Ô hay, clip nó ghi rõ SG ko ghi thì người ta cũng biết mà. Chạm gì đến cụ à?
Còn em nói thật, cướp mà liên quan đến miếng ăn thì nó phản cảm, chứ cướp những đồ có giá trị tinh thần thì lại chả đến nỗi. Ví dụ như bên Trung Quốc nó có tục tranh cướp tú cầu của các nhà phú gia ngày xưa, đó là văn hóa đẹp mà
E sống ở SG đã 46 năm, nêu tuổi thơ trải qua khoảng vài chục lần đi "giật cô hồn" nhé, SG không gọi là cướp cô hồn.
Cô hồn là những vong hồn cô độc, không người thờ cúng. Theo tín ngưỡng Tàu, đến tháng 7 âm lịch Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục để cô hồn lên trần gian kiếm ăn. Vậy nên người miền Nam gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Tháng cô hồn thì công việc làm ăn buôn bán sẽ không thuận lợi.
Người Tàu làm nghề thương mại thường cúng cô hồn mong rằng cho trong năm công việc làm ăn sẽ không bị cô hồn quấy phá. Phong tục cúng cô hồn là dân miền Nam bắt chước dân Tàu làm nghề thương mại.
Tuy nhiên phong trào cúng cô hồn chỉ ở những khu buôn bán là chính, sau này mới lan ra khắp miền Nam, nhưng cũng chỉ ở vùng đô thị, Quê nội em ở vùng làm nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, hoàn toàn không có phong tục cúng cô hồn.
Thời còn bao cấp, SG cũng nhiều nhà cúng cô hồn, tuy nhiên do kinh tế còn nghèo, nên chỉ cúng mía + cóc + ổi + bánh ngọt rẻ tiền + vài đồng xu lẻ. Mỗi mùa cúng cô hồn là niềm vui của bọn trẻ, tranh nhau cướp đồ cúng cô hồn ăn vui vẻ.
Sau này kinh tế khá lên, nhiều người bày ra cúng gà quay, heo quay và cúng nhiều tiền mặt. Lòng tham nổi lên, nên người lớn cũng rủ nhau đi giật cô hồn.
Nhiều nhà giàu người Tàu, cúng cô hồn rất lớn, có khi 1 mâm cúng đến vài triệu tiền mặt + 1 con heo quay ...họ vẫn quan niệm cúng cô hồn xong có người giật là may mắn cả năm.
Hồi Sacombank còn ông Đặng Thành và sau nay là ông Trầm Bê làm chủ tịch HĐQT. 2 ông này là dân gốc Tàu nên cúng cô hồn rất lớn. Thiên hạ đến giật cô hồn và thiên hạ đến hóng chật cả 1 đoạn đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Bảo vệ chặn vòng ngoài, người của Sacombank tung tiền từ trên trong. Báo chí chửi ầm lên
video.kenh14.vn