Nguyên lý hoạt động của quạt làm mát động cơ thông qua 1 cái gọi là fan coupling (cái này để gắn vòng cánh quạt - thợ Vn hay gọi là củ hoặc đế quạt), trong fan coupling này là dầu, bình thường quạt chạy tốc độ vừa phải, khi động cơ nóng, dầu trong fan coupling nóng lên đẩy 1 van dầu trong coupling làm coupling chặt hơn và tốc độ quạt cao hơn để giảm nhiệt động cơ. Khi dầu của coupling chảy ra ngoài, chế độ trên bị mất, quạt quay rất lờ đờ, làm động cơ cực nóng, không được giải nhiệt, nhiệt độ có thể lên đến vạch đỏ. Và van hằng nhiệt có thể chết. Thông thường khi nhiệt độ lên rất cao(vạch đỏ) nhiều người cho là do rò rỉ nước nên hết nước, vì khi kiểm tra thấy hết nước thật, nhưng do van hằng nhiệt, quạt làm mát không làm việc, nhiệt độ cao làm sôi nước, nước bay hơi mất. Để giải quyét triệt để phải thay cả van hằng nhiệt, và fan coupling, vì khi nóng như thế là cả 2 đều chết, thậm chí cả 1 số mobil đánh lửa cũng chết, vậy nhiều người hỏi van hằng nhiệt(thermo-static valve) làm chết fan coupling hay fan coupling làm chết thermo-static valve? nhiều người cho câu hỏi này khó trả lời giống câu hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước?
tuy nhiên theo logic là do thermo static valve chết trước(bị kẹt) , nước không tuần hoàn được làm động cơ nóng rất nhanh, buộc quạt phải làm việc liên tục ở chế độ cao, dẫn đến tuổi thọ quạt kém, chảy dầu và chết. Tốt nhất nên thay cả hai, nếu không chỉ thay fan coupling, thì nguy cơ fan coupling chết tiếp là rất cao.