Ảnh Google Maps bác ơi, xe từ đời nào á. Xe anh hàng xóm là Subaru màu đỏ ạ. Bên họ có cả gara lẫn driveway nên đâu cần để nhờ ạ.Bác hàng xóm vẫn gửi xe à mx.
Ảnh Google Maps bác ơi, xe từ đời nào á. Xe anh hàng xóm là Subaru màu đỏ ạ. Bên họ có cả gara lẫn driveway nên đâu cần để nhờ ạ.Bác hàng xóm vẫn gửi xe à mx.
Mùa thu đẹp lắm bác, cả trời đất rực màu vàng đỏ, lại thêm nắng thu rực rỡ. Chắc là ông trời cũng thương đất nước lá phong nên ban cho họ ít ti vi màu trước khi họ phải dùng tivi trắng đen.Thiên nhiên trong tâm hông mx đẹp quá![]()
e cảm ơn mợ, đúng là đất rộng, hơn đc cái diện tích, nên bố trí thích thật
Ở mình một sô vùng nông thôn nhiều nhà đất cũng khá rộng, không làm nông nghiêp, nhưng cũng k nghĩ tới thiết kế kiểu này, kể cả có tiền
Rảnh mợ cho e tham khảo nội thất những ngôi nhà có diện tích nhỏ nhé
e cảm ơn mợ
e cảm ơn mợ nhiều, rảnh mợ cho tham khảo cả những nhà khác mà họ giản tiện đồ đạc nữa nhéBên này đất rộng + nét văn hóa, địa lý nữa bác. Ở một nơi rất lạnh thì họ làm basement là hợp lý. Những phòng em đã kể là cơ bản của một ngôi nhà. Cuộc sống hiện đại đem đến những thay đổi, ví dụ ở những trung tâm thành phố thì có những không gian mở cho tất cả các chức năng, gọi là studio đấy ạ.
Kiểu như hình dưới đây.
View attachment 8820197
Em cũng hay tò mò như cụ, thi thoảng vào các trang bán nhà ở Canada xem được vô số nhà, họ quay video rõ từng góc (tra google "Real estate for sale in Vancouver", "House for sale in Toronto", và nếu muốn xem thoải mái hơn, có thể thay IP VN bằng IP Canada - dùng tiện ích /adon VNP).e cảm ơn mợ nhiều, rảnh mợ cho tham khảo cả những nhà khác mà họ giản tiện đồ đạc nữa nhé
Nhà đẹp.Vâng bác, bố trí bên này thì đa dạng lắm vì nhiều sắc dân. Thường thì một ngôi nhà Canada sẽ có những phòng sau: phòng khách, bếp, phòng ăn, nhà vệ sinh (có luôn cả bồn tắm) và còn lại thì là phòng ngủ nhiều ít tùy nhà. Hầu như nhà nào cũng có tầng hầm (basement) nơi thường dành chỗ cho phòng đặt máy sưởi, bồn nước nóng, một xưởng nhỏ đựng đồ nghề của người đàn ông dùng cho những sửa chữa vặt trong nhà (có nhà thì họ bố trí chung ở garage luôn) và luôn có một không gian khá rộng gọi là familly room-tức là phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình. Kiểu như những buổi tối quây quần ở đây, xem phim chung, trò chuyện hay người đọc sách, người tập đàn...Không phải nhà nào cũng có garage vì dân ở đây thường đỗ xe ở driveway nhà mình hoặc đỗ trên phố vì không có hiện tượng làm hại xe kiểu vặt gương. Ngược lại cũng có nhiều nhà có garage đôi. Ngoài ra nhiều nhà họ làm thêm spa hay sunny room để tận hưởng những ngày nắng đẹp mùa xuân hè thu.
Em lấy mẫu một ngôi nhà như bao nhà nhé. Ngôi nhà này đã cải tạo cái garage tầng dưới bên tay trái thành một phòng ở, có lối đi riêng, có thể dành cho con cái họ sống cùng nhà nhưng ăn uống riêng khi chúng 18 tuổi, có thể dành cho bố mẹ già ở, mà cũng thường dành cho việc cho thuê vì có lối đi riêng.
View attachment 8816377
Đây là góc nhìn khác, các bác thấy cửa sổ của basement ở dưới bên phải, góc bên phải có cái chỗ để cuộn dây tưới nước, cái ống dẫn nước thoát từ trên mái nhà xuống vườn (bên này bắt buộc phải có để tránh nước mưa xối xuống nền nhà). Cửa sổ lớn (chắc chắn là của phòng khách) là loại lồi ra- cửa này làm tốn hơn nhiều so với cửa bình thường nhưng rất đẹp, chỗ phần lồi ra có thể để chậu hoa hoặc chỗ ngồi đọc sách nếu đủ rộng.
View attachment 8816386
Đây là cửa ra vào nhìn từ phía trong nhà, bên phải là giá treo quần áo khoác (mùa đông mặc áo khoác tuyết), còn bên trái là một tủ âm tường để đựng giày dép. Cửa nhà bên này thường là cửa đơn, rất đơn giản.
View attachment 8816394
Đây là phòng khách, các bác thấy cửa bên trái, đó là lớp cửa thứ 2 tính từ cửa ra vào vì mùa đông trời lạnh nên họ làm 2 lớp như thế này giúp ngôi nhà không bị mất nhiệt khi có người ra vào mở cửa ngoài.
View attachment 8816398
Đây là phòng ăn, cửa bên phải được thiết kế kiểu cửa lùa để tiết kiệm diện tích. Phòng khách nhìn ra phía sân trước thì phòng ăn thường sẽ nhìn ra phía sân sau.
View attachment 8816403
Đây là ảnh nhìn bếp từ phòng ăn.
View attachment 8816404
Đây là bếp, các bác thấy có cái bàn bếp ở giữa và có 2 ghế cao, nếu chỉ có 1-2 người thì họ thường ăn ở đây luôn.
View attachment 8816406
Bếp thường có tủ lạnh, cái bếp có 4 bếp điện to nhỏ và cái lò nướng to ở bên dưới-dân bên này họ nướng nhiều, rồi lò vi sóng... Bếp có cửa sổ nhìn ra bên hông nhà.
View attachment 8816408
View attachment 8816410
Đây là phòng ngủ chính. Bên trái là hệ thống tủ âm tường, bên này họ làm nhiều tủ âm tường nên nhìn phòng rất gọn gàng.
View attachment 8816411
View attachment 8816412
Phòng vệ sinh+nhà tắm của nhà này được sửa lại nên họ để bồn tắm vào trong phần của bồn tắm đứng. Thường thì họ sẽ tách ra nhưng chắc nhà này không có đủ diện tích nhưng vẫn thích tiện nghi cả hai nên họ để kiểu 2 trong 1.
View attachment 8816413
Hầu như nhà nào cũng có 1 cái hiên bằng gỗ như thế này, gọi là terrasse, dành cho việc nghỉ ngơi, ngắm trời đất. Vào mùa hè thì có nhiều người ở ngoài trời nhiều hơn trong nhà vì ngoài trời thời tiết đẹp lắm. Nhà này có 1 bể bơi nổi, tuy không to nhưng cũng đủ cho bọn trẻ con và người lớn thì ngâm mình, thích bơi thì đến bể bơi của khu.
Các bác sẽ nhìn thấy 1 cái nhà nhỏ xíu ở góc xã xa, đó là cái kho, siêu thị họ bán nguyên cái nhà đó, mua là họ mang đến lắp cho mình. Nơi đó để tất cả các dụng cụ dùng cho ngôi nhà.
View attachment 8816414
View attachment 8816415
Tuy đã có bộ bàn ghế ở terrasse nhưng vẫn có thêm bộ nữa ở giữa vườn. Các bác nhìn thì sẽ thấy họ làm nguyên cả một cái bệ cho bể bơi, có cả cầu thang dẫn lên ở bên trái.
View attachment 8816416
Góc nhìn về phía ngôi nhà.
View attachment 8816418
Cho các bác nhìn rõ hơn cái nhà kho mua nguyên chiếc.
View attachment 8816419
Đây là phần lối đi riêng mà em nói ở trước ngôi nhà, họ cái tạo 1 phần basement thành một căn hộ độc lập, có bếp, phòng khách ở chung trong một không gian mở, 1 phòng ngủ như hình dưới đây và 1 phòng vệ sinh nữa là có thể cho thuê 1 người hoặc 1 cặp sống chung, giá thuê bây giờ cũng phải 1200$ đến 1500$ tùy khu vực.
View attachment 8816425
Còn đây là bộ bàn ghế thứ 3 đặt ngay trước cửa ra bên hông của ngôi nhà.
View attachment 8816426
Ảnh bác chia sẻ đẹp quá ạ. Chúc con bác tiếp tục hoàn thành sứ mệnh học tập, em nói đao to búa lớn chút ạ.Cháu sang bắt đầu vào lớp 11 thế mà thấm thoát đã 2 năm rồi ạ!
Rất rõ ràng và chi tiết.Các mốc thời gian của nhà em ạ.
+ Tháng 8 năm 2018 là ba mẹ con đặt chân đến thành phố Montréal, tỉnh Québec, Canada.
+ Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019 là mẹ cháu học xong chương trình cao học toán ứng dụng tại đại học Montreal (chương trình này thường được hoàn thành sau 2 năm, nhiều người phải 3 hoặc 4 năm và mẹ cháu đốt cháy giai đoạn nên có 13 tháng). Cũng vì vụ học nhanh quá mà chính phủ nhầm nên cấp giấy phép làm việc sau tốt nghiệp có thời hạn 1 năm. Rồi mẹ cháu kêu gào từ khoa đến trường nên chính phủ xem lại và cấp đủ 3 năm ạ từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 1 năm 2023.
+ Tháng 11 năm 2019 là tỉnh Quebec thay đổi một số luật nhập cư, có ảnh hưởng đến chương trình mà mẹ cháu đang theo đuổi. Sau đó 1 tuần thì sinh viên quốc tế biểu tình nhiều quá nên chính phủ đành cho những sinh viên nhập học trước tháng 11 năm 2019 được dùng luật cũ. Thế là tối thứ 4 nghe Bộ trưởng Bộ giáo dục tuyên bố trên tivi thì đầu giờ sáng thứ 5 mẹ cháu đã có mặt ở nơi nộp hồ sơ để nhét luôn ạ (kèm trong đó là thư giải trình là tôi biết thông tin trên TV nên tôi nộp, nhiều người đợi có thông báo chính thức nhưng mẹ cháu hành động luôn). Đó là chương trình định cư PEQ cho sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên, ví dụ như mẹ cháu tốt nghiệp master ở trường đại học tiếng Pháp lại làm báo cáo nghiên cứu bằng tiếng Pháp. Sau đúng hơn 1 tháng là mẹ cháu có giấy chấp nhận định cư của tỉnh Quebec, còn gọi là CSQ.
+ Sau vài tháng chuẩn bị hồ sơ xin cấp thẻ thường trú nhân, còn gọi là thẻ PR, hay bên Mỹ gọi là thẻ xanh (mệt nhất là lý lịch tư pháp số 2 phải xin ở Việt Nam) thì tháng 3 năm 2020 là mẹ cháu nộp hồ sơ xin PR. Mọi người đều nói nếu đã có CSQ của Quebec thì 99,99% là sẽ nhận được PR. Lý do là Quebec đã xét duyệt rồi nên liên bang chỉ còn đóng dấu, trừ phi ai có tiền án thì mới cần lo lắng. Nhưng mẹ cháu vẫn luôn trong trạng thái chờ. Bởi vì chỉ khi có PR thì mới được hưởng chế độ như công dân Canada trừ quyền bầu cử.
+ Do bị ảnh hưởng bởi hai cuộc chiến tranh nên chính phủ ưu tiên xét duyệt hồ sơ xin tị nạn nhiều, hồ sơ nhà cháu bị chậm. Tháng 4 năm 2022 thì ba mẹ con đã nhận được PR. Sau đó là mẹ cháu tiếp tục làm cái master giảng dạy để có thể danh chính ngôn thuận gõ đầu trẻ nơi đây.
+ Từ lúc nhận PR đến lúc có thể xin quốc tịch là 3 năm, nhưng nếu đã ở Canada trước khi nhận PR thì họ tính thời gian tối đa là 1 năm. Và ba mẹ con cháu đợi đủ 2 năm, tháng 4 năm 2024 là ba mẹ con cùng nộp hồ sơ xin quốc tịch.
+ Đến hôm nay là nố phát súng đầu tiên cho vụ tuyên thệ của cu lớn.
View attachment 8922398
Chúc mừng gia đình Mợ đã chính thức trở thành công dân Canâda !Trước thời điểm đọc lời tuyên thệ và hát quốc ca thì bạn ấy được yêu cầu tự tay dùng kéo cắt thẻ thường trú nhân PR thành 4 mảnh.
View attachment 8922453