- Biển số
- OF-165336
- Ngày cấp bằng
- 6/11/12
- Số km
- 6,527
- Động cơ
- 406,001 Mã lực
Mới lượm được trên mạng, mọi người xem rồi bình luận
Nguồn gốc và diễn biến căng thẳng về biên giới giữa hai nước:
Biên giới Trung - Xô dài 6540km, gồm hai phần:
- Trung Á (Giữa Tân Cương và Kazakhstan) dài 2960km.
- Viễn Đông (Giữa Mãn Châu và Siberia) dài 3580 km.
Giữa hai phần này là biên giới TQ và Mongolia dài 4000km.
Trong lịch sử có nhiều vụ xung đột giữa hai nước đã xảy ra. Đến TK19 Nga Hoàng và nhà Thanh đã ký các hiệp ước về biên giới như sau:
- Hiệp ước Kia-Khta năm 1727.
- Hiệp ước Ai-Gun năm 1858.
- Hiệp ước Bắc Kinh năm 1860.
- Hiệp ước I-Li (Saint Peterburg) năm 1881.
Các hiệp ước này đã nhượng cho Nga (LX sau này) hoặc xác nhận chủ quyền của Nga với nhiều vùng đất đai có tổng diện tích là 1.557.600km vuông.
Năm 1923 khi nói về lãnh thổ TQ, Tôn Trung Sơn tuyên bố: "Ngoài việc mất Việt Nam, Miến Điện, Triều Tiên, TQ còn mất cả vùng lưu vực các sông Hắc Long Giang, Ot-xu-ri và những vùng phía bắc các sông Hi, sông Kho-Kand và Hắc Long Giang."
Năm 1954, Bắc Kinh cho phổ biến 1 bản đồ TQ ở các trường học, bao gồm các nước: Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Bu-Tan, Nê-Pan (ở phía Nam), một phần các xứ Tajikistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan của LX (ở phía Tây bắc) và một vùng rộng lớn ở phía bắc sông Hắc Long Giang, khu vực cảng Vladivostok và đảo Sakhalinsk của LX (ở phía Đông).
Suốt 12 năm từ sau khi nắm chính quyền, TQ không đả động gì đến vấn đề biên giới. Năm 1959, Bắc Kinh còn ký với LX một hiệp ước về khai thác lưu vực sông Hắc Long Giang, sông Amur (các đoàn chuyên viên Xô - trung còn làm việc với nhau đến năm 1961).
Năm 1962, vụ rắc rối đầu tiên xảy ra ở vùng Tân Cương: 60.000 người Ca-dắc và Mi-ghi-ơ mưu toan vượt biên giới sang vùng Kazakhstan cuả LX và yêu cầu LX cung cấp vũ khí, trang bị. TQ lập tức đóng cửa biên giới, đóng cửa Lãnh sự quán LX ở U-rum-si (Tân Cương). Đồng thời, nhiều cuộc nổi loạn của dân theo đạo Hồi cũng xảy ra, Bắc Kinh cho rằng Lx đã xúi giục hàng vạn người TQ chạy sang Lx.
Năm 1963, ngày 8/3 tờ "Nhân dân nhật báo" lên tiếng chỉ trích các hiệp ước "bất bình đẳng" do Nga Hoàng bắt TQ ký vào TK19 và nói TQ sẽ giành chính quyền vào lúc thích hợp, đòi lại những đất đai đã mất trong đó có các thành phố Vladivostok, Kamchatka, Khabarovsk và nhiều nơi khác ở Viễn Đông.
Cũng ngày 8/3/1963 TQ công khai tuyên bố không thừa nhận các hiệp ước bất bình đẳng nói trên, liên quan đến 1.557.600km vuông đất đai mà nhà Thanh đã ký nhượng cho Nga Hoàng.
Đòi LX phải trả 600 trong số 700 đảo trên các sông Amur và Ot-xu-ri gồm 1036km vuông và một phần rặng núi Pamia giáp Tân Cương gồm 31.080km vuông mà TQ nói LX đã cướp ngoài các hiệp ước bất bình đẳng thời Nga Hoàng.
Ngày 6/9/1963 "Nhân dân nhật báo" nhắc lại vụ Tân Cương và lên án LX xúi giục "những phong trào nổi loạn".
Ngày 20/9/1963, LX trả lời gián tiếp là trong năm 1962 TQ đã xâm phạm lãnh thổ LX 5.000 vụ.
Từ tháng 3 đến tháng 10/1964 hai nước đã mở các cuộc thương lượng về biên giới theo đề nghị của LX.
Ngày 10/7/1964 trong buổi tiếp các sứ giả Nhật, Mao Trạch Đông đã tố cáo LX rằng: Từ 100 năm nay, LX đã xâm lấn của TQ tất cả dải đất từ hồ Baikal đến Vladivostok.
10/1966 Bắc Kinh cho quân bắn vào tàu LX đi trên sông Amur và tổ chức mít tinh dọc bờ sông để đòi lại "đất đai đã bị mất".
Trong buổi mít tinh 11/1966 đón sinh viên TQ bị LX trục xuất, Trần Lô Phu - Thứ trưởng Bộ Giáo dục TQ tuyên bố: " Người TQ chúng tôi có truyền thống chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, chúng tôi quyết tâm bằng mọi nỗ lực của bản thân thu hồi những lãnh thổ đã bị chiếm".
Cuối năm 1966, LX đã huy động khoảng 13 sư đoàn chiến đấu và 50 sư đoàn dự bị đến vùng biên giới phía Đông. Phía TQ có 50 sư đoàn ở vùng Đông Bắc và nửa triệu quân ở vùng Tân Cương.
Cuối 1967, cuộc Cách mạng Văn hóa TQ bùng nổ mãnh liệt, cuộc tranh chống LX cũng tăng lên.
Ngày 15/1/1967 sinh viên TQ gây rối ở Moskov bị LX dập tắt. Để trả đũa, sinh viên và Hồng vệ binh TQ đã vây hãm và đạp phá sứ quán LX ở Bắc Kinh từ 26/1 đến 12/2/1967.
Ngày 2/2/1967 đài Bắc Kinh tố cáo LX âm mưu chống TQ ở hai vùng Hắc Long Giang và Đông Tam tỉnh (Mãn Châu).
Ngày 11/2/1967 quân đội TQ đặt trong tình trạng báo động. Hồng Vệ binh TQ phao tin 1 tiểu đoàn LX tấn công vùng Vladivostok bị TQ đẩy lùi. Đồng thời ở thị trấn Hai-Ho của TQ trên bờ sông Amur xuất hiện những biểu ngữ và loa truyền thanh thóa mạ LX.
Ngày 24/2/1967 LX tố cáo TQ đã nã súng từ bờ Bắc và cho quân (bộ binh và xe cơ giới) vượt sông Ot-xu-ri đóng băng ở nhiều khu vực (vùng Khabarovsk).
Tháng 1/1968 TQ cho quân khiêu khích ở đảo Kơ-kin-skơ trên sông Ot-xu-ri.
Trong suốt thời gian 1967, 1968 tình hình rất căng thẳng nhưng hai bên cố kiềm chế nên không xảy ra xung đột.
II, Vụ xung đột ở đảo Damanski ngày 2/3/1969 và biên giới Trung - Xô căng thẳng trên toàn tuyến:
Mãi đến năm 1969 những cuộc đụng độ thực sự mới xảy ra. Mở đầu là cuộc đụng độ ở đảo Damanski trên sông Ot-xu-ri đầu tháng 3/1969 và sau đó xảy ra vào khoảng tháng 6, tháng 8/1969 ở biên giới Tân Cương và trên sông Amur.
1, Vụ xung đột ngày 2/3/1969 ở đảo Damanski trên sông Ot-xu-ri:
Lực lượng mỗi bên khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh. Đêm 1 rạng 2 tháng 3, TQ cho khoảng 300 quân ngụy trang bò qua sông đóng băng, đổ bộ chiếm đảo Damanski rồi phân tán phục kích, một bộ phận khác triển khai trên bờ sông (đất TQ). Tảng sáng, TQ cho 30 lính công khai từ bờ sông đi ra đảo.
Phía LX tưởng đây cũng là vụ vi phạm bình thường như mọi lần nên cho 1 sĩ quan và 7 lính ra gặp và yêu cầu bọn xâm nhập quay trở lại, nhưng khi phía LX đến gần, TQ bất ngờ nổ súng (phía LX đang đeo súng trên vai), 8 người của LX đều hy sinh. Ngay sao đó, LX điều 1 tiểu đoàn có 4 xe thiết giáp chở quân đến tiếp ứng. Sau 4 giờ chiến đấu, quân TQ bị đánh bật về phía bờ sông của họ. LX có 31 hy sinh, 14 bị thương, không rõ số lượng thương vong của TQ.
Vụ thứ hai xảy ra ngày 15/3/1969 cũng ở Damanski. Một đơn vị quân TQ cỡ trung đoàn được pháo cối yểm trợ đã tấn công lực lượng biên phòng LX đang bảo vệ đảo Damanski. LX sử dụng lực lượng cỡ sư đoàn có xe tăng, thiết giáp yểm trợ chia nhiều tốp liên tục vượt qua lạch chính của sông Ot-xu-ri đóng băng, đột nhập vào phần giữa và đầu phía Nam của đảo thuộc đường tàu chạy trên sông của TQ. Đồng thời từ 8 giờ sáng 15/3 LX cũng tấn công 150 vị trí của quân TQ nằm trong đất TQ. Theo tin phương Tây, TQ thương vong 800 quân, LX mất 60 (có một đại tá).
2, Các vụ xung đột trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước từ tháng 4 đến tháng 8/1969.
- Vùng biên giới Tân Cương - Kazakhstan, TQ đã gây ra các vụ ngày 16, 17, 25/4/1969 ở Chu-ga-chắc, ngày 20/5 ở sông I-ơ-tuyếc, ngày 2 và 10/6 ở I-u-min. Trong đó đáng chú ý là vụ ngày 10/6: Đêm 10 rạng 11/6 TQ bí mật đột nhập vào lãnh thổ LX sâu 400m bằng cách tiến quân sau 1 đàn cừu do người TQ chăn và bất ngờ nổ súng vào một đơn vị biên phòng LX.
Vào 13/8 lại xảy ra một vụ khác cũng ở khu vực I-u-min. TQ cho 150 quân tấn công sang đất LX nhựng bị rơi vào ổ phục kích của LX. Sau đó, LX cho thiết giáp và máy bay lên thẳng truy kích sâu vào đất TQ 2km. Trận đánh diễn ra một giờ, kết quả TQ thương vong nặng nề, 1 số sĩ quan bị bắt. LX thương vong 10 người.
- Vùng biên giới sông Amur cũng xảy ra hàng loạt vụ trong tháng 7. Ngày 8/7 xung đột nhỏ trên đảo Gondinsky (TQ gọi là đảo Fa-sa) trên sông Amur, phía LX 1 chết, 3 bị thương đều là dân sự thuộc đoàn tàu vận tải của địa phương đang đi trên sông.
III, Nhận xét:
1, Âm mưu của TQ:
Gây căng thẳng xung đột, lấn chiếm đất đai, bành trướng lãnh thổ là nội dung chính sách biên giới của TQ (với LX cũng như tất cả các nước láng giềng).
Ngoài mục đích chung trên đây, gây xung đột biên giới với LX, TQ nhằm:
- Về đối nội: Tạo cớ để tập trung lực lượng quanh Mao, phục hồi trật tự xã hội trong tình trạng rối loạn do Cách mạng văn hóa gây ra, đồng thời tạo một không khí thuận lợi cho Đại hội thứ 9 của ĐCSTQ sắp họp.
- Đối ngoại: Vu cáo hòng làm giảm uy tín LX trước cuộc họp cấp cao của các *** và công nhân vào 6/1969 tại Moskov, phá hoại kế hoạch hợp tác kinh tế Xô - Nhật về việc phát triển vùng Siberia, kích các nước có chung biên giới với LX như Nhật, Đức, Ba Lan, Rumani và Phần Lan hòng lập mặt trận thống nhất chống LX.
2, Đặc điểm các cuộc xung đột:
Do tương quan lực lượng, TQ ở thế yếu về quân số và vũ khí trang bị nên những hoạt động quân sự của TQ ở biên giới nổi lên mấy đặc điểm:
- Ngoài mục tiêu, ý đồ chiến lược chung những vụ gây căng thẳng và xung đột vũ trang, TQ nhằm đạt một số mục đích giới hạn: Tạo không khí căng thẳng, tình hình bất ổn định ở biên giới. Lợi dụng sơ hở để đánh chớp nhóang tiêu hao tổn thất cho LX. Buộc LX phải phân tán lực lượng, đối phó liên tục và lâu dài, nếu có điều kiện sẽ lấn chiếm đất đai của LX.
- Thường sử dụng lực lượng với qui mô nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn, cao nhất là cấp trung đoàn. Trang bị vũ khí gọn nhẹ, cơ động nhanh, đánh nhanh, rút nhanh. Lực lượng phía sau được triển khai đông nhưng chỉ để đè phòng bị phản kích.
- Các hoạt động gây xung đột của TQ thường xảy ra đồng loạt trên nhiều khu vực nhưng có trọng điểm , thường kết thúc nhanh, TQ cố tránh sa lầy vào cuộc chiến kéo dài và lan rộng với LX.
3, Thủ đoạn:
- Phối hợp quân sự với ngoại giao, tuyên truyền, tung tin vu cáo đối phương trước và sau khi hoạt động để lừa bịp dư luận trong và ngoài nước lẩn tránh trách nhiệm, tranh thủ sự ủng hộ về chính trị.
- Về chiến thuật:
+ Triệt để lợi dụng sơ hở của đối phương, dùng lực lượng nhỏ luồn lách thọc sâu, phục kích, tập kích đánh bất ngờ gây tổn thất cho đối phương.
+ Chú trọng nghi binh về mục tiêu, hướng đánh, tận dụng yếu tố bất ngờ về thời gian. Các trận đánh thương nổ súng vào sáng sớm.
NGHĨ CŨNG LẠ SAO NGÀY NÀY KHÔNG THẤY ANH ĐẠI HÁN NÀO MỞ MIỆNG ĐÒI NGA VỀ PHẦN LÃNH THỔ ĐÃ MẤT VẬY HAY TINH THẦN ĐẠI HÁN THÀNH TIỂU HÁN RỒI
Nguồn gốc và diễn biến căng thẳng về biên giới giữa hai nước:
Biên giới Trung - Xô dài 6540km, gồm hai phần:
- Trung Á (Giữa Tân Cương và Kazakhstan) dài 2960km.
- Viễn Đông (Giữa Mãn Châu và Siberia) dài 3580 km.
Giữa hai phần này là biên giới TQ và Mongolia dài 4000km.
Trong lịch sử có nhiều vụ xung đột giữa hai nước đã xảy ra. Đến TK19 Nga Hoàng và nhà Thanh đã ký các hiệp ước về biên giới như sau:
- Hiệp ước Kia-Khta năm 1727.
- Hiệp ước Ai-Gun năm 1858.
- Hiệp ước Bắc Kinh năm 1860.
- Hiệp ước I-Li (Saint Peterburg) năm 1881.
Các hiệp ước này đã nhượng cho Nga (LX sau này) hoặc xác nhận chủ quyền của Nga với nhiều vùng đất đai có tổng diện tích là 1.557.600km vuông.
Năm 1923 khi nói về lãnh thổ TQ, Tôn Trung Sơn tuyên bố: "Ngoài việc mất Việt Nam, Miến Điện, Triều Tiên, TQ còn mất cả vùng lưu vực các sông Hắc Long Giang, Ot-xu-ri và những vùng phía bắc các sông Hi, sông Kho-Kand và Hắc Long Giang."
Năm 1954, Bắc Kinh cho phổ biến 1 bản đồ TQ ở các trường học, bao gồm các nước: Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Bu-Tan, Nê-Pan (ở phía Nam), một phần các xứ Tajikistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan của LX (ở phía Tây bắc) và một vùng rộng lớn ở phía bắc sông Hắc Long Giang, khu vực cảng Vladivostok và đảo Sakhalinsk của LX (ở phía Đông).
Suốt 12 năm từ sau khi nắm chính quyền, TQ không đả động gì đến vấn đề biên giới. Năm 1959, Bắc Kinh còn ký với LX một hiệp ước về khai thác lưu vực sông Hắc Long Giang, sông Amur (các đoàn chuyên viên Xô - trung còn làm việc với nhau đến năm 1961).
Năm 1962, vụ rắc rối đầu tiên xảy ra ở vùng Tân Cương: 60.000 người Ca-dắc và Mi-ghi-ơ mưu toan vượt biên giới sang vùng Kazakhstan cuả LX và yêu cầu LX cung cấp vũ khí, trang bị. TQ lập tức đóng cửa biên giới, đóng cửa Lãnh sự quán LX ở U-rum-si (Tân Cương). Đồng thời, nhiều cuộc nổi loạn của dân theo đạo Hồi cũng xảy ra, Bắc Kinh cho rằng Lx đã xúi giục hàng vạn người TQ chạy sang Lx.
Năm 1963, ngày 8/3 tờ "Nhân dân nhật báo" lên tiếng chỉ trích các hiệp ước "bất bình đẳng" do Nga Hoàng bắt TQ ký vào TK19 và nói TQ sẽ giành chính quyền vào lúc thích hợp, đòi lại những đất đai đã mất trong đó có các thành phố Vladivostok, Kamchatka, Khabarovsk và nhiều nơi khác ở Viễn Đông.
Cũng ngày 8/3/1963 TQ công khai tuyên bố không thừa nhận các hiệp ước bất bình đẳng nói trên, liên quan đến 1.557.600km vuông đất đai mà nhà Thanh đã ký nhượng cho Nga Hoàng.
Đòi LX phải trả 600 trong số 700 đảo trên các sông Amur và Ot-xu-ri gồm 1036km vuông và một phần rặng núi Pamia giáp Tân Cương gồm 31.080km vuông mà TQ nói LX đã cướp ngoài các hiệp ước bất bình đẳng thời Nga Hoàng.
Ngày 6/9/1963 "Nhân dân nhật báo" nhắc lại vụ Tân Cương và lên án LX xúi giục "những phong trào nổi loạn".
Ngày 20/9/1963, LX trả lời gián tiếp là trong năm 1962 TQ đã xâm phạm lãnh thổ LX 5.000 vụ.
Từ tháng 3 đến tháng 10/1964 hai nước đã mở các cuộc thương lượng về biên giới theo đề nghị của LX.
Ngày 10/7/1964 trong buổi tiếp các sứ giả Nhật, Mao Trạch Đông đã tố cáo LX rằng: Từ 100 năm nay, LX đã xâm lấn của TQ tất cả dải đất từ hồ Baikal đến Vladivostok.
10/1966 Bắc Kinh cho quân bắn vào tàu LX đi trên sông Amur và tổ chức mít tinh dọc bờ sông để đòi lại "đất đai đã bị mất".
Trong buổi mít tinh 11/1966 đón sinh viên TQ bị LX trục xuất, Trần Lô Phu - Thứ trưởng Bộ Giáo dục TQ tuyên bố: " Người TQ chúng tôi có truyền thống chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, chúng tôi quyết tâm bằng mọi nỗ lực của bản thân thu hồi những lãnh thổ đã bị chiếm".
Cuối năm 1966, LX đã huy động khoảng 13 sư đoàn chiến đấu và 50 sư đoàn dự bị đến vùng biên giới phía Đông. Phía TQ có 50 sư đoàn ở vùng Đông Bắc và nửa triệu quân ở vùng Tân Cương.
Cuối 1967, cuộc Cách mạng Văn hóa TQ bùng nổ mãnh liệt, cuộc tranh chống LX cũng tăng lên.
Ngày 15/1/1967 sinh viên TQ gây rối ở Moskov bị LX dập tắt. Để trả đũa, sinh viên và Hồng vệ binh TQ đã vây hãm và đạp phá sứ quán LX ở Bắc Kinh từ 26/1 đến 12/2/1967.
Ngày 2/2/1967 đài Bắc Kinh tố cáo LX âm mưu chống TQ ở hai vùng Hắc Long Giang và Đông Tam tỉnh (Mãn Châu).
Ngày 11/2/1967 quân đội TQ đặt trong tình trạng báo động. Hồng Vệ binh TQ phao tin 1 tiểu đoàn LX tấn công vùng Vladivostok bị TQ đẩy lùi. Đồng thời ở thị trấn Hai-Ho của TQ trên bờ sông Amur xuất hiện những biểu ngữ và loa truyền thanh thóa mạ LX.
Ngày 24/2/1967 LX tố cáo TQ đã nã súng từ bờ Bắc và cho quân (bộ binh và xe cơ giới) vượt sông Ot-xu-ri đóng băng ở nhiều khu vực (vùng Khabarovsk).
Tháng 1/1968 TQ cho quân khiêu khích ở đảo Kơ-kin-skơ trên sông Ot-xu-ri.
Trong suốt thời gian 1967, 1968 tình hình rất căng thẳng nhưng hai bên cố kiềm chế nên không xảy ra xung đột.
II, Vụ xung đột ở đảo Damanski ngày 2/3/1969 và biên giới Trung - Xô căng thẳng trên toàn tuyến:
Mãi đến năm 1969 những cuộc đụng độ thực sự mới xảy ra. Mở đầu là cuộc đụng độ ở đảo Damanski trên sông Ot-xu-ri đầu tháng 3/1969 và sau đó xảy ra vào khoảng tháng 6, tháng 8/1969 ở biên giới Tân Cương và trên sông Amur.
1, Vụ xung đột ngày 2/3/1969 ở đảo Damanski trên sông Ot-xu-ri:
Lực lượng mỗi bên khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh. Đêm 1 rạng 2 tháng 3, TQ cho khoảng 300 quân ngụy trang bò qua sông đóng băng, đổ bộ chiếm đảo Damanski rồi phân tán phục kích, một bộ phận khác triển khai trên bờ sông (đất TQ). Tảng sáng, TQ cho 30 lính công khai từ bờ sông đi ra đảo.
Phía LX tưởng đây cũng là vụ vi phạm bình thường như mọi lần nên cho 1 sĩ quan và 7 lính ra gặp và yêu cầu bọn xâm nhập quay trở lại, nhưng khi phía LX đến gần, TQ bất ngờ nổ súng (phía LX đang đeo súng trên vai), 8 người của LX đều hy sinh. Ngay sao đó, LX điều 1 tiểu đoàn có 4 xe thiết giáp chở quân đến tiếp ứng. Sau 4 giờ chiến đấu, quân TQ bị đánh bật về phía bờ sông của họ. LX có 31 hy sinh, 14 bị thương, không rõ số lượng thương vong của TQ.
Vụ thứ hai xảy ra ngày 15/3/1969 cũng ở Damanski. Một đơn vị quân TQ cỡ trung đoàn được pháo cối yểm trợ đã tấn công lực lượng biên phòng LX đang bảo vệ đảo Damanski. LX sử dụng lực lượng cỡ sư đoàn có xe tăng, thiết giáp yểm trợ chia nhiều tốp liên tục vượt qua lạch chính của sông Ot-xu-ri đóng băng, đột nhập vào phần giữa và đầu phía Nam của đảo thuộc đường tàu chạy trên sông của TQ. Đồng thời từ 8 giờ sáng 15/3 LX cũng tấn công 150 vị trí của quân TQ nằm trong đất TQ. Theo tin phương Tây, TQ thương vong 800 quân, LX mất 60 (có một đại tá).
2, Các vụ xung đột trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước từ tháng 4 đến tháng 8/1969.
- Vùng biên giới Tân Cương - Kazakhstan, TQ đã gây ra các vụ ngày 16, 17, 25/4/1969 ở Chu-ga-chắc, ngày 20/5 ở sông I-ơ-tuyếc, ngày 2 và 10/6 ở I-u-min. Trong đó đáng chú ý là vụ ngày 10/6: Đêm 10 rạng 11/6 TQ bí mật đột nhập vào lãnh thổ LX sâu 400m bằng cách tiến quân sau 1 đàn cừu do người TQ chăn và bất ngờ nổ súng vào một đơn vị biên phòng LX.
Vào 13/8 lại xảy ra một vụ khác cũng ở khu vực I-u-min. TQ cho 150 quân tấn công sang đất LX nhựng bị rơi vào ổ phục kích của LX. Sau đó, LX cho thiết giáp và máy bay lên thẳng truy kích sâu vào đất TQ 2km. Trận đánh diễn ra một giờ, kết quả TQ thương vong nặng nề, 1 số sĩ quan bị bắt. LX thương vong 10 người.
- Vùng biên giới sông Amur cũng xảy ra hàng loạt vụ trong tháng 7. Ngày 8/7 xung đột nhỏ trên đảo Gondinsky (TQ gọi là đảo Fa-sa) trên sông Amur, phía LX 1 chết, 3 bị thương đều là dân sự thuộc đoàn tàu vận tải của địa phương đang đi trên sông.
III, Nhận xét:
1, Âm mưu của TQ:
Gây căng thẳng xung đột, lấn chiếm đất đai, bành trướng lãnh thổ là nội dung chính sách biên giới của TQ (với LX cũng như tất cả các nước láng giềng).
Ngoài mục đích chung trên đây, gây xung đột biên giới với LX, TQ nhằm:
- Về đối nội: Tạo cớ để tập trung lực lượng quanh Mao, phục hồi trật tự xã hội trong tình trạng rối loạn do Cách mạng văn hóa gây ra, đồng thời tạo một không khí thuận lợi cho Đại hội thứ 9 của ĐCSTQ sắp họp.
- Đối ngoại: Vu cáo hòng làm giảm uy tín LX trước cuộc họp cấp cao của các *** và công nhân vào 6/1969 tại Moskov, phá hoại kế hoạch hợp tác kinh tế Xô - Nhật về việc phát triển vùng Siberia, kích các nước có chung biên giới với LX như Nhật, Đức, Ba Lan, Rumani và Phần Lan hòng lập mặt trận thống nhất chống LX.
2, Đặc điểm các cuộc xung đột:
Do tương quan lực lượng, TQ ở thế yếu về quân số và vũ khí trang bị nên những hoạt động quân sự của TQ ở biên giới nổi lên mấy đặc điểm:
- Ngoài mục tiêu, ý đồ chiến lược chung những vụ gây căng thẳng và xung đột vũ trang, TQ nhằm đạt một số mục đích giới hạn: Tạo không khí căng thẳng, tình hình bất ổn định ở biên giới. Lợi dụng sơ hở để đánh chớp nhóang tiêu hao tổn thất cho LX. Buộc LX phải phân tán lực lượng, đối phó liên tục và lâu dài, nếu có điều kiện sẽ lấn chiếm đất đai của LX.
- Thường sử dụng lực lượng với qui mô nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn, cao nhất là cấp trung đoàn. Trang bị vũ khí gọn nhẹ, cơ động nhanh, đánh nhanh, rút nhanh. Lực lượng phía sau được triển khai đông nhưng chỉ để đè phòng bị phản kích.
- Các hoạt động gây xung đột của TQ thường xảy ra đồng loạt trên nhiều khu vực nhưng có trọng điểm , thường kết thúc nhanh, TQ cố tránh sa lầy vào cuộc chiến kéo dài và lan rộng với LX.
3, Thủ đoạn:
- Phối hợp quân sự với ngoại giao, tuyên truyền, tung tin vu cáo đối phương trước và sau khi hoạt động để lừa bịp dư luận trong và ngoài nước lẩn tránh trách nhiệm, tranh thủ sự ủng hộ về chính trị.
- Về chiến thuật:
+ Triệt để lợi dụng sơ hở của đối phương, dùng lực lượng nhỏ luồn lách thọc sâu, phục kích, tập kích đánh bất ngờ gây tổn thất cho đối phương.
+ Chú trọng nghi binh về mục tiêu, hướng đánh, tận dụng yếu tố bất ngờ về thời gian. Các trận đánh thương nổ súng vào sáng sớm.
NGHĨ CŨNG LẠ SAO NGÀY NÀY KHÔNG THẤY ANH ĐẠI HÁN NÀO MỞ MIỆNG ĐÒI NGA VỀ PHẦN LÃNH THỔ ĐÃ MẤT VẬY HAY TINH THẦN ĐẠI HÁN THÀNH TIỂU HÁN RỒI
Chỉnh sửa cuối: