Ngày hôm sau...
Sáng ngắc ngư 1 lúc rồi cũng phải dậy, tắm rửa vệ sinh xong đi ăn sáng. Lại phở vịt quay, sao hôm nay bánh phở cứng thế? Chắc tại người mệt thôi, mấy lão đi cùng an ủi thế.
Ngược về lịch sử nào.
Híc, sao lại có người vô tâm, vô trách nhiệm đến thế cơ chứ, viết tên cột mốc mà còn sai. Đường HCM thì lại viết Đường HCW.??!!!??????
Đây là km 0 của đường Hồ Chí Minh, nhưng là đường HCM đời mới. Đường mòn HCM lừng lẫy lịch sử có km0 tại thị trấn Cừa, huyện Tân Kỳ, Nghệ an nhé. Cột mốc đó vẫn còn, ngay bên cạnh ngã tư to uỳnh trên đường HCM (là ngã 4 có vòng xuyến lớn - vòng xuyến đầu tiên trên đất Nghệ an nếu đi từ HN vào theo đường HCM)
Pác Pó cách Tp Cao bằng
Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó (tên địa phương có nghĩa là "đầu nguồn"), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (đều trên núi Các Mác), suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành, v.v...
Ngày 8 tháng 2 năm 1941, khi về nước, Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong hang Cốc Bó và đặt tên dòng suối trước cửa hang là "suối Lênin" và ngọn núi có hang này là "núi Các Mác". Trước năm 1979 hang Cốc Pó rộng khoảng 15m³, trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra, nguồn của con suối là bên phía Bắc của ngọn núi này và thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, quân Trung Quốc đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Pó. Ngày nay, hang Cốc Pó được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch.
Đúng là di tích đặc biệt, WC rất xịn và khách sử dụng dịch vụ tự bỏ tiền vào thùng - không có người giám sát. Thế thì cháu cũng văn minh, 2k ủng hộ sự văn minh. Thùng rác được đặt khá nhiều và cũng rất văn hóa
Và đây là khu tưởng niệm - cháu chụp bên cạnh nên không được chuẩn lắm
Nghe thuyết minh lịch sử của Bác - những dấu ấn lịch sử trong quá trình làm cách mạng. Nghe thật xúc động, các cháu nhỏ mà được đi những điểm này thì yêu Tổ quốc lắm lắm
Đây suối Lê nin
Kia núi Marx
Bàn đá chông chênh dịch sử Đ. /Cuộc đời cách mạng thật là sang
Suối nguồn - nước trong vắt, cháu cũng rửa cái mẹt cho sáng sủa, uống tý nước cho thanh tịnh tâm hồn...
.....
Trông vời lưng núi
Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây
Chiều nay tiếng ai đang " lượn " về trên đèo
Kể rằng Người về đây , nhà in lưng đá
Người về quê ta tấm áo chàm tình thương quê nhà
Ơ rừng Pác Bó quê ta nhớ rừng xưa ôm bóng Người
Bước chân Người đi đất chuyển dời theo Người
Người về rừng núi bóng Người vì sao trong sáng.
Bóng đa Tân Trào đọng lời thiết tha
Nắng in Ba Đình còn nghẹn lòng ta
Suối reo dưới chân Người qua
Đất rung tiếng ca nở hoa tháng Tám
Khuổi Nậm còn reo nhịp theo mong nhớ Người
Nương đồi bát ngát, gió ngàn vờn mây nắng chiều về đây
Lắng nghe sáo ai bay dập dìu trên đèo
Kể rằng Người còn đây
Người cao hơn núi tưởng chừng trông theo bóng dáng
Người còn in trên đèo.
Ơ bản Pác Bó quê ta mấy mùa qua nghe tiếng Người
Sắn vươn đồi xưa ,lúa ngập vàng đôi bờ
Người về chỉ lối,theo người ngày mai tươi sáng
Bát cơm mong chờ người già ước mơ
Líu lo i tờ môi đọng trẻ thơ
Bác ơi tóc sương bạc phơ
Núi cao suối sâu thủ đô yêu dấu
Khuổi Nậm còn vang lời ca mong nhớ...Người.