[Funland] Cuộc sống thường ngày ở Laval, tỉnh Québec, Canada qua ảnh!

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Nhưng bên trong là tiệm cắt tóc, cạo râu dành cho nam giới.

1707671341031.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Chiếc ghế đặc trưng cho mọi khu du lịch, những nơi công cộng mà người dân có thể ra ngồi hóng gió hay đơn giản là ngả lưng nhắm mắt.

1707671424334.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Đến bảng hiệu cũng vẫn có nét đặc trưng ngày xưa.

1707671564607.png
 

Mr Lunch

Xe buýt
Biển số
OF-593079
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
729
Động cơ
140,249 Mã lực
Đến bảng hiệu cũng vẫn có nét đặc trưng ngày xưa.

View attachment 8362691
Vừa ngồi nc cả ông anh nhà cháu bên can về. Ông ở Ontario. Ngồi hỏi mấy câu chuyện về nhập cư, công việc, bằng lái ….
Anh đấy hiện được định cư rồi mợ, còn xin cấp quốc tịch thì phải học thêm để đủ điểm, cháu lơ tơ mơ hình dung là bên Can nó cho 1 hệ số điểm. Ông đạt được thì được cấp đúng ko mợ!
Nghe kể cũng thú vị, giống câu chuyện mợ chia sẻ
Cháu cứ ngồi trêu. Sau này đời các cháu có nhu cầu sang làm hay học thì có bác giúp rồi. Còn em thì hết tuổi rồi
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Vừa ngồi nc cả ông anh nhà cháu bên can về. Ông ở Ontario. Ngồi hỏi mấy câu chuyện về nhập cư, công việc, bằng lái ….
Anh đấy hiện được định cư rồi mợ, còn xin cấp quốc tịch thì phải học thêm để đủ điểm, cháu lơ tơ mơ hình dung là bên Can nó cho 1 hệ số điểm. Ông đạt được thì được cấp đúng ko mợ!
Nghe kể cũng thú vị, giống câu chuyện mợ chia sẻ
Cháu cứ ngồi trêu. Sau này đời các cháu có nhu cầu sang làm hay học thì có bác giúp rồi. Còn em thì hết tuổi rồi
Vâng bác, xin định cư và có quốc tịch thì thường sẽ có 2 cách và 2 bước:

+ Cách 1: xin định cư thẳng liên bang, diện Express Entry, tụi trẻ, có bằng cấp, nhiều kinh nghiệm, ngành đang cần người, có con nhỏ...thì điểm khá cao, nhảy vào cái ao, rồi chính phủ sẽ vớt những hồ sơ nhiều điểm nhất, gọi là Bó đũa chọn cột cờ. Lúc đó là họ cấp cho cái tư cách thường trú nhân (hay gọi là PR, ở Mỹ gọi là thẻ xanh đó), người có PR thì có gần đủ mọi quyền lợi như dân bản xứ, trừ quyền bầu cử. Sau 3 năm thì sẽ đủ điều kiện xin quốc tịch. Hồ sơ xin quốc tịch là phải có tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, chắc là anh của bác học thêm tiếng Anh mới đủ điều kiện xin quốc tịch. Nếu đã ở Canada trước khi xin PR (thẻ thường trú nhân) thì họ sẽ tính cho thời gian đó, không quá 1 năm. Ví dụ bác đã ở trước khi có PR là 8 tháng, thì bác cần đợi 4 tháng +2 năm nữa là đủ thời gian xin quốc tịch. Như em ở trước đó cả hơn 2 năm trước khi có PR thì cũng chỉ được tính 1 năm, phải chờ thêm 2 năm sau khi nhận PR mới được nộp hồ sơ xin quốc tịch.

+ Cách 2: Mỗi tỉnh có nhu cầu người định cư khác nhau nên mỗi tỉnh đều có chính sách định cư riêng, phù hợp với từng tỉnh, nhu cầu về nhân lực của họ. Ví dụ Quebec có chính sách định cư riêng, dành cho sinh viên tốt nghiệp 1 trường dạy bằng tiếng Pháp, hoặc tốt nghiệp 1 trường dạy bằng tiếng Anh nhưng có B2 tiếng Pháp, hay người lao động có kinh nghiệm 1 năm + B2 tiếng Pháp. Nếu đáp ứng được thì đầu tiên xin định cư Quebec, Quebec chấp nhận thì sẽ cho cái giấy gọi là CSQ (certificat de sélection du Quebec). Nếu đã có giấy này thì được đủ các quyền lợi của một người dân ở Quebec. Khi đó mới dùng cái CSQ đó để nộp hồ sơ xin PR. Nói chung các tỉnh có tiếng nói riêng nên khi mà tỉnh đã chấp nhận mình thì 99% là mình sẽ nhận được PR, chỉ trừ khi liên bang họ phát hiện ra cụ có tiền án, tiền sự thì họ có lý do từ chối. Sau đó thì quá trình xin quốc tịch sẽ như cách trên. Đây là con đường dễ đi với những người không đủ điều kiện để nhảy vào ao EE nói trên, vì có 1 đứa con 14 tuổi thì được cộng điểm chứ con hơn 18 là còn bị trừ điểm, bằng cấp Canada không có, kinh nghiệm Canada cũng không thì chọi sao nổi với các cháu sinh viên mới ra trường, đi làm được 1 năm rồi, điểm chúng nó cao vút luôn.
Vậy phải tính đến đường định cư theo tỉnh, đặc biệt những tỉnh xa, lạnh, ít người thì điều kiện càng dễ hơn. Nhiều người chọn những tỉnh xa để khi có PR rồi thì lại quay về nơi sầm uất.

1707849846043.png


Trong ảnh là hai cụ già đang dùng bữa sáng, các nhà hàng có chính sách giảm giá cho những người ăn sáng sớm, chắc khoảng 7-8h hoặc sớm hơn, để tránh tình trạng quá tải lúc giờ cao điểm.
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Vâng bác, thu nhập (income) luôn được niêm yết theo năm, 2 tuần trả lương 1 lần. Tuy nhiên chú ý lương niêm yết luôn là trước thuế, chứ tiền vào tài khoản hay túi của mình thì ít hơn.
Như em đi làm lương 10$ thì chỉ mang về được 6$ thôi, lưu ý điều này kẻo ngất khi nhận lương.
Thuế chát chúa Huệ nhỉ.
Đấy là, như Huệ, có 2 con phải nuôi rồi đấy.
 

Mr Lunch

Xe buýt
Biển số
OF-593079
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
729
Động cơ
140,249 Mã lực
Vâng bác, xin định cư và có quốc tịch thì thường sẽ có 2 cách và 2 bước:

+ Cách 1: xin định cư thẳng liên bang, diện Express Entry, tụi trẻ, có bằng cấp, nhiều kinh nghiệm, ngành đang cần người, có con nhỏ...thì điểm khá cao, nhảy vào cái ao, rồi chính phủ sẽ vớt những hồ sơ nhiều điểm nhất, gọi là Bó đũa chọn cột cờ. Lúc đó là họ cấp cho cái tư cách thường trú nhân (hay gọi là PR, ở Mỹ gọi là thẻ xanh đó), người có PR thì có gần đủ mọi quyền lợi như dân bản xứ, trừ quyền bầu cử. Sau 3 năm thì sẽ đủ điều kiện xin quốc tịch. Hồ sơ xin quốc tịch là phải có tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, chắc là anh của bác học thêm tiếng Anh mới đủ điều kiện xin quốc tịch. Nếu đã ở Canada trước khi xin PR (thẻ thường trú nhân) thì họ sẽ tính cho thời gian đó, không quá 1 năm. Ví dụ bác đã ở trước khi có PR là 8 tháng, thì bác cần đợi 4 tháng +2 năm nữa là đủ thời gian xin quốc tịch. Như em ở trước đó cả hơn 2 năm trước khi có PR thì cũng chỉ được tính 1 năm, phải chờ thêm 2 năm sau khi nhận PR mới được nộp hồ sơ xin quốc tịch.

+ Cách 2: Mỗi tỉnh có nhu cầu người định cư khác nhau nên mỗi tỉnh đều có chính sách định cư riêng, phù hợp với từng tỉnh, nhu cầu về nhân lực của họ. Ví dụ Quebec có chính sách định cư riêng, dành cho sinh viên tốt nghiệp 1 trường dạy bằng tiếng Pháp, hoặc tốt nghiệp 1 trường dạy bằng tiếng Anh nhưng có B2 tiếng Pháp, hay người lao động có kinh nghiệm 1 năm + B2 tiếng Pháp. Nếu đáp ứng được thì đầu tiên xin định cư Quebec, Quebec chấp nhận thì sẽ cho cái giấy gọi là CSQ (certificat de sélection du Quebec). Nếu đã có giấy này thì được đủ các quyền lợi của một người dân ở Quebec. Khi đó mới dùng cái CSQ đó để nộp hồ sơ xin PR. Nói chung các tỉnh có tiếng nói riêng nên khi mà tỉnh đã chấp nhận mình thì 99% là mình sẽ nhận được PR, chỉ trừ khi liên bang họ phát hiện ra cụ có tiền án, tiền sự thì họ có lý do từ chối. Sau đó thì quá trình xin quốc tịch sẽ như cách trên. Đây là con đường dễ đi với những người không đủ điều kiện để nhảy vào ao EE nói trên, vì có 1 đứa con 14 tuổi thì được cộng điểm chứ con hơn 18 là còn bị trừ điểm, bằng cấp Canada không có, kinh nghiệm Canada cũng không thì chọi sao nổi với các cháu sinh viên mới ra trường, đi làm được 1 năm rồi, điểm chúng nó cao vút luôn.
Vậy phải tính đến đường định cư theo tỉnh, đặc biệt những tỉnh xa, lạnh, ít người thì điều kiện càng dễ hơn. Nhiều người chọn những tỉnh xa để khi có PR rồi thì lại quay về nơi sầm uất.

View attachment 8363995

Trong ảnh là hai cụ già đang dùng bữa sáng, các nhà hàng có chính sách giảm giá cho những người ăn sáng sớm, chắc khoảng 7-8h hoặc sớm hơn, để tránh tình trạng quá tải lúc giờ cao điểm.
Chi tiết quá mợ, giúp e hiểu hơn về Can.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,968
Động cơ
628,011 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Thuế chát chúa Huệ nhỉ.
Đấy là, như Huệ, có 2 con phải nuôi rồi đấy.
Vụ khai thuế bên này cũng là một câu chuyện không ngắn.

Nhiều người làm nails thì mỗi tháng thu tiền mặt khoảng trên dưới 6000$, nhưng chủ động khai thuế thì thu nhập có 15 000 đến 20 000 thôi à.

Đi làm mà lương cơ bản hoặc cao hơn chút thì thuế thấp hơn nhiều.

Hai tuần vừa rồi em còn tính thấy thuế của em lên đến 44% á, chứ không phải 40%, có thể đó là tiền để cho lương hưu sau này, đau ví lắm người ơi.

Muốn giàu thì chỉ có cách làm chủ thôi, chứ làm thuê, làm cho chính phủ thì nghèo bền vững luôn ạ.

1708221938676.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Em thích kiểu xây gạch tường bao sân như này quá.
Bên này kiến trúc xây tường không trát kiểu này rất phổ biến ạ.

Tặng bác thêm cái ảnh chụp cận cảnh kiểu xây đó, đây là bảng giới thiệu lịch sử của ngôi nhà.

1708222057092.png
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Vụ khai thuế bên này cũng là một câu chuyện không ngắn.

Nhiều người làm nails thì mỗi tháng thu tiền mặt khoảng trên dưới 6000$, nhưng chủ động khai thuế thì thu nhập có 15 000 đến 20 000 thôi à.

Đi làm mà lương cơ bản hoặc cao hơn chút thì thuế thấp hơn nhiều.

Hai tuần vừa rồi em còn tính thấy thuế của em lên đến 44% á, chứ không phải 40%, có thể đó là tiền để cho lương hưu sau này, đau ví lắm người ơi.

Muốn giàu thì chỉ có cách làm chủ thôi, chứ làm thuê, làm cho chính phủ thì nghèo bền vững luôn ạ.

View attachment 8369246
Thuế suất 44% cũng là đáng tự hào rồi, chúc mừng cô giáo.

Còn vụ khai thu nhập cả năm 15.000 - 20.000, chỗ nào cũng xảy ra, Huệ à.
Vì họ không có lý do gì khai cao hơn cả.
Nhưng thu nhập cash đến 6.000/month thì cũng kinh đấy.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Thuế suất 44% cũng là đáng tự hào rồi, chúc mừng cô giáo.

Còn vụ khai thu nhập cả năm 15.000 - 20.000, chỗ nào cũng xảy ra, Huệ à.
Vì họ không có lý do gì khai cao hơn cả.
Nhưng thu nhập cash đến 6.000/month thì cũng kinh đấy.
Hi, thợ khá thì còn nhiều hơn, nhất là mùa cao điểm bác ạ.

Cũng có nhiều người sau khi có PR hay quốc tịch rồi thì chấp nhận chơi và ăn trợ cấp. Tuy nhiên, họ chỉ có thể sống bên lề xã hội thôi, không thể có điểm credit tốt được, cũng không thể vay mượn tiền bank được. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người sống như vậy.
 

Ct.Thang

Xe tăng
Biển số
OF-644537
Ngày cấp bằng
29/4/19
Số km
1,168
Động cơ
121,270 Mã lực
Tuổi
54
Năm nay Ca siết chặt Visa cô Huệ nhỉ, giờ con đi học ở bển là bố mẹ ko được sang lao động nữa phỏng?
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
Hi, thợ khá thì còn nhiều hơn, nhất là mùa cao điểm bác ạ.

Cũng có nhiều người sau khi có PR hay quốc tịch rồi thì chấp nhận chơi và ăn trợ cấp. Tuy nhiên, họ chỉ có thể sống bên lề xã hội thôi, không thể có điểm credit tốt được, cũng không thể vay mượn tiền bank được. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người sống như vậy.
Ah, tôi biết dăm chú vạ vật như thế mà.
Bạn tôi ở bên bển, muốn về nước đón Tết thì người nhà phải gửi tiền sang, hắn mới có tiền mua vé về được.
Còn thì ăn trợ cấp xã hội, sống ở căn hộ hạng bét do Sở xã hội chi trả tiền thuê nhà, dù sao cũng đủ sống và đủ ấm vào mùa đông đủ bia uống hàng ngày.
Tay này độc thân.

Đến dịp thì vẫn vênh vang ôm hộ chiếu đi bầu cử, tất nhiên.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top