[Funland] Cứu em! Bé nhà em bị sán lợn.

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
ngu ngơ nói:
Đừng đổ lỗi cho truyền thông. Người dân lo lắng là có cơ sở, cụ làm trong ngành y thì tiếp cận số liệu nước ngoài về số lượng mắc sán lợn ở người. Theo em được biết thì lượng nhiễm ấu trùng sán ở Bn cao gấp nhiều lần. số liệu trung bình ở VN chưa nói trên thế giới. Câu hỏi là tại sao lại cao như thế?
Trường hợp con cụ chủ đã có dấu hiệu điển hình của mắc sán, việc cần làm là tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ. Đùng nghe tư vấn vớ vẩn hay dùng thuốc đông y.
- 1 đất nước nhiệt đới "đang phát triển " kèm theo thói quen ăn uống là lí do chính nó cao như thế cụ ạ
...
Bác viết đúng,
Nhưng chắc chẳng vừa ý với nhiều ọp phở.
Chắc cũng nên bổ sung thêm là cả cách chăn nuôi, trồng trọt,...
Phương thức làm nông nghiệp ngày nay ở nhiều vùng đã thay đổi rất nhiều làm cho cái vòng đời của mấy con ký sinh trùng này bị cắt đứt, góp phần giảm cái tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng xuống rất nhiều, nhưng trình độ phát triển không đều nhau, tập tục mỗi nơi cũng khác nhau nên không thể có cái tỷ lệ nhiễm đồng đều cho khắp nơi. Bắc Ninh là vùng trũng, nuôi lợn nông hộ bằng rau, bèo sống vẫn nhiều thì tỷ lệ cao hơn trung bình cũng không có gì khác lạ!
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,315
Động cơ
80,994 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Bác viết đúng,
Nhưng chắc chẳng vừa ý với nhiều ọp phở.
Chắc cũng nên bổ sung thêm là cả cách chăn nuôi, trồng trọt,...
Phương thức làm nông nghiệp ngày nay ở nhiều vùng đã thay đổi rất nhiều làm cho cái vòng đời của mấy con ký sinh trùng này bị cắt đứt, góp phần giảm cái tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng xuống rất nhiều, nhưng trình độ phát triển không đều nhau, tập tục mỗi nơi cũng khác nhau nên không thể có cái tỷ lệ nhiễm đồng đều cho khắp nơi. Bắc Ninh là vùng trũng, nuôi lợn nông hộ bằng rau, bèo sống vẫn nhiều thì tỷ lệ cao hơn trung bình cũng không có gì khác lạ!
Vâng, thế nên em mới ghi là " đang phát triển " cụ ạ .
 

Becgie

Xe điện
Biển số
OF-66912
Ngày cấp bằng
22/6/10
Số km
4,969
Động cơ
484,830 Mã lực
Em đồ là các cháu bé vốn bị sán rồi, do ăn uống thông thường, ở nhà hoặc trường, nhưng trong cơn đám đông thì đi. Hơn nữa, em nhớ có ai nói là xét nghiệm thì em và cụ đều
dương tính nếu từng có sán vì đó là kết quả của việc cơ thể tự tạo ra kháng thể.
Giờ xét nghiệm cccm Of em nghĩ đa số đều bị nhiễm ký sinh trùng: giun sán.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Giờ xét nghiệm cccm Of em nghĩ đa số đều bị nhiễm ký sinh trùng: giun sán.
Như bên y tế họ đã trả lời, việc xét nghiệm bằng elisa chỉ cho trả lời có kháng thể, tức là đã hay đang có sán trong người (ấu trùng hay con sán).
Nếu là đã thì hiện thời không có.
Còn muốn khẳng định có hay không, thì chỉ còn tìm qua các biểu hiện lâm sàng.
Muốn có biểu hiện lâm sàng thì các thời kỳ nhiễm đầu chưa thể thấy được,...!
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Xin cụ bài này để đưa lên face trấn an dư luận. E ở BN đây thấy dân tình lo lắng quá. Có mấy nhà còn rủ E cùng cho con đi khám, nhưng E bảo từ từ xem thế nào đã. Có bài này thấy cũng yên tâm hơn!

Gửi từ SM-G955F của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
Dạ cụ, đây là lời khuyên chung cho đồng bào cả nước, riêng về cộng đồng ở Bắc Ninh có lẽ cần phải chờ xem trong tổng số hơn 200 cháu có dương tính với sán kia được tái khám xem có bao nhiêu cháu thực sự nhiễm sán. Nếu thực sự tỷ lệ nhiễm sán lên tới 10%, trong xã hội văn minh ngày nay thì... riêng với cá nhân em, em không coi đó là hiện tượng thông thường được (Năm 2008, tỷ lệ thông thường ở vùng nhiễm sán cao ở VN là từ 2-6%). Cần có truyền thông đúng đắn để dân cả nước không quá lo sợ, không cần tẩy chay thịt lợn. Tuy nhiên riêng với vùng Bắc Ninh cán bộ lãnh đạo cần xem lại tập quán ăn uống lao động trong vùng, có kế hoạch cho không chỉ trẻ con mà cả người lớn khám để trị sán.
Người, gấu, và chó là 3 vật chủ cuối của sán dây lợn, có nghĩa 3 đối tượng này có thể là vật chủ để ấu trùng sán phát triển thành sán trưởng thành. Ở người, phần đa trường hợp sán sẽ sống và phát triển tốt, thường kỳ rụng đốt và sẽ là nguồn lây bệnh ra môi trường nếu nguồn lây bệnh không được cách ly và trị.
Giả sử vùng này vẫn còn VAC, người ị thẳng xuống ao để cá ăn, chó thả rộng ị bậy khắp nơi thì... trứng sán vào nguồn nước, tưới cho rau tươi hoặc sẽ bị bọ hung, chim chóc... làm vật trung gian lan toả ra nữa thì đáng ngại chứ chả đùa đâu ạ.
Nói chung khá là phức tạp để diễn giải. Cùng là con chó, sống ở nhà thành phố, chỉ ăn thức ăn chủ cho ăn, không được thả rông ăn bậy được coi là sạch và rất ít có khả năng lây sán vì môi trường xung quanh nó gần như không có nguồn bệnh. Nhưng nếu là chó sống ở vùng có nhiều trứng sán trôi nổi, nếu nó ra ngoài ăn linh tinh, ị linh tinh thì nó lại có khả năng cao nhiễm sán hơn - khi ấy chó ở vùng này cũng lại có thể là vật trung gian lây truyền bệnh.
Sán có cả ở cá, chim, lợn, bò, chó mèo, thỏ... thực ra con nào cũng có sán. Vấn đề là tập quán ăn uống, giữ gìn vệ sinh ăn chín uống sôi và phải cách ly trị được nguồn bệnh để tránh lây lan trong cộng đồng....
Đấy cũng chính là lý do người phương tây nhiều nước được coi là sạch không còn bệnh nhưng họ vẫn phải tiêm phòng và còn phải đặc biệt cẩn thận hơn khi đi du lịch tới những nước kém văn minh và nhiều bệnh. Dân ở nước văn minh nếu họ không ra ngoài giao lưu, sống trong môi trường sạch, họ "tẩy chay" vắcxin hậu quả sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều dân ở nước như VN bắt chiếc tẩy chay vắcxin theo phong trào.
 
Chỉnh sửa cuối:

kuok

Xe tải
Biển số
OF-22344
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
490
Động cơ
500,293 Mã lực
Em vừa search giá thuốc Albendazol STADA® 400 mg có 4.500đ, nếu có bị sán nặng thì liều dùng là mỗi ngày 1 viên x 30 ngày tổng tiền là 165.000đ. Trong khi đi xét nghiệm mất 1 triệu mà nếu xét nghiệm âm tính thì coi như tiết kiệm được 165K còn dương tính thì thêm 165K.
Nên tóm lại các cụ cứ ở nhà tẩy giun đi cho nó lành khỏi cần xét nghiệm.
 

PCNguyen

Xe tăng
Biển số
OF-64078
Ngày cấp bằng
14/5/10
Số km
1,102
Động cơ
247,190 Mã lực
Em thấy mợ giải thích đúng đấy, em không rõ về Fugacar lắm, vì bình thường có mấy khi xem đâu, toàn vợ em xem và cho F1 uống, nhưng nhân dịp này có lẽ em về nói chuyện với vợ cho F1 uống cho yên tâm.
Về độc hay không như cụ PCNguyen suy nghĩ, em chỉ chia sẻ kinh nghiệm này, hồi nhỏ em đi khám bệnh với nằm viện rất nhiều, tủ thuốc bác sĩ có 2 bìa ghi rõ Độc dược bảng A, Độc dược bảng B, em hay đi BV nên thành quen, có lần hỏi tại sao lại ghi thế, được bà bác sĩ giải thích cho là tất cả các thuốc đều được coi là thuốc độc, với lượng vừa phải thì cơ thể không sao, với lượng quá cao thì cơ thể bị ngộ độc, vi rút bệnh thì chịu được lượng ít hơn cơ thể người, nên thuốc dùng được cho người cũng coi như là thuốc độc đối với vi rút. Khái niệm độc hay không độc nó là như vậy ạ, cụ PCNguyen cũng nên cập nhật thêm chút kiến thức, tốt chứ chả hại gì.
Chuyện quy đồng tất cả mọi thứ đều độc nên độc ít với độc nhiều giống nhau cả em cho là phiến diện cụ ah
1 ví dụ quen thuộc, hẳn cụ đã từng nghe tới bệnh dại. Tại sao người không bị chó cắn vẫn phải theo dõi để quyết định sẽ tiêm thuốc dại hay không?
Tiêm thuốc dại không gây chết người vì đương nhiên tất cả các loại thuốc đều được kiểm định,ngưỡng độc trong mức cho phép,nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nên người ta sẽ giữ lại con chó đã cắn mình để theo dõi xem nó có phát bệnh hay không. Nếu con chó đó phát bệnh hay bỏ đi không theo dõi được, dù biết ảnh hưởng tới sức khỏe người bị cắn sẽ buộc phải tiêm, còn nếu không, người ta không ngu dại gì mà tiêm loại thuốc đó.
Thuốc trị sán cũng vậy, người không bệnh tuyệt đối không uống bừa.
Bao nhiêu năm y tế cố gắng phổ cập nên ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh, nem chạo, thịt lợn gạo có khi là vớ vẩn cả vì theo các cụ mợ này bệnh sán là thông thường, phổ biến, bệnh uống thuốc là xong, chẳng có gì phải làm quá lên :)

Mợ Mama em sợ mợ ấy, ban đầu em tưởng là mợ ấy không đọc kĩ nhưng hoá ra mợ ấy đổi trắng thay đen để gây hiểu lầm :)
Em là người đính chính thông tin ăn thịt lợn chín thì gần như không thể bị nhiễm vì ấu trùng sẽ chết, thông tin này có thể kiểm chứng dễ dàng. mợ ấy lại bảo em tuyên truyền đun 100oC trong 1h sán mới chết,rồi bảo bệnh sán thì không gây chết người.

Bệnh này đương nhiên không được điều trị kịp thời gây tử vong, tại Mỹ năm 1990-2000 đã có 221 người Mỹ chết vì bệnh này, tại Việt Nam em không thấy thông tin nhưng khu vực châu Á đương nhiên cao hơn vì vệ sinh không tốt bằng bên Mỹ.

We evaluated cysticercosis-related deaths in the United States for 1990–2002 by race, sex, age, state of residence, country of birth, and year of death. A total of 221 cysticercosis deaths were identified.
Cysticercosis, a parasitic infection caused by the larval form of the pork tapeworm, Taenia solium, has been increasingly recognized as a cause of severe but preventable neurologic disease in the United States
Chúng tôi đã đánh giá các ca tử vong liên quan đến cysticercosis ở Hoa Kỳ trong năm 1990-2002 theo chủng tộc, giới tính, tuổi tác, tình trạng cư trú, quốc gia sinh và năm chết. Tổng cộng có 221 trường hợp tử vong do cysticercosis được xác định
Cysticercosis, một bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi dạng ấu trùng của sán dây lợn
, Taenia solium, được công nhận là nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa được ở Hoa Kỳ








 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Thưa cụ em không đọc kỹ thật, vì có ấn tượng còm cụ viết bên đây, cái còm tiếp theo cụ đính chính chuyện không đun 1h là em đã không follow nữa rồi, cụ mắng, e cũng chỉ click vào xem các còm cụ đã viết, em không click vào tận topic nên ko đọc được nội dung còm mà cụ reply. Còm cụ viết đây nhé, phải cụ viết ăn thì gây tử vong không?



Tiếp đến về chuyện tiêm phòng khi bị chó mèo cắn: cụ nói đúng nhưng là thông tin cũ rồi. Riêng vắc xin tiêm phòng dại phiên bản thuốc ngày xưa là độc hại, và nghe nói còn ảnh hưởng tới trí nhớ người bị tiêm vì thế chính bên y tế người ta khuyên không nên ngay lập tức tiêm phòng nếu vị trí bị cắn không nằm sát dây thần kinh và nếu con chó mèo này theo dõi được sức khoẻ của nó.
Với phiên bản vắcxin mới đã ít hại sức khoẻ hơn thì có thể tiêm cho chắc nếu muốn.
Riêng với thuốc tẩy giun và sán thì không có lưu ý như thế từ bên y tế, mà là ngược lại. WHO khuyến khích dân ta tẩy giun đều đặn hàng năm, không cần qua thăm khám kìa. Có 1 điểm cần lưu ý là khi uống thuốc giệt giun sán thì không nên uống cùng lúc với các thuốc tây khác. Trong thớt này em cũng nhiều lần còm, nghi có sán thì đi khám bệnh rồi?
Thế nhưng chuyện khuyên khám hẵng uống thuốc tẩy sán nó khác với chuyện "thuốc tẩy sán rất độc", cụ đang đánh đồng lập loè hai chuyện.

Thôi em cũng hết muốn đôi co với cụ rồi, cụ cho cụ là ai mà em cần phải "đổi trắng thay đen để gây hiểu lầm" nhỉ?
Chào cụ.
Chuyện quy đồng tất cả mọi thứ đều độc nên độc ít với độc nhiều giống nhau cả em cho là phiến diện cụ ah
1 ví dụ quen thuộc, hẳn cụ đã từng nghe tới bệnh dại. Tại sao người không bị chó cắn vẫn phải theo dõi để quyết định sẽ tiêm thuốc dại hay không?
Tiêm thuốc dại không gây chết người vì đương nhiên tất cả các loại thuốc đều được kiểm định,ngưỡng độc trong mức cho phép,nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nên người ta sẽ giữ lại con chó đã cắn mình để theo dõi xem nó có phát bệnh hay không. Nếu con chó đó phát bệnh hay bỏ đi không theo dõi được, dù biết ảnh hưởng tới sức khỏe người bị cắn sẽ buộc phải tiêm, còn nếu không, người ta không ngu dại gì mà tiêm loại thuốc đó.
Thuốc trị sán cũng vậy, người không bệnh tuyệt đối không uống bừa.
Bao nhiêu năm y tế cố gắng phổ cập nên ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh, nem chạo, thịt lợn gạo có khi là vớ vẩn cả vì theo các cụ mợ này bệnh sán là thông thường, phổ biến, bệnh uống thuốc là xong, chẳng có gì phải làm quá lên :)

Mợ Mama em sợ mợ ấy, ban đầu em tưởng là mợ ấy không đọc kĩ nhưng hoá ra mợ ấy đổi trắng thay đen để gây hiểu lầm :)
Em là người đính chính thông tin ăn thịt lợn chín thì gần như không thể bị nhiễm vì ấu trùng sẽ chết, thông tin này có thể kiểm chứng dễ dàng. mợ ấy lại bảo em tuyên truyền đun 100oC trong 1h sán mới chết,rồi bảo bệnh sán thì không gây chết người.

Bệnh này đương nhiên không được điều trị kịp thời gây tử vong, tại Mỹ năm 1990-2000 đã có 221 người Mỹ chết vì bệnh này, tại Việt Nam em không thấy thông tin nhưng khu vực châu Á đương nhiên cao hơn vì vệ sinh không tốt bằng bên Mỹ.

We evaluated cysticercosis-related deaths in the United States for 1990–2002 by race, sex, age, state of residence, country of birth, and year of death. A total of 221 cysticercosis deaths were identified.
Cysticercosis, a parasitic infection caused by the larval form of the pork tapeworm, Taenia solium, has been increasingly recognized as a cause of severe but preventable neurologic disease in the United States
Chúng tôi đã đánh giá các ca tử vong liên quan đến cysticercosis ở Hoa Kỳ trong năm 1990-2002 theo chủng tộc, giới tính, tuổi tác, tình trạng cư trú, quốc gia sinh và năm chết. Tổng cộng có 221 trường hợp tử vong do cysticercosis được xác định
Cysticercosis, một bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi dạng ấu trùng của sán dây lợn
, Taenia solium, được công nhận là nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa được ở Hoa Kỳ








 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-617422
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
172
Động cơ
118,730 Mã lực
Tuổi
42
Giun với sán thì ở cái nước nhiệt đới này thiếu giống . Xưa chưa có fucaca trị giun, bà già toàn cho ăn thuốc giun quả núi . Ăn xong ị ra cả búi , có con còn chả chịu ra hết phải lót lá chuối kéo ra . Xài fucaca không thấy dấu hiệu gì của giun tôi lại thấy lo lo .
Hôm nọ đi ăn lòng lợn ở quê , thấy cái trắng trắng tròn tròn trong ruột non . Mịa ơi ! Nó là con giun các cụ ạ . Thế mà cả mâm tấm tắc lợn nài là lợn chuẩn méo có kháng sinh , thuốc men gì sất ka ka
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Về chuyện chết do nhiễm sán lợn?
Đang nói về nguồn lây bệnh do ăn phải thịt lợn có nang sán cụ nhé. Riêng với trường hợp ăn phải nang sán thì vì người là vật chủ cuối nên ăn vào sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành.
Chỉ có vô tình nuốt phải trứng sán trôi nổi ngoài môi trường (VD do sờ phải trứng sán từ phân chó, phân người, hoặc trứng sán từ phân chó và người không được quản lý chặt, trôi nổi trong nước rồi bám vào rau sống) thì người mới có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán và đi vào máu, mới có thể gây chết người (số lượng ít vì tuỳ vào vị trí trứng sán di chuyển tới, có những vị trí chả gây hại gì. Với các vị trí gây chết người, vì trước khi gây chết người, có các triệu chứng khó chịu khác khiến người buộc phải đi khám bệnh).
Với trường hợp Người ăn phải nang sán>> có sán trưởng thành sinh sống lâu trong bụng tới mức nó bắt đầu sinh sản, nếu chả may trong quá trình nó đứt đốt sinh sản, có trào ngược nhu động ruột thế nào đó khiến đốt sán đi ngược lên trên, lúc này tương đương với người nuốt vào cực kỳ nhiều trứng sán, thì mới có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán (tự nhiễm) từ sán trưởng thành trong cơ thể.
Trường hợp này lại cực thấp, ít ai bị trào động ngược. Hơn nữa, vì khi sán trưởng thành, ỉa ra phân đoạn của sán là người đã có các biểu hiện khác để phát hiện ra có sán.
Em với cụ đang nói ở trường hợp người ăn thịt lợn có nang sán, trong trường hợp bình thường này nó sống cộng sinh trong ruột người, sinh sản cho tới con sán già và chết trừ khi có chuyện trào ngược như đã tả ở trên (xác suất là vô cùng thấp, như em đã nói).
 
Chỉnh sửa cuối:

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Giờ xét nghiệm cccm Of em nghĩ đa số đều bị nhiễm ký sinh trùng: giun sán.
Dạ giun sán, ký sinh trùng nói chung thì nhiều, nhưng chỉ riêng sán thì không tới mức như thế!
Ví dụ với các bài viết 2019 về sán lợn, có biểu hiện chạy tội cho CT tỉnh, người viết bài chơi trò đánh lận con đen lập loè lấy tỷ lệ nhiễm giun sán nói chung, thay cho tỷ lệ nhiễm sán lợn. Thế là ra những bài như là có những vùng tỷ lệ nhiễm giun sán lên tới 25%. Thậm chí có những bài ghi chung ký sinh trùng, ta có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở 1 số tỉnh lên tới hơn 80%.
Trong khi mà lẽ ra họ cần lấy tỷ lệ nhiễm sán ở người, con số xưa cũ 2008 ở các tỉnh có tỷ lệ nhiễm sán cao là chỉ từ 2-6%. Nay là 2019, tỷ lệ nhiễm sán lẽ ra phải thấp đi, do tập quán dùng nhà vệ sinh tự hoại.
Và họ nhập nhèm ở chỗ hơn 200 cháu bé ở Bắc Ninh này đã dương tính với test có sán có nghĩa đã từng hoặc đang nhiễm, tỷ lệ nhiễm như thế, theo em, thật sự là cao bất bình thường chứ chả phải thấp.
 

khanizme

Đi bộ
Biển số
OF-761892
Ngày cấp bằng
5/3/21
Số km
6
Động cơ
42,760 Mã lực
Tuổi
26
dành vài phút để xem video về thuốc tẩy giun Fugacar, có thể sẽ giúp ích được cho nhiều bác
 

Noithat399

Xe hơi
Biển số
OF-761722
Ngày cấp bằng
3/9/20
Số km
107
Động cơ
62,000 Mã lực
Tuổi
38
Giờ ăn uống cũng sợ. Kg bệnh thì thuốc sâu, hóa chất...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top