật, ông Nguyễn Đình Dương, Phó trưởng phòng Văn hóa huyện Nghi Lộc, cho biết nội dung dòng chữ phần thân là "Cửu Long Kim Tỷ" (ấn tín chín rồng), dòng chữ phía dưới là "Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo" (loại ấn để phong Thái Tử của triều Mãn Thanh - Trung quốc)[1].
Theo ảnh trong bài báo thì con rồng trong ấn là rồng đủ năm móng, tức linh vật tượng trưng mà chỉ hoàng đế mới được dùng. Xin hỏi quý báo: thái tử nào dám khắc ấn tín hình rồng, mà không chỉ một, những đến chín con? Có ngu thì cũng chừa phần thiên hạ chút, đừng để người ta phải than là nhà báo xứ ta tham quá chừng, giành hết phần ngu về mình, nha!
_______
“Ấn” tức con dấu, được khắc bằng gỗ, kim loại, hoặc đá. Con dấu của các thân vương trở lên gọi là ”bảo” 寶, từ quận vương trở xuống gọi là “ấn” 印, của các quan nhỏ gọi “kiêm ký” 鈐記, của khâm sai gọi “quan phòng” 關防, của người thường gọi “đồ chương” 圖章 hoặc ”tư ấn” 私印. Ngoài ra, lại có ấn dùng trong đạo giáo, gọi là “pháp ấn” 法印.
“Pháp ấn”, còn gọi “thiên giám” 天鑑, “thiên tỷ” 天璽, “thiên tín” 天信, “thần ấn” 神印, “thần tín” 神信, “tiên giám” 仙鑑, “tiên tín” 仙信, “nhân hoàng đế tỷ” 人皇帝璽, “thánh chân lục tín” 聖真籙信, “ấn triện” 印篆, “phù ấn” 符印, “ngọc tỷ” 玉璽... Sở dĩ có hằm bà lằng tí tởn tên gọi vậy là gì không hề có sự thống nhất, các chi phái thầy bà ai nấy tự cho ấn của mình là xịn hơn hết thảy, he he xui!
Nếu các loại “quan ấn”, “tư ấn” tiêu biểu cho tài trí, quyền lực, địa vị, uy tín và thành tựu của một người, thì “pháp ấn" là để tôn vinh pháp lực, thần thông và năng lượng của một đạo phái.
“Pháp ấn”, như đã nói, là một thứ hỗn độn như lông đít, khó bề chải gỡ; tuy vậy, cũng có các pháp ấn nổi tiếng như: “Đạo kinh sư tam bảo ấn” 道經師三寶印, “Linh bảo đại pháp sư ấn” 靈寶大法師印, “Thái thượng đạo tổ luật lệnh pháp ấn” 太上道祖律令法印, “Thượng thanh Thiên Xu viện ấn” 上清天樞院印, “Đô thiên đại pháp ấn” 都天大法印, “Ngọc hoàng ấn” 玉皇印, “Thiên địa thần ấn” 天地神印 “Tam giới hỗn nguyên tổng nhiếp vạn thần ấn” 三界混元總攝萬神印, “Cửu long thần ấn” 九龍神印, “Ngũ đế đại ma ấn” 五帝大魔印, “Thiên sư ấn” 天師印. “Thông linh ấn” 通靈印, “Đề cử thành hoàng tư ấn” 提舉城隍司印, “Hoàng thần việt chương ấn” 黃神越章印, “Cửu thiên Huyền nữ ấn” 九天玄女印, “Thành hoàng ấn” 城隍印, “Lôi đình đô ty ấn” 雷霆都司印, “Phiên thiên ấn” 番天印, v.v...
Cái ấn “nghi là của vua chúa” trong bài báo kia chính là “Cửu long thần ấn”, một trong cả đống pháp ấn xàm xí mứng đã kể trên.
Pháp ấn được tin rằng có công lực giúp cải tử hoàn sinh, tiêu tai độ kiếp. Nhưng nó không thể phát huy được diệu dụng nếu như khi sử dụng không ứng hợp với Thiên Cương tinh cùng Bắc đẩu trận, và không có chú ngữ cũng như pháp quyết kèm theo.
Riêng “Cửu long thần ấn” là của chi nhánh đạo gia gọi là “Cửu long đạo pháp”, được tin là có hiệu lực sai khiến quỷ thần, đảo vũ cầu mưa, hàng ma tróc quỷ, siêu độ vong hồn, giải trược trừ mê...
“Cửu long đạo pháp” hay còn gọi Mao Sơn Cửu Long đạo phái được thành lập ở Tô châu, từ thời Đường Tống đã hưng thịnh. Đến đời Thanh, “Cửu long đạo phái” là một thành phần trong “Nghĩa Hòa đoàn”, góp phần giúp bọn nghĩa quân này tin rằng có thể dùng bùa chú luyện thân huyết nhục thành thiết thạch khiến đao thương bất nhập, dù có ăn đạn đồng cũng không lủng phổi. Ấn này nay tìm được ở xứ ta, nếu là đồ cổ thật thì rất có thể là của bọn tàn dư Nghĩa Hòa đoàn đào thoát sang ta để lại.
* * *
Tuy vậy, nghi vấn đây là ấn tín vua chúa không phải vô lý; song rất tiếc là trong lúc kiểm tra, các nhà báo và cán bộ Phòng văn hóa Nghi Lộc đã không dùng phương pháp thẩm tra cổ vật tiên tiến nhất hiện nay, đó là dùng lưỡi nếm: nếu liếm đít ấn mà nghe có vị tanh tanh của mồ hôi háng trong miệng mình và khai khai mùi nước đái ngựa thì đích thị là ấn của vua Càn Long chẳng sai, đây sẽ là hiện vật chứng minh giặc Huệ khi xưa từng uýnh qua tới bên Tàu đoạt ấn tín nhà Thanh, he he!
em lượm trên fb mời các cụ nghía