Đúng là có những việc lỗi là do chúng ta,và chính chúng ta làm họ trở nên hư,và bởi vì dân mình hiểu biết luật pháp qua ít, vì vậy khi chúng ta mắc lỗi nhỏ đáng lẽ chỉ bị cảnh cáo nhưng họ nói lỗi của mịnh bị phạt như thé này thế kia...the là mình sợ và vội vàng chia tiền...
và thật đen đủi cho bác,ho chưa đủ "chỉ tiêu" để bỏ qua cho bác
Cái câu phạt 150 giữ xe 30 ngay em thấy ho áp dụng trong mọi trường hợp.
Em gửi cho bác 1 bài về gương chiếu hậu cho xe moto xe găn máy.
http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/226522/
Xe gắn máy đi trong nội đô có phải gắn gương chiếu hậu?
Thứ hai, 6/10/2008, 14:49 GMT+7
Theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về giao thông nếu người điều khiển môtô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu sẽ bị xử phạt hành chính. Nhưng trong một thời gian dài từ khi Nghị định được ban hành cho đến nay, gương chiếu hậu còn nhiều chuyện để bàn.
Khó thi hành
Việc xe gắn máy và môtô cần phải có gương chiếu hậu khi tham gia lưu thông trên đường về lý thuyết hoàn toàn đúng. Người tham gia giao thông cần phải có gương chiếu hậu để biết các phương tiện phía sau xin vượt hoặc khi rẽ sang đường. Nhưng trong nội đô, các luồng giao thông đan xen, chồng chéo và tình trạng ùn tắc đường thường xuyên chính là lý do được “nại” ra cho việc không chấp hành luật của người dân.
“Để có thể đi xe trong đường nội đô đã rất khó, nhưng việc đi xe có thêm 2 gương chiếu hậu càng khó hơn bởi giao thông đông đúc, rất dễ gây vướng và cản trở khi đi trên đường. Bản thân tôi đã phải thay 3 cái gương vì mỗi khi tắc đường, các xe máy chen chúc nhau làm vỡ gương là điều rất dễ xảy ra.
Rất nhiều trường hợp vi phạm về gương chiếu hậu (ảnh chụp trên đường Khâm Thiên, Ô Chợ Dừa)
Cho nên tôi không lắp gương chiếu hậu nữa” - anh Nguyễn Dương Minh, một người đi xe máy tâm sự. Anh còn cho biết, nhiều người lắp gương chiếu hậu là để đối phó với quy định chứ họ cũng rất ít khi nhìn vào gương khi rẽ sang đường.
Hầu hết, những người tham gia giao thông không lắp gương chiếu hậu đều cho rằng, nếu đi ngoài đường quốc lộ và đường liên tỉnh thì việc có gương chiếu hậu cần thiết bao nhiêu thì việc trong nội đô phải có gương chiếu hậu cần được xem xét lại.
Cần có chế tài cụ thể và rõ ràng
Các yêu cầu cơ bản đối với việc sử dụng gương lắp trên xe máy 2 bánh được quy định tại tiêu chuẩn TCVN 6770-2001: Theo đó, xe gắn máy 2 bánh có vận tốc tối đa theo thiết kế không vượt quá 50km/h phải được gắn ít nhất 1 gương chiếu hậu ở bên trái phương tiện.
Theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về giao thông:
Nếu người điều khiển môtô, xe gắn máy không có các thứ sau:
- Còi;
- Đèn chiếu sáng gần xa;
- Đèn soi biển số;
- Đèn báo hãm (phanh);
- Đèn tín hiệu (xi nhan);
- Gương chiếu hậu;
- Hoặc có những thứ đó nhưng không có tác dụng.
Sẽ bị phạt tiền từ 20.000-50.000 đồng.
Phương tiện có vận tốc tối đa theo thiết kế vượt quá 50km/h và các phương tiện 3 bánh phải được lắp 2 gương, 1 bên trái, 1 bên phải phương tiện. Nhưng người dân thường tháo gương chiếu hậu trên xe máy… cho “gọn”!
Thượng tá Trần Sơn - Phó trưởng phòng Hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ của Cục C26 cho biết: Trên đường quốc lộ nếu phương tiện tham gia giao thông không có gương chiếu hậu hoặc chỉ có một bên sẽ bị xử phạt. Còn trong nội đô, xe gắn máy có một gương chiếu hậu bên trái sẽ không bị phạt.
Tuy nhiên, việc vi phạm luật của người tham gia giao thông mà không có gương chiếu hậu cả ngoại thành lẫn nội đô vẫn tồn tại nhiều. Lý do người dân nêu ra để “chống chế” cho việc không lắp gương chiếu hậu là do bản thân người tham gia giao thông chưa có nhận thức đúng đắn về tác dụng của gương chiếu hậu và đang coi thường mạng sống của chính mình.
Thượng tá Trần Sơn cho biết thêm: Sắp tới chúng tôi sẽ kiến nghị để hoàn chỉnh Luật Giao thông đường bộ nhằm giảm thiểu tình trạng “chống chế” như hiện nay.
Trong thực tế, việc xử phạt xe môtô không có gương chỉ có mức từ 20-50 nghìn đồng còn quá nhẹ nên vi phạm này diễn ra thường xuyên trên đường nội đô. Để xử phạt những người vi phạm giao thông không có gương chiếu hậu hiện nay các Đội Cảnh sát giao thông trên địa bàn Hà Nội hầu như “đếm không xuể”.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nên có nghiên cứu và đưa ra quyết định rõ ràng hơn về việc có hay không việc xe gắn máy đi trong nội đô phải gắn gương chiếu hậu và mức xử phạt ra sao để tránh tình trạng người dân “không biết” nên có 1 hay 2 gương chiếu hậu trong khi tham gia lưu thông trong nội đô như hiện nay.