[Funland] Cuộc sống thường ngày ở Laval, tỉnh Québec, Canada qua ảnh!

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval


Đến lá cây cũng phải vàng đi rồi ra đi có đôi, có cặp!

Tình ơi là tình, cứ gọi là bể bình!
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval


Lơ thơ tơ liễu bên cầu, oái, định tức cảnh sinh tình mà không thấy liễu!🙈🙈🙈
 

eelala

Xe tải
Biển số
OF-301318
Ngày cấp bằng
11/12/13
Số km
203
Động cơ
306,249 Mã lực
Ka ka, em chả dám nói em Đinh Tỵ, thấy bảo cao số lắm á.
Em cùng tuổi em gái anh. Em ấy cũng Đinh tỵ, cũng làm nghề giáo viên dạy học ở quê nhà. Chúc gia đình nhỏ của em mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn tràn đầy năng lượng nhé.
 

Anhdex

Xe tăng
Biển số
OF-744637
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
1,761
Động cơ
119,213 Mã lực
Em vào còm để mợ chủ biết vẫn âm thầm theo dõi thớt 😀 chúc mợ luôn tràn đầy năng lượng 😀
 

Huyen358

Xe đạp
Biển số
OF-831250
Ngày cấp bằng
23/3/23
Số km
10
Động cơ
71 Mã lực
Tuổi
43
Em thấy bên đó lạnh nhưng sạch sẽ lắm, có con chị em biết ở nhà cháu ho hen suốt nhưng sang đảo Hoàng Tử gì bên Ca thì hai năm liền cháu bảo cháu ko cần dùng thuốc gì luôn ạ!
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Khó quên vì lạnh Huệ à.
Con tôi ở xứ gần lạnh như này, đang kêu lắm, vì hơi buồn.

Để tôi bẩu nó học tập cung cách Lạc quan của Huệ.
Em chào bác, đúng là ở xứ này sẽ có rất nhiều người buồn và chán, em gặp nhiều rồi nên em biết. Có nhiều người mùa đông còn không ra khỏi nhà luôn, học online, làm online, đặt hàng online, mua đồ hay đặt đồ ăn online nên có khi chỉ bước chân ra ngoài để đẩy xe rác ra rìa đường hàng tuần. Những người như vậy không hề sai, mùa đông bên này thích nhất là ngủ. Hồi em mới sang thì đi thuê nhà của một gia đình người Việt. Bạn vợ cũng bằng tuổi em, sang được khoảng 5 năm rồi, đi theo diện skilled worker và khi sang là đã có PR luôn, rồi đi học tiếng Pháp và đi học lấy cái bằng trung cấp nghề gọi là DEP về kế toán (ở VN thì bạn ấy làm kế toán). Kỳ mùa thu 2018 em bắt đầu học thì bạn ấy cũng bắt đầu học lại một số môn để lấy chứng chỉ đại học về kế toán, do bạn ấy nói là đi làm bằng DEP thì lương thấp nên muốn học lại để lấy chứng chỉ đại học và lương sẽ cao hơn. Chứng chỉ đại học thôi chứ không phải là cả cái bằng đại học đâu. Thế rồi sau hơn 1 tháng em hỏi thăm thì bạn ấy nói là đã bỏ kỳ này rồi lý do là thi bài đầu tiên bị điểm thấp quá nên không dám học nữa. Bạn ấy bỏ thì cũng không sao vì học phí cho PR cũng chỉ khoảng 1000$ cho 1 kỳ thôi, sinh viên quốc tế là khoảng 10 000 nên em đâu dám bỏ, hi hi.

Sau đó đến kỳ mùa đông thì bạn ấy lại đăng ký 2 môn để muốn bắt đầu lại. Khi nói chuyện thì bạn ấy quá ngạc nhiên vì em đăng ký luôn 5 môn, kỳ trước em ngốn 3 môn. Bạn ấy nói là mùa đông đăng ký ít môn để còn ngủ. Thế rồi sau hơn 1 tháng em lại thấy kể là bạn ấy bỏ học rồi, vẫn lý do là điểm thấp quá so với mặt bằng chung của lớp. Rồi là bạn ấy không tiếp tục học nữa. Ở nhà cơm nước cho chồng và con gái. Rồi qua đợt Covid thì bạn ấy cũng nghỉ làm, ở nhà mãi cũng chán rồi có nhiều biểu hiện của việc không bình thường, hay gây sự....Đó là chuyện về một gia đình đã sang cũng lâu lâu rồi, có đầy đủ PR rồi sau đó là quốc tịch và cũng rất thích cuộc sống ở đây. Tuy nhiên khi bước chân vào học hành thì lại không đủ kiên trì cũng như độ lỳ để vượt lên, mà đi làm thì cũng không chịu chấp nhận mức lương thấp nên dẫn đến tình trạng đó.

Kể ra như vậy để các bác có thêm chút thông tin về cuộc sống ở đây cũng đa dạng lắm, và bắt đầu một cuộc sống mới chưa bao giờ là dễ dàng cả nhất là khi bên mình không có người thân. Vậy nên liệu cơm gắp mắm, cũng không thể so bì người này với người khác được, cứ tùy vào từng trường hợp để mình trò chuyện chia sẻ. Thái độ lạc quan đúng là rất cần thiết và do mỗi người tự xây dựng chứ không thể ngày một ngày hai mà có ngay được. Em sẽ chia sẻ tiếp.

P.S: em cũng muốn chia sẻ nhiều những suy nghĩ của em nhưng vẫn có e dè vì nhiều người sẽ hiểu sai. Có người nói thẳng vào mặt em là Đã làm được cái gì mà lên Face nói như kiểu bố đời lắm ấy!

Nên là em cũng rén lắm ạ.

1679652835494.png
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,700
Động cơ
115,556 Mã lực
Em chào bác, đúng là ở xứ này sẽ có rất nhiều người buồn và chán, em gặp nhiều rồi nên em biết. Có nhiều người mùa đông còn không ra khỏi nhà luôn, học online, làm online, đặt hàng online, mua đồ hay đặt đồ ăn online nên có khi chỉ bước chân ra ngoài để đẩy xe rác ra rìa đường hàng tuần. Những người như vậy không hề sai, mùa đông bên này thích nhất là ngủ. Hồi em mới sang thì đi thuê nhà của một gia đình người Việt. Bạn vợ cũng bằng tuổi em, sang được khoảng 5 năm rồi, đi theo diện skilled worker và khi sang là đã có PR luôn, rồi đi học tiếng Pháp và đi học lấy cái bằng trung cấp nghề gọi là DEP về kế toán (ở VN thì bạn ấy làm kế toán). Kỳ mùa thu 2018 em bắt đầu học thì bạn ấy cũng bắt đầu học lại một số môn để lấy chứng chỉ đại học về kế toán, do bạn ấy nói là đi làm bằng DEP thì lương thấp nên muốn học lại để lấy chứng chỉ đại học và lương sẽ cao hơn. Chứng chỉ đại học thôi chứ không phải là cả cái bằng đại học đâu. Thế rồi sau hơn 1 tháng em hỏi thăm thì bạn ấy nói là đã bỏ kỳ này rồi lý do là thi bài đầu tiên bị điểm thấp quá nên không dám học nữa. Bạn ấy bỏ thì cũng không sao vì học phí cho PR cũng chỉ khoảng 1000$ cho 1 kỳ thôi, sinh viên quốc tế là khoảng 10 000 nên em đâu dám bỏ, hi hi.

Sau đó đến kỳ mùa đông thì bạn ấy lại đăng ký 2 môn để muốn bắt đầu lại. Khi nói chuyện thì bạn ấy quá ngạc nhiên vì em đăng ký luôn 5 môn, kỳ trước em ngốn 3 môn. Bạn ấy nói là mùa đông đăng ký ít môn để còn ngủ. Thế rồi sau hơn 1 tháng em lại thấy kể là bạn ấy bỏ học rồi, vẫn lý do là điểm thấp quá so với mặt bằng chung của lớp. Rồi là bạn ấy không tiếp tục học nữa. Ở nhà cơm nước cho chồng và con gái. Rồi qua đợt Covid thì bạn ấy cũng nghỉ làm, ở nhà mãi cũng chán rồi có nhiều biểu hiện của việc không bình thường, hay gây sự....Đó là chuyện về một gia đình đã sang cũng lâu lâu rồi, có đầy đủ PR rồi sau đó là quốc tịch và cũng rất thích cuộc sống ở đây. Tuy nhiên khi bước chân vào học hành thì lại không đủ kiên trì cũng như độ lỳ để vượt lên, mà đi làm thì cũng không chịu chấp nhận mức lương thấp nên dẫn đến tình trạng đó.

Kể ra như vậy để các bác có thêm chút thông tin về cuộc sống ở đây cũng đa dạng lắm, và bắt đầu một cuộc sống mới chưa bao giờ là dễ dàng cả nhất là khi bên mình không có người thân. Vậy nên liệu cơm gắp mắm, cũng không thể so bì người này với người khác được, cứ tùy vào từng trường hợp để mình trò chuyện chia sẻ. Thái độ lạc quan đúng là rất cần thiết và do mỗi người tự xây dựng chứ không thể ngày một ngày hai mà có ngay được. Em sẽ chia sẻ tiếp.

P.S: em cũng muốn chia sẻ nhiều những suy nghĩ của em nhưng vẫn có e dè vì nhiều người sẽ hiểu sai. Có người nói thẳng vào mặt em là Đã làm được cái gì mà lên Face nói như kiểu bố đời lắm ấy!

Nên là em cũng rén lắm ạ.

View attachment 7745640
Bonjour mademoiselle, dậy sớm thế.

Không phải chê nhưng bạn gái kia có gia đình ngay bên mà không nỗ lực được.
Có khi cũng vì gia đình (chồng kiếm đủ rồi chẳng hạn), bạn ấy mới bỏ cũng nên.
Nhưng có biểu hiện trầm cảm rồi thì tệ thật.

Thế mới nể phục cô giáo về độ lạc quan iêu đời!!!! =D>=D>=D>=D>=D>


Còn cái vụ Bố đời, Huệ quan tâm làm gì. Đằng nào thì Huệ cũng không thể chiều lòng hết tất cả mọi người, dù muốn hay không.

Công bằng thì việc học và học không nổi, là bình thường.
Lớp tôi học, mới hết Học kỳ 1, bỏ luôn 3 chú không thèm thi, "vì đằng nào tao cũng trượt", như tụi nó bảo vậy.
Cuối khóa học, tỷ lệ đỗ chắc khoảng 20-25%.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Bonjour mademoiselle, dậy sớm thế.

Không phải chê nhưng bạn gái kia có gia đình ngay bên mà không nỗ lực được.
Có khi cũng vì gia đình (chồng kiếm đủ rồi chẳng hạn), bạn ấy mới bỏ cũng nên.
Nhưng có biểu hiện trầm cảm rồi thì tệ thật.

Thế mới nể phục cô giáo về độ lạc quan iêu đời!!!! =D>=D>=D>=D>=D>


Còn cái vụ Bố đời, Huệ quan tâm làm gì. Đằng nào thì Huệ cũng không thể chiều lòng hết tất cả mọi người, dù muốn hay không.

Công bằng thì việc học và học không nổi, là bình thường.
Lớp tôi học, mới hết Học kỳ 1, bỏ luôn 3 chú không thèm thi, "vì đằng nào tao cũng trượt", như tụi nó bảo vậy.
Cuối khóa học, tỷ lệ đỗ chắc khoảng 20-25%.
Hi, em dậy cũng bình thường mà, em dậy từ 5h30 theo chuông báo thức nhưng vẫn nằm trền giường đọc vài trang truyện ngôn tình Trung Quốc á. Ka ka, già rồi vẫn ham mê trai đẹp lại giỏi, bên ngoài lạnh lùng mà bên trong ấm nóng.
Vâng, bác nói đúng, có thể do họ không có đủ động lực như em. Kiểu của em là chỉ còn một con đường, và lúc đó em đã đến chỗ chết rồi, không tìm được đường ra chắc tèo luôn. Ôm hai thằng cu lớn tướng đi xa thế trong sự phản đối mãnh liệt của rất nhiều người và sự ghen tỵ âm thầm của không ít người. Em mà có sơ sểnh thì tương lai hai cháu sẽ ra sao, mục tiêu của mình sẽ như thế nào nên là nghiến răng mà tiến lên thôi.

Ở bài trước em đã kể một lần rồi nhưng em lại kể thêm, kỳ thứ 2 ban đầu em lấy môn A nhưng học được 1 tuần thấy lơ ngơ lắm, rồi em đổi môn sang môn B. Thấy học cũng có vẻ thú vị vì khi giảng viên dẫn dắt bài toán đến phần giải thì em làm được nhưng em không ngờ là thi bài đầu tiên em được hơn 40% trong khi trung bình của cả lớp là gần 70%. Bác biết là lúc đó em hãi đến cỡ nào, nhưng giờ còn cách nào đâu, gắng hết sức đoạn còn lại, bài thi thứ 2 rồi bài thi hết kỳ và cuối cùng em cũng đạt gần 80%, coi như một sự dốc sức có kết quả tạm được.

Về sau này ông thầy hướng dẫn thực tập nghiên cứu mới nói: tao sợ mày thật đấy, mày nghĩ sao mà lại đi lấy cái môn đó, cái môn mà theo lệ thì phải học 3 môn trước đó rồi mới đến môn ấy vì kiến thức nó liên quan đến 3 môn kia.

Đến lúc ông thầy nói em mới hình dung ra quả núi mà mình định vượt nó dã man thế nào, phào, nhưng dù sao thì:

Em thấy không, tất cả đã qua rồi.
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ!

Xin phép bác Hoàng Nhuận Cầm cho em thay từ xa bằng từ qua.
 

Sắt Vụn

Xe buýt
Biển số
OF-6819
Ngày cấp bằng
7/7/07
Số km
677
Động cơ
594,193 Mã lực
Em chào bác, đúng là ở xứ này sẽ có rất nhiều người buồn và chán, em gặp nhiều rồi nên em biết. Có nhiều người mùa đông còn không ra khỏi nhà luôn, học online, làm online, đặt hàng online, mua đồ hay đặt đồ ăn online nên có khi chỉ bước chân ra ngoài để đẩy xe rác ra rìa đường hàng tuần. Những người như vậy không hề sai, mùa đông bên này thích nhất là ngủ. Hồi em mới sang thì đi thuê nhà của một gia đình người Việt. Bạn vợ cũng bằng tuổi em, sang được khoảng 5 năm rồi, đi theo diện skilled worker và khi sang là đã có PR luôn, rồi đi học tiếng Pháp và đi học lấy cái bằng trung cấp nghề gọi là DEP về kế toán (ở VN thì bạn ấy làm kế toán). Kỳ mùa thu 2018 em bắt đầu học thì bạn ấy cũng bắt đầu học lại một số môn để lấy chứng chỉ đại học về kế toán, do bạn ấy nói là đi làm bằng DEP thì lương thấp nên muốn học lại để lấy chứng chỉ đại học và lương sẽ cao hơn. Chứng chỉ đại học thôi chứ không phải là cả cái bằng đại học đâu. Thế rồi sau hơn 1 tháng em hỏi thăm thì bạn ấy nói là đã bỏ kỳ này rồi lý do là thi bài đầu tiên bị điểm thấp quá nên không dám học nữa. Bạn ấy bỏ thì cũng không sao vì học phí cho PR cũng chỉ khoảng 1000$ cho 1 kỳ thôi, sinh viên quốc tế là khoảng 10 000 nên em đâu dám bỏ, hi hi.

Sau đó đến kỳ mùa đông thì bạn ấy lại đăng ký 2 môn để muốn bắt đầu lại. Khi nói chuyện thì bạn ấy quá ngạc nhiên vì em đăng ký luôn 5 môn, kỳ trước em ngốn 3 môn. Bạn ấy nói là mùa đông đăng ký ít môn để còn ngủ. Thế rồi sau hơn 1 tháng em lại thấy kể là bạn ấy bỏ học rồi, vẫn lý do là điểm thấp quá so với mặt bằng chung của lớp. Rồi là bạn ấy không tiếp tục học nữa. Ở nhà cơm nước cho chồng và con gái. Rồi qua đợt Covid thì bạn ấy cũng nghỉ làm, ở nhà mãi cũng chán rồi có nhiều biểu hiện của việc không bình thường, hay gây sự....Đó là chuyện về một gia đình đã sang cũng lâu lâu rồi, có đầy đủ PR rồi sau đó là quốc tịch và cũng rất thích cuộc sống ở đây. Tuy nhiên khi bước chân vào học hành thì lại không đủ kiên trì cũng như độ lỳ để vượt lên, mà đi làm thì cũng không chịu chấp nhận mức lương thấp nên dẫn đến tình trạng đó.

Kể ra như vậy để các bác có thêm chút thông tin về cuộc sống ở đây cũng đa dạng lắm, và bắt đầu một cuộc sống mới chưa bao giờ là dễ dàng cả nhất là khi bên mình không có người thân. Vậy nên liệu cơm gắp mắm, cũng không thể so bì người này với người khác được, cứ tùy vào từng trường hợp để mình trò chuyện chia sẻ. Thái độ lạc quan đúng là rất cần thiết và do mỗi người tự xây dựng chứ không thể ngày một ngày hai mà có ngay được. Em sẽ chia sẻ tiếp.

P.S: em cũng muốn chia sẻ nhiều những suy nghĩ của em nhưng vẫn có e dè vì nhiều người sẽ hiểu sai. Có người nói thẳng vào mặt em là Đã làm được cái gì mà lên Face nói như kiểu bố đời lắm ấy!

Nên là em cũng rén lắm ạ.

View attachment 7745640
Mợ mạnh dạn chia sẻ đi mợ.
Chia sẻ của mợ có ích cho rất nhiều người.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Mợ mạnh dạn chia sẻ đi mợ.
Chia sẻ của mợ có ích cho rất nhiều người.
Hi hi,

Em nghiệm lại là tất cả do thái độ của mình hết, tự ngẫm từ chuyện của em.

Các bác không biết đâu, ngày mới chân ướt chân ráo đến Montreal, tiếng Pháp của em rơi rớt từ 1999 đến nay, mà đụng ngay phải thứ tiếng Pháp của người Quebec nên gần như tắt điện. Mới sang thì bà phụ trách mảng cao học email bảo mày đến gặp 2 thầy này đi xem ông nào hướng dẫn. Em mới email cho cả hai thầy thì có 1 thầy trả lời ngay, nói là gửi bảng điểm tao xem, gửi xong thì ông ấy bảo mày lên khoa đi. Em mới lò dò đi lên gặp ông ấy, ông ấy đợi em ngồi ngay ngắn thì bảo Bảng điểm của mày cũng tạm đấy nhưng chả nói lên được điều gì vì hệ thống giáo dục ở hai nước khác nhau, mà cũng gần 20 năm rồi, có quá nhiều sự thay đổi. Hơn nữa tao chưa từng thấy ai học ngành này, Actuariat (tiếng Anh là Actuary đó ạ), tay ngang cả. Hầu như tất cả sinh viên của tao đều học từ Cegep, lên đại học rồi mới sang cao học vì ngành này đòi hỏi nhiều kỹ năng cơ bản được tích lũy từ các bậc học trước.

Trời ơi, mới nghe em tự ái lắm chứ, gì thì gì em cũng là giáo viên ở trường có tiếng á, nên em mới nói là tao sẽ cố gắng.

Ôi giời, câu tiếp theo mới là dội gáo nước đá này: ông ấy bảo hầu như tất cả các sinh viên tao gặp đều nói như thế 'tôi sẽ cố gắng' nhưng rồi cuối cùng thì sao chứ...

Thế có cay không cơ chứ.

Nhưng rồi ông ấy cũng khuyên em thật lòng: tao nói thật là mày nên đi theo hướng làm báo cáo thực tập vì sẽ đỡ nặng về lý thuyết hơn. Tuy nhiên theo hướng này thì phải học nhiều môn hơn đấy. Nếu làm luận văn thì cần học 6 môn còn đi thực tập rồi làm báo cáo thực tập (sau này em mới biết là cái báo cáo này nó cũng ngang ngửa cái luận văn) thì phải học 8 môn. Rồi ông ấy còn bảo cách là mày nên chia 8 môn này thành 2, 3, 2, 1 tức là trải đều ra 4 kỳ, nên bớt lại một môn cho kỳ thứ 4 là kỳ mùa thu 2019 vì kỳ đó là theo lịch em sẽ đi thực tập nhưng nếu đăng ký 1 môn thì không bị tăng học phí đâu. Ví dụ nếu mình học từ 2 môn trở lên thì học phí 1 kỳ là gần 10000$ nhưng kỳ thực tập, rồi kỳ viết hay sửa báo cáo luận văn thì học phí chỉ còn gần 1000 thôi. Mà nếu học 1 môn ở kỳ viết báo cáo hay sửa báo cáo đó thì học phí vẫn cứ là khoảng 1000 thôi. Nói đến đây thì em mới thấy ông ấy rất thực tế, sợ em đến từ nước đang phát triển nên khó theo kịp tốc độ học bên này nên bày cách cho em vừa đỡ áp lực lại đỡ tốn tiền.

Okie, em cảm ơn ông ấy rồi về nhà bắt đầu lên chiến lược. Kỳ đầu em chọn 3 môn, ka ka, rồi cũng qua hết với kết quả không tệ chút nào. Sang kỳ sau em gom cả 5 môn còn lại khiến bao người sửng sốt. Đoạn này em kể rồi nên chỉ điểm lại thôi.

Đến kỳ mùa hè, ban đầu em không có kinh nghiệm nên không biết là muốn tìm nơi thực tập thì phải tìm từ đầu năm thì may ra mới có chỗ nên là cả kỳ mùa đông chỉ chăm chăm leo trèo 5 quả núi mà quên vụ liên hệ xin thực tập. Muộn rồi nên em đành tính kỳ mùa hè sẽ dành thời gian tìm chỗ thực tập rồi kỳ mùa thu đi thực tập. Vì vậy mùa hè em đang rảnh, tra lịch thì thấy ông thầy có dạy 2 môn trong hè theo kiểu Intensif tức là học tăng cường ấy khoảng 1,5 tháng là xong 1 môn mà ông ấy dạy 2 môn chuyên ngành Actuary liên tục trong hè. Toàn là những môn em chưa được học nên em email xin học luôn. Em bảo ông ấy là tôi chỉ xin đến lớp nghe giảng chứ không theo học chính thức, nhưng em vẫn cam kết là sẽ học nghiêm túc, tham gia tất cả các bài kiểm tra và thi. Ông ấy đồng ý và cho em vào danh sách lớp. Rồi quả đúng thế, mỗi buổi học là 4h thay vì 2h hay 3h như mọi lần. Em đi học nghiêm chỉnh, làm đầy đủ bài tập, trong lớp có vấn đề gì đều tích cực tham gia...

Ấy vậy mà trời thương á, cuối tháng 5 em vẫn chưa tìm được chỗ thực tập cho kỳ mùa thu nên mới email cho thầy nói là tôi vẫn đang tích cực tìm nơi thực tập nhưng chưa được, nếu có gì thì ông ấy giúp tôi nhé (ý em là nếu ông ấy có thông tin gì về công ty nào cần tuyển thực tập sinh thì bảo em). Ai ngờ ông ấy email bảo hiện nay có 1 đề tài thực tập nghiên cứu ở khoa, mày có muốn làm không. Chả cần nghĩ nhiều, em reply ngay nói tao muốn, giúp tao đi. Thế là ông ấy bảo em đăng ký với khoa (chỗ này phải nói là thực tập cũng cần phải đăng ký với khoa trước tháng 5 mà hôm đó đã là 25.5). Em email cho bà phụ trách để hỏi tao đăng ký được không. Phụ trách email cho trưởng khoa, trưởng khoa bốc máy gọi cho ông thầy, chả biết họ nói với nhau thế nào nhưng túm lại là khoa chính thức thông báo kỳ này của mày sẽ đăng ký là thực tập. Mày có thể bắt đầu nhưng chú ý là nếu mày muốn nộp báo cáo thì phải trước 31.8 còn nếu không thì phải kỳ sau nhé.

Đoạn thời gian thực tập và làm báo cáo chắc em phải để sau kể tiếp. Có điều là sau rất nhiều cố gắng thì từ ngày nhận đề tài 27.5 đến ngày em bấm gửi báo cáo hoàn tất khoảng hơn 70 trang là 16h30 ngày 31.8. Bấm nút gửi xong là em hô ba mẹ con lên xe bus đi đến Value Village mua đồ cũ để giải tỏa.

Em cũng biết là em may mắn gặp thầy tốt, bạn tốt nhưng cũng phải kể đến thái độ tích cực, không than phiền mà chỉ tìm cách giải quyết vấn đề giúp mình rất nhiều!

1679661243645.png


Thầy em đây, chắc hồi em học thì thầy mới chỉ khoảng 35, em đoán vậy!
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,700
Động cơ
115,556 Mã lực
Hi hi,

Em nghiệm lại là tất cả do thái độ của mình hết, tự ngẫm từ chuyện của em.

Các bác không biết đâu, ngày mới chân ướt chân ráo đến Montreal, tiếng Pháp của em rơi rớt từ 1999 đến nay, mà đụng ngay phải thứ tiếng Pháp của người Quebec nên gần như tắt điện. Mới sang thì bà phụ trách mảng cao học email bảo mày đến gặp 2 thầy này đi xem ông nào hướng dẫn. Em mới email cho cả hai thầy thì có 1 thầy trả lời ngay, nói là gửi bảng điểm tao xem, gửi xong thì ông ấy bảo mày lên khoa đi. Em mới lò dò đi lên gặp ông ấy, ông ấy đợi em ngồi ngay ngắn thì bảo Bảng điểm của mày cũng tạm đấy nhưng chả nói lên được điều gì vì hệ thống giáo dục ở hai nước khác nhau, mà cũng gần 20 năm rồi, có quá nhiều sự thay đổi. Hơn nữa tao chưa từng thấy ai học ngành này, Actuariat (tiếng Anh là Actuary đó ạ), tay ngang cả. Hầu như tất cả sinh viên của tao đều học từ Cegep, lên đại học rồi mới sang cao học vì ngành này đòi hỏi nhiều kỹ năng cơ bản được tích lũy từ các bậc học trước.

Trời ơi, mới nghe em tự ái lắm chứ, gì thì gì em cũng là giáo viên ở trường có tiếng á, nên em mới nói là tao sẽ cố gắng.

Ôi giời, câu tiếp theo mới là dội gáo nước đá này: ông ấy bảo hầu như tất cả các sinh viên tao gặp đều nói như thế 'tôi sẽ cố gắng' nhưng rồi cuối cùng thì sao chứ...

Thế có cay không cơ chứ.

Nhưng rồi ông ấy cũng khuyên em thật lòng: tao nói thật là mày nên đi theo hướng làm báo cáo thực tập vì sẽ đỡ nặng về lý thuyết hơn. Tuy nhiên theo hướng này thì phải học nhiều môn hơn đấy. Nếu làm luận văn thì cần học 6 môn còn đi thực tập rồi làm báo cáo thực tập (sau này em mới biết là cái báo cáo này nó cũng ngang ngửa cái luận văn) thì phải học 8 môn. Rồi ông ấy còn bảo cách là mày nên chia 8 môn này thành 2, 3, 2, 1 tức là trải đều ra 4 kỳ, nên bớt lại một môn cho kỳ thứ 4 là kỳ mùa thu 2019 vì kỳ đó là theo lịch em sẽ đi thực tập nhưng nếu đăng ký 1 môn thì không bị tăng học phí đâu. Ví dụ nếu mình học từ 2 môn trở lên thì học phí 1 kỳ là gần 10000$ nhưng kỳ thực tập, rồi kỳ viết hay sửa báo cáo luận văn thì học phí chỉ còn gần 1000 thôi. Mà nếu học 1 môn ở kỳ viết báo cáo hay sửa báo cáo đó thì học phí vẫn cứ là khoảng 1000 thôi. Nói đến đây thì em mới thấy ông ấy rất thực tế, sợ em đến từ nước đang phát triển nên khó theo kịp tốc độ học bên này nên bày cách cho em vừa đỡ áp lực lại đỡ tốn tiền.

Okie, em cảm ơn ông ấy rồi về nhà bắt đầu lên chiến lược. Kỳ đầu em chọn 3 môn, ka ka, rồi cũng qua hết với kết quả không tệ chút nào. Sang kỳ sau em gom cả 5 môn còn lại khiến bao người sửng sốt. Đoạn này em kể rồi nên chỉ điểm lại thôi.

Đến kỳ mùa hè, ban đầu em không có kinh nghiệm nên không biết là muốn tìm nơi thực tập thì phải tìm từ đầu năm thì may ra mới có chỗ nên là cả kỳ mùa đông chỉ chăm chăm leo trèo 5 quả núi mà quên vụ liên hệ xin thực tập. Muộn rồi nên em đành tính kỳ mùa hè sẽ dành thời gian tìm chỗ thực tập rồi kỳ mùa thu đi thực tập. Vì vậy mùa hè em đang rảnh, tra lịch thì thấy ông thầy có dạy 2 môn trong hè theo kiểu Intensif tức là học tăng cường ấy khoảng 1,5 tháng là xong 1 môn mà ông ấy dạy 2 môn chuyên ngành Actuary liên tục trong hè. Toàn là những môn em chưa được học nên em email xin học luôn. Em bảo ông ấy là tôi chỉ xin đến lớp nghe giảng chứ không theo học chính thức, nhưng em vẫn cam kết là sẽ học nghiêm túc, tham gia tất cả các bài kiểm tra và thi. Ông ấy đồng ý và cho em vào danh sách lớp. Rồi quả đúng thế, mỗi buổi học là 4h thay vì 2h hay 3h như mọi lần. Em đi học nghiêm chỉnh, làm đầy đủ bài tập, trong lớp có vấn đề gì đều tích cực tham gia...

Ấy vậy mà trời thương á, cuối tháng 5 em vẫn chưa tìm được chỗ thực tập cho kỳ mùa thu nên mới email cho thầy nói là tôi vẫn đang tích cực tìm nơi thực tập nhưng chưa được, nếu có gì thì ông ấy giúp tôi nhé (ý em là nếu ông ấy có thông tin gì về công ty nào cần tuyển thực tập sinh thì bảo em). Ai ngờ ông ấy email bảo hiện nay có 1 đề tài thực tập nghiên cứu ở khoa, mày có muốn làm không. Chả cần nghĩ nhiều, em reply ngay nói tao muốn, giúp tao đi. Thế là ông ấy bảo em đăng ký với khoa (chỗ này phải nói là thực tập cũng cần phải đăng ký với khoa trước tháng 5 mà hôm đó đã là 25.5). Em email cho bà phụ trách để hỏi tao đăng ký được không. Phụ trách email cho trưởng khoa, trưởng khoa bốc máy gọi cho ông thầy, chả biết họ nói với nhau thế nào nhưng túm lại là khoa chính thức thông báo kỳ này của mày sẽ đăng ký là thực tập. Mày có thể bắt đầu nhưng chú ý là nếu mày muốn nộp báo cáo thì phải trước 31.8 còn nếu không thì phải kỳ sau nhé.

Đoạn thời gian thực tập và làm báo cáo chắc em phải để sau kể tiếp. Có điều là sau rất nhiều cố gắng thì từ ngày nhận đề tài 27.5 đến ngày em bấm gửi báo cáo hoàn tất khoảng hơn 70 trang là 16h30 ngày 31.8. Bấm nút gửi xong là em hô ba mẹ con lên xe bus đi đến Value Village mua đồ cũ để giải tỏa.

Em cũng biết là em may mắn gặp thầy tốt, bạn tốt nhưng cũng phải kể đến thái độ tích cực, không than phiền mà chỉ tìm cách giải quyết vấn đề giúp mình rất nhiều!

View attachment 7745768

Thầy em đây, chắc hồi em học thì thầy mới chỉ khoảng 35, em đoán vậy!
Ai da, giai Canada ngon hầy, như người Pháp.
Huệ có biết anh này?

1679662368081.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
2,977
Động cơ
330,003 Mã lực
Nơi ở
Laval
Ai da, giai Canada ngon hầy, như người Pháp.
Huệ có biết anh này?

View attachment 7745779
Uầy, đồng nghiệp với nhau thì phải biết chứ. Có điều ổng giáo này dạy lịch sử hay gì đó chứ hổng có dạy toán. Thầy của em là gốc Ba Lan bác ạ. Mẫu đàn ông lý tưởng đó, đẹp trai, tài giỏi, tốt bụng, ăn mặc đẹp, dáng đẹp (người đâu mà đẹp mặc áo phông với quần thể thao cũng đẹp á)...Nếu em kể chắc đến mai chưa hết ưu điểm của thầy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top