Cười thắt ruột với văn mô tả của trẻ

NguoiGia

Xe tăng
Biển số
OF-14583
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
1,200
Động cơ
525,840 Mã lực
Không hiểu có phải vì như thế này mà các cô giáo đều trẻ hơn tuổi thật?:^)
 

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
3,338
Động cơ
494,930 Mã lực
Em còn nhớ hồi em học lớp 4 có đứa bạn bị xếp hạnh kiểm trung bình vì dám tả con lợn có đôi mắt giống mắt thầy hiệu trưởng :21::21::21:
Hồi nhỏ lớp cháu đi thăm quan Côn Sơn, có đứa con gái reo ầm lên khi thấy con trâu: Ôi chúng mày ơi, con bò đen.:)
HN ngày xưa xe bò kéo đầy đng, chả biết con trâu sao nữa
 

vudinhquang

Xe container
Biển số
OF-32739
Ngày cấp bằng
1/4/09
Số km
7,080
Động cơ
543,606 Mã lực
trẻ có những suy nghĩ đó rất lô gic.biết suy luân và ví von thế mới thông minh.những trẻ mà không như trên chứng tỏ rất máy móc,không có suy luận.dập khuôn theo thày cô
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
551,818 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Học sinh bây giờ Văn - Sử - Địa đều yếu , chẳng hiểu sao nữa:^):^):^)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Một số vụ gây vãi hài điển hình của các em học sinh :



- Có em lớp 7 hay 8 gì đó, cô giáo bắt bình ca dao tục ngữ câu: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. em đó trả nhời là : " Khu vực Hồ Tây vốn dĩ nổi tiếng với chuống chùa trấn Vũ và món canh gà Thọ Xương, ăn một lần rồi cứ nhớ mãi vị thơm ngon của nó " :21::21::21:


- Một bài nữa là tả về người mẹ : một em học sinh tương ngay một câu thế này: "thân hình mẹ em rất to lớn, mấy chú bộ đội ôm không xuể". :)):))



- Một em học sinh # lại tả về mẹ mình như sau :" Mẹ em rất béo, bụng mẹ em to như con chó bông xù mà em hay ôm khi đi ngủ, lý do mà mẹ em béo chắc là do mẹ ăn nhiều thịt mỡ quá. Em mong mẹ sẽ chăm tập thể dục để thân thể được gầy lại " :)):)):))



- Cô giáo bắt làm bài văn với tiêu đề "Ước mơ sau này e sẽ làm gì" có cháu học sinh làm thế này "Sau này e ước mơ được làm nghề chở thịt lợn như bố em để giúp dân sống qua ngày đoạn tháng". :21::21::21:




- Tả về con chó một học sinh tả như sau :" Nhà em có 1 con chó rất khôn, nó đi đâu bố em theo đấy " chả hiểu con chó khôn hay ông bố khôn nữa :)):)):))



- Một học sinh tả về ông ngoại mình nhứ thế này:" ông ngoại em ngồi ăn gặm xương như con chó nhà bà T hàng xóm...:21::21::21:




- Một em # lại tả con mèo như sau :" Con mèo nhà em mình nó to bằng lon bia 333, chân nó to bằng cái nem chua " :)):)):))
 
Chỉnh sửa cuối:

HONGDAxin

Xe đạp
Biển số
OF-32234
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
34
Động cơ
479,320 Mã lực
Không phải lỗi tại cháu mà tại hệ thống giáo dục, tại người lớn cả
 

MP4-22

Xe điện
Biển số
OF-7284
Ngày cấp bằng
20/7/07
Số km
2,637
Động cơ
565,720 Mã lực
Nơi ở
Quan Nhân, Hà Nội
Học sinh cấp 3 còn như thế này thì....:77::77:
“Anh Tràng một lần lên chơi thành phố, đi ngang qua cánh đồng thấy các cô thợ gặt duyên dáng đang gặt lúa bèn hứng chí hò vài câu trêu ghẹo. Thấy Tràng bảnh bao, các cô tranh nhau đáp lại. Thị, cô gái có giọng hò hay nhất đã vượt qua các “ứng cử viên” khác để trở thành vợ Tràng…”.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Học sinh cấp 3 còn như thế này thì....:77::77:
“Anh Tràng một lần lên chơi thành phố, đi ngang qua cánh đồng thấy các cô thợ gặt duyên dáng đang gặt lúa bèn hứng chí hò vài câu trêu ghẹo. Thấy Tràng bảnh bao, các cô tranh nhau đáp lại. Thị, cô gái có giọng hò hay nhất đã vượt qua các “ứng cử viên” khác để trở thành vợ Tràng…”.

bài văn của học sinh cấp III đây kụ ợ :D





Những bài văn tốt nghiệp hài hước



Có lẽ do “ngấm” chưởng nhiều quá một thí sinh đã viết: ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết...


Bài thi tốt nghiệp THPT của học sinh Hà Nội dù khá so với mặt bằng của cả nước nhưng những lỗi mà học sinh mắc phải ngô nghê khiến giám khảo cười như mếu...

Lui Aragông là người Pháp nhưng học sinh cứ viết hồn nhiên rằng đó là một người Nga, sinh ra ở vùng Sông Đông cùng với Sôlôkhốp.
Có thí sinh hoặc nhầm Lui Aragông với Mácxim Goócki hoặc có thí sinh nêu tên tác giả là Lui Aragông nhưng toàn trích tác phẩm của Mácxim Goócki.

Dù đề thi đã nêu rõ: nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, có thí sinh sau khi đã lan man đủ điều về tác phẩm liền gán ngay Vợ nhặt cho nhà văn Nguyễn Tuân.

Một ví dụ khác, khi viết về tình huống độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt, có học sinh miêu tả rất nhiệt tình về nạn đói nhưng không phải là năm 1945 mà khẳng định đó là nạn đói năm 2000...
Viết về Người lái đò trên sông Đà, tác giả dùng từ “ông đò” để tạo ra định danh cho một con người vô danh thì có những thí sinh lại dùng “lão” lái đò, một từ để gọi nhân vật khi không có thiện cảm.

Thí sinh viết: lão mới 70 tuổi nhưng trông như một chàng trai trẻ; hoặc: “bọn đá” gầm ghè; có thí sinh viết: “ông” lái đò trên sông Đà đã dùng hết sức bình sinh nhưng kết quả cũng chẳng có gì.
Trong bài Việt Bắc có hình ảnh kẻ ở người đi phải là người chiến sĩ Cách mạng và chiến khu Việt Bắc, có học sinh nhầm lẫn và phân tích đó là tình cảm của một cặp vợ chồng và cả bài chỉ đi phân tích nỗi nhớ nhung của phụ nữ nhớ chồng khôn nguôi và sa đà vào việc miêu tả tình cảm riêng tư của 2 người.

Có thí sinh đã mạnh dạn thay đổi hẳn người tình cho nhân vật Chí Phèo khi nói đến tình huống độc đáo của Vợ nhặt. Thí sinh này viết: Trong văn học Việt Nam, những tình yêu đẹp thường bắt đầu từ những tình huống kỳ lạ. Ví dụ chuyện tình cảm mang đậm tính nhân đạo của Chí Phèo và Nguyệt (Nguyệt là nhân vật trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng).
Sai lỗi chính tả là điều không mấy ngạc nhiên hoặc các lỗi khác như: câu không có chủ ngữ, nhầm trạng ngữ thành chủ ngữ...
Lý giải những lỗi văn chương đã nói ở trên, một nữ giám khảo cho rằng học sinh đã nắm kiến thức không chắc, không chăm, hoặc học vội quá nên bị “lú” mặc dù chương trình ngữ văn lớp 12 không khó.

Một nguyên nhân khác là do các em tiếp cận với ngôn ngữ rút gọn nhiều trong ngôn ngữ đối đáp, trong chuyện tranh... khiến sự diễn đạt trong văn chương trở nên không đến đầu đến đũa, cắt xén từ ngữ.
Một giám khảo tâm sự: "Trong khi chấm bài, đôi lúc các thày cô giáo cũng đọc to những câu viết ngây ngô, hoặc những khám phá kỳ cục của của học sinh cho đỡ căng thẳng, nhưng đi liền sau đó cảm giác phiền lòng, là nỗi buồn hơn là vui".


(Tiền Phong)​
 
Chỉnh sửa cuối:

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
3,338
Động cơ
494,930 Mã lực
Một số vụ gây vãi hài điển hình của các em học sinh :


- Tả về con chó một học sinh tả như sau :" Nhà em có 1 con chó rất khôn, nó đi đâu bố em theo đấy " chả hiểu con chó khôn hay ông bố khôn nữa :)):)):))



- Một học sinh tả về ông ngoại mình nhứ thế này:" ông ngoại em ngồi ăn gặm xương như con chó nhà bà T hàng xóm...:21::21::21:




- Một em # lại tả con mèo như sau :" Con mèo nhà em mình nó to bằng lon bia 333, chân nó to bằng cái nem chua " :)):)):))

Có cháu tả con chó thế này : Con chó nhà em khôn lắm, nhiều lúc thấy nó còn khôn hơn cả em:)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Đây là những bài tập làm văn... dựng tóc gáy :D




"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".

Đây chỉ là một trong những "áng văn" độc đáo mà tôi đã gặp trong quá trình dạy học. Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..." và đã áp dụng khá nhuần nhuyễn khi làm bài văn "Tả con gà nhà em".


Còn đây là bài văn "Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em": "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'". (Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất).


Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi", thì tả cô giáo: "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là...". (Xin lỗi, tôi không thể tiết lộ (...) được).


Khi cô giáo ra đề bài: "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian", có em đã viết: "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã". Chao ôi! Sự tưởng tượng này rất có thể bắt nguồn từ thực tế em được chứng kiến các cuộc nhậu triền miên ở xung quanh.:)):)):))



Một học sinh mê truyện trinh thám thì tả tiết học trong lớp như thế này: "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...".


Với đề bài "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em", một học sinh "tả thực" như sau: "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".:)):)):))



Ca dao, tục ngữ vốn là những thứ rất thân thuộc với người Việt từ nhỏ. Thế mà học sinh, sinh viên của chúng ta cũng có những kiến giải rất lý thú. Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...". Hay như câu "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" có người giải thích một cách đầy "sáng tạo": "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".:21::21::21:






Còn đây là những bài văn mất ngủ :21:




Một học sinh “miêu tả hình dáng cô giáo em”:

“Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn...(?!)”

Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.



Xin nêu một số dẫn chứng về “kết quả” dạy và học văn hiện nay:



1. Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.



Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?

2. Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.”

3. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.

Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:

... “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liều” hay còn gọi là “Đoạn trường thất thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...”(!!).

4. Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?

Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:

“... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn”. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...”.

5. Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.

Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:

“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi”.

6. Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.

Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:

“... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...”.

7. Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:

“Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”(!!!).



8. Em hãy tả con gà trống nhà em:

"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?



9. “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :

- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.

- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.

- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.

- Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.

- Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.

- Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.:)):)):))
 
Chỉnh sửa cuối:

tptitoe

Xe tăng
Biển số
OF-15351
Ngày cấp bằng
27/4/08
Số km
1,679
Động cơ
528,800 Mã lực
Đọc mấy bài của các cụ sưu tầm, nhà cháu lại nhớ thàng cu nhà cháu hồi nhỏ làm bài văn tả em gái có đoạn như sau
"....Mắt em đen lay láy (nhưng vẫn có lòng trắng)..."
Cô giáo lấy đoạn văn này "nêu gương" trong buổi họp phụ huynh và nói thêm: "Em này có tính rất cẩn thận, viết như vậy là vì sợ mọi người hiểu nhầm em mình mắt không có lòng trắng" Hôm đó nhà cháu ngồi họp mà luôn cười tủm đén lúc về.
 

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
3,338
Động cơ
494,930 Mã lực
Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?
----------------------------


Cháu vỡ bụng mất rồi,:)):)):)) gấu nó nhìn cháu đầy nghi ngờ, tưởng lại lên cơn
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?
----------------------------


Cháu vỡ bụng mất rồi,:)):)):)) gấu nó nhìn cháu đầy nghi ngờ, tưởng lại lên cơn

thôi hãm đi ko lại bị " bốp - bốp - bốp " như em lúc này bi giờ - thôi em chui xuống gầm giường đây :)):)):))
 

hieu0210

Xe buýt
Biển số
OF-18683
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
523
Động cơ
509,010 Mã lực
Nơi ở
Nhạc Vàng FANCLUB !
Một số vụ gây vãi hài điển hình của các em học sinh :



- Có em lớp 7 hay 8 gì đó, cô giáo bắt bình ca dao tục ngữ câu: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. em đó trả nhời là : " Khu vực Hồ Tây vốn dĩ nổi tiếng với chuống chùa trấn Vũ và món canh gà Thọ Xương, ăn một lần rồi cứ nhớ mãi vị thơm ngon của nó " :21:


- Một bài nữa là tả về người mẹ : một em học sinh tương ngay một câu thế này: "thân hình mẹ em rất to lớn, mấy chú bộ đội ôm không xuể". :))



- Một em học sinh # lại tả về mẹ mình như sau :" Mẹ em rất béo, bụng mẹ em to như con chó bông xù mà em hay ôm khi đi ngủ, lý do mà mẹ em béo chắc là do mẹ ăn nhiều thịt mỡ quá. Em mong mẹ sẽ chăm tập thể dục để thân thể được gầy lại " :))



- Cô giáo bắt làm bài văn với tiêu đề "Ước mơ sau này e sẽ làm gì" có cháu học sinh làm thế này "Sau này e ước mơ được làm nghề chở thịt lợn như bố em để giúp dân sống qua ngày đoạn tháng". :21::21:




- Tả về con chó một học sinh tả như sau :" Nhà em có 1 con chó rất khôn, nó đi đâu bố em theo đấy " chả hiểu con chó khôn hay ông bố khôn nữa :)):))



- Một học sinh tả về ông ngoại mình nhứ thế này:" ông ngoại em ngồi ăn gặm xương như con chó nhà bà T hàng xóm...:21:




- Một em # lại tả con mèo như sau : " Con mèo nhà em mình nó to bằng lon bia 333, chân nó to bằng cái nem chua " :)):)):))



con mèo này ở nhà ông nào chuyên uốn bia 333 rồi - còn người mẹ gì mà bé thế mấy chú bộ đội ôm ko xuể vậy :)):)):)):))
 

Huyndaicounty

Xe buýt
Biển số
OF-7229
Ngày cấp bằng
19/7/07
Số km
961
Động cơ
549,796 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Bố em nấu giả cầy lợn, cả nhà ăn như chó:)):)):))
 

hieu0210

Xe buýt
Biển số
OF-18683
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
523
Động cơ
509,010 Mã lực
Nơi ở
Nhạc Vàng FANCLUB !
đâu roài ko thấy ai dám ra nhận mèo của mình hở :21:
 

Tuan.estc

Xe tải
Biển số
OF-35531
Ngày cấp bằng
18/5/09
Số km
453
Động cơ
477,860 Mã lực
Nơi ở
Ngọc Lâm, Long Biên
Trí tuong tuong phong phú quá :102:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top