Tranh thủ giờ nghỉ trưa, anh Thắng ở Khâm Thiên (Hà Nội) mang chiếc Yamaha mới mua của mình đi lắp thêm phụ kiện trang trí tại một của hàng trên phố Huế rồi hẹn đến chiều tối mới quay lại lấy xe. Hai tuần sau, khi mang xe đi bảo dưỡng tại hãng, anh giật mình khi các nhân viên kỹ thuật của Yamaha cho biết xe của anh đã bị thay rất nhiều đồ...
Đến khi biết được bộ chế hòa khí, bộ giảm xóc và acqui trên xe của mình không còn mang nhãn Yamaha như lúc mới mua, anh Thắng mới sực nhớ đến cửa hàng độ xe máy trên phố Huế hai tuần trước. Anh vội vàng trở lại cửa hàng, định bụng sẽ làm cho ra nhẽ, nhưng chưa kịp giải thích gì thì đã bị chủ cửa hàng ở đây mắng cho xối xả. Biết là không có cách nào chứng minh mình đã bị lừa, anh đành ngậm ngùi mang sự bực tức quay về nhà.
Chị Hồng ở Thái Hà (Hà Nội) cũng một lần rơi vào hoàn cảnh tương tự. Chiếc xe của chị sau khi được một cửa hàng trên phố Nguyễn Công Trứ lắp thêm phụ kiện bảo vệ đã bị xước sơn, nứt yếm và méo ống xả. Lúc chị quay lại đòi cửa hàng bồi thường, chủ cửa hàng không những chối bỏ trách nhiệm mà còn dùng những từ ngữ rất thiếu văn hóa để dọa nạt chị.
Trường hợp của anh Thắng và chị Hồng không phải là hiếm khi xảy ra đối với những người từng mua phụ kiện xe máy tại khu vực chợ Trời, Nguyễn Công Trứ và phố Huế. Đây là khu chợ rất phức tạp, người mua hàng nếu không cảnh giác sẽ rất dễ bị mắc lừa.
Một góc chợ phụ kiện xe máy trên phố HuếTại khu vực này, người ta bán đủ loại phụ kiện, có nguồn gốc rõ ràng cũng có, không nguồn gốc xuất xứ cũng có. Các loại phụ kiện này được bày bán lẫn lộn, người không biết nhiều về xe máy khó mà phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Giá bán thường bị nói thách lên rất cao, nhất là đối với những phụ kiện nâng cấp xe. Không những thế, giá còn rất lộn xộn. Cùng một sản phẩm, mỗi cửa hàng có khi bán một giá khác nhau. Nếu không biết mặc cả, có thể bạn sẽ phải trả tiền gấp rưỡi đến gấp đôi so với giá thực tế.
Đó là chưa kể đến sự lộn xộn, bát nháo diễn ra dọc các cửa hàng khu vực này. Có không ít các trường hợp người mua hàng bị mất cắp, bị móc túi, thậm chí bị mất xe, nhất là đối với những người là nữ giới.
Nhiều trường hợp trước khi mang xe đến lắp đồ xe còn nguyên vẹn thì khi về xe đã bị trầy xước hoặc nứt méo. Nguyên nhân là do một số cửa hàng lắp rất ẩu, đặc biệt là khi bạn không chú ý quan sát.
Theo kinh nghiệm của một số người, bạn hoàn toàn có thể tránh được những tình huống như trên.
Nếu bạn là nữ, hãy đi cùng một người nam giới am hiểu về phụ kiện xe máy. Các cửa hàng ở đây hay nhìn mặt mà lựa thách giá. Nữ giới và những người không có kinh nghiệm thường bị hét giá rất cao.
Tiếp theo, trước khi mua một loại phụ kiện nào đó hãy đi qua một vài cửa hàng để đối chiếu giá. Hãy mặc cả một cách cứng rắn để có được giá tốt.
Bạn cũng nên hỏi rõ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, kiểm tra xem đó có phải là hàng chính hãng hay không. Đối với các phụ kiện đắt tiền, hãy yêu cầu cửa hàng viết giấy bảo hành đầy đủ.
Một điều nữa nên nhớ, đừng bao giờ ra về để xe lại cửa hàng. Làm như vậy, bạn không thể dám chắc rằng xe của mình sẽ không bị thay đồ. Kinh nghiệm cho thấy dù có phát hiện ra phụ tùng giả trên xe, bạn cũng khó có thể lật lại được chủ cửa hàng.
Trong khi chờ đợi thợ kỹ thuật lắp phụ kiện lên xe, hãy quan sát kỹ lưỡng và đừng quên nhắc nhở họ làm cẩn thận. Bạn cũng phải luôn chú ý đến túi xách và đồ đạc mang theo người để tránh bị mất cắp.
Cuối cùng, hãy thực hiện nguyên tắc chỉ lắp thêm những gì mình thực sự cần. Cân nhắc kỹ lưỡng những lời tư vấn của chủ cửa hàng, nếu không có thể bạn sẽ mất tiền mua phải những thứ vô ích, thậm chí là tiền mất tật mang cho chiếc xe của mình.
Đến khi biết được bộ chế hòa khí, bộ giảm xóc và acqui trên xe của mình không còn mang nhãn Yamaha như lúc mới mua, anh Thắng mới sực nhớ đến cửa hàng độ xe máy trên phố Huế hai tuần trước. Anh vội vàng trở lại cửa hàng, định bụng sẽ làm cho ra nhẽ, nhưng chưa kịp giải thích gì thì đã bị chủ cửa hàng ở đây mắng cho xối xả. Biết là không có cách nào chứng minh mình đã bị lừa, anh đành ngậm ngùi mang sự bực tức quay về nhà.
Chị Hồng ở Thái Hà (Hà Nội) cũng một lần rơi vào hoàn cảnh tương tự. Chiếc xe của chị sau khi được một cửa hàng trên phố Nguyễn Công Trứ lắp thêm phụ kiện bảo vệ đã bị xước sơn, nứt yếm và méo ống xả. Lúc chị quay lại đòi cửa hàng bồi thường, chủ cửa hàng không những chối bỏ trách nhiệm mà còn dùng những từ ngữ rất thiếu văn hóa để dọa nạt chị.
Trường hợp của anh Thắng và chị Hồng không phải là hiếm khi xảy ra đối với những người từng mua phụ kiện xe máy tại khu vực chợ Trời, Nguyễn Công Trứ và phố Huế. Đây là khu chợ rất phức tạp, người mua hàng nếu không cảnh giác sẽ rất dễ bị mắc lừa.
Giá bán thường bị nói thách lên rất cao, nhất là đối với những phụ kiện nâng cấp xe. Không những thế, giá còn rất lộn xộn. Cùng một sản phẩm, mỗi cửa hàng có khi bán một giá khác nhau. Nếu không biết mặc cả, có thể bạn sẽ phải trả tiền gấp rưỡi đến gấp đôi so với giá thực tế.
Đó là chưa kể đến sự lộn xộn, bát nháo diễn ra dọc các cửa hàng khu vực này. Có không ít các trường hợp người mua hàng bị mất cắp, bị móc túi, thậm chí bị mất xe, nhất là đối với những người là nữ giới.
Nhiều trường hợp trước khi mang xe đến lắp đồ xe còn nguyên vẹn thì khi về xe đã bị trầy xước hoặc nứt méo. Nguyên nhân là do một số cửa hàng lắp rất ẩu, đặc biệt là khi bạn không chú ý quan sát.
Theo kinh nghiệm của một số người, bạn hoàn toàn có thể tránh được những tình huống như trên.
Nếu bạn là nữ, hãy đi cùng một người nam giới am hiểu về phụ kiện xe máy. Các cửa hàng ở đây hay nhìn mặt mà lựa thách giá. Nữ giới và những người không có kinh nghiệm thường bị hét giá rất cao.
Tiếp theo, trước khi mua một loại phụ kiện nào đó hãy đi qua một vài cửa hàng để đối chiếu giá. Hãy mặc cả một cách cứng rắn để có được giá tốt.
Bạn cũng nên hỏi rõ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, kiểm tra xem đó có phải là hàng chính hãng hay không. Đối với các phụ kiện đắt tiền, hãy yêu cầu cửa hàng viết giấy bảo hành đầy đủ.
Một điều nữa nên nhớ, đừng bao giờ ra về để xe lại cửa hàng. Làm như vậy, bạn không thể dám chắc rằng xe của mình sẽ không bị thay đồ. Kinh nghiệm cho thấy dù có phát hiện ra phụ tùng giả trên xe, bạn cũng khó có thể lật lại được chủ cửa hàng.
Trong khi chờ đợi thợ kỹ thuật lắp phụ kiện lên xe, hãy quan sát kỹ lưỡng và đừng quên nhắc nhở họ làm cẩn thận. Bạn cũng phải luôn chú ý đến túi xách và đồ đạc mang theo người để tránh bị mất cắp.
Cuối cùng, hãy thực hiện nguyên tắc chỉ lắp thêm những gì mình thực sự cần. Cân nhắc kỹ lưỡng những lời tư vấn của chủ cửa hàng, nếu không có thể bạn sẽ mất tiền mua phải những thứ vô ích, thậm chí là tiền mất tật mang cho chiếc xe của mình.