[Funland] Cuộc sống ở Perth - Tây Úc

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
3,430
Động cơ
502,253 Mã lực
Nơi ở
around the world
Theo em thế này.. có tiền thì cứ ở Việt Nam cho yên lành, xây dựng cơ ngơi ăn uống ngủ nghỉ điều độ sẽ được vui sống cùng bố mẹ anh em con cháu họ hàng lâu dài.... còn có tiền mà có tư tưởng đi nước ngoài sống khi về già nó sẽ khó khăn khổ sở hơn nhiều đấy.... đám bạn em có nhiều đứa ở Mỹ Canada Anh Pháp Mỹ Úc... mà giờ kêu khổ muốn quay về Việt Nam mà không được nữa đâu.... có tiền ở Việt Nam vẫn sướng nhất... thế thôi
Thì các đại gia có chục ngàn tỷ đến vài chục ngàn tỷ VND có ai thèm đi đâu cụ, trừ khi là bị dính dáng phức tạp về chính trị, kinh tế,... thấy tương lai nguy hiểm thì phải té trước. Có anh chị đại gia mấy chục k tỷ nói, đi đâu thì đi cứ về đến căn biệt thự của nhà anh chị là anh chị thấy đó là thiên đường rồi.
Đi nước ngoài sướng nhất, và phù hợp nhất là những người nghèo ở Việt Nam, sang đó chịu khó làm lao động tay chân nhưng thu nhập cao hơn gấp nhiều lần và chất lượng cuộc sống thay đổi hoàn toàn so với địa vị và hoàn cảnh của họ ở Việt Nam. Thậm chí chính phủ Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây vẫn đang tìm mọi cách hỗ trợ những đối tượng đó đi ra nước ngoài làm việc, gửi ngoại hối về, nhìn vào tỷ lệ ngoại hối của Việt Nam tăng chóng mặt sau vài năm là biết. Dự trữ ngoại hối càng cao, sức chống đỡ của nền kinh tế trước các biến cố vĩ mô toàn cầu càng tốt. Sau đó là các đại gia lỡ cỡ vài trăm tỷ đến vài K tỷ. Hoặc những bạn tay nghề cao tính cách năng động.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,378
Động cơ
229,254 Mã lực
Tuổi
48
Theo em thế này.. có tiền thì cứ ở Việt Nam cho yên lành, xây dựng cơ ngơi ăn uống ngủ nghỉ điều độ sẽ được vui sống cùng bố mẹ anh em con cháu họ hàng lâu dài.... còn có tiền mà có tư tưởng đi nước ngoài sống khi về già nó sẽ khó khăn khổ sở hơn nhiều đấy.... đám bạn em có nhiều đứa ở Mỹ Canada Anh Pháp Mỹ Úc... mà giờ kêu khổ muốn quay về Việt Nam mà không được nữa đâu.... có tiền ở Việt Nam vẫn sướng nhất... thế thôi
Mỗi người một sở thích một lựa chọn. Với cụ là vậy, với người khác có tiền họ thích sống ở nước ngoài. Nói chung là có nhiều thứ Việt Nam có nước ngoài không có, và cũng có nhiều thứ nước ngoài có Việt Nam không có...
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,252
Động cơ
323,161 Mã lực
Tuổi
58
Theo em thế này.. có tiền thì cứ ở Việt Nam cho yên lành, xây dựng cơ ngơi ăn uống ngủ nghỉ điều độ sẽ được vui sống cùng bố mẹ anh em con cháu họ hàng lâu dài.... còn có tiền mà có tư tưởng đi nước ngoài sống khi về già nó sẽ khó khăn khổ sở hơn nhiều đấy.... đám bạn em có nhiều đứa ở Mỹ Canada Anh Pháp Mỹ Úc... mà giờ kêu khổ muốn quay về Việt Nam mà không được nữa đâu.... có tiền ở Việt Nam vẫn sướng nhất... thế thôi
Có tiền mới đi nước ngoài chứ cụ. Giờ bước chân ra cửa là cần tiền rồi.
Còn nhiều đến mức thích ở đâu cũng được thì đỉnh cao òi.
 

otowa

Xe máy
Biển số
OF-826508
Ngày cấp bằng
16/2/23
Số km
85
Động cơ
2,495 Mã lực
Tuổi
44
20230221_171639.jpg
20230221_171535.jpg


Công viên bờ sông với chỗ chơi cho trẻ em và biển báo có trẻ em và vịt đi trên đường
 

Binbi

Xe điện
Biển số
OF-303482
Ngày cấp bằng
1/1/14
Số km
2,745
Động cơ
346,235 Mã lực
Theo em thế này.. có tiền thì cứ ở Việt Nam cho yên lành, xây dựng cơ ngơi ăn uống ngủ nghỉ điều độ sẽ được vui sống cùng bố mẹ anh em con cháu họ hàng lâu dài.... còn có tiền mà có tư tưởng đi nước ngoài sống khi về già nó sẽ khó khăn khổ sở hơn nhiều đấy.... đám bạn em có nhiều đứa ở Mỹ Canada Anh Pháp Mỹ Úc... mà giờ kêu khổ muốn quay về Việt Nam mà không được nữa đâu.... có tiền ở Việt Nam vẫn sướng nhất... thế thôi
Cái đoạn em tô đậm ở trên là cụ nghe ở đâu thế? Em thấy nhiều người vẫn đi về bình thường mà. Đến bọn tây lông còn sang VN ở cả chục năm còn được thì hà cớ gì mà người Việt lại không về được quê hương của mình (trừ đội có vấn đề với chính quyền).
Hay là bạn cụ tuổi cao, sức yếu rồi nên không thể về VN được nữa?
 

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
177
Động cơ
72,218 Mã lực
Thôi không bàn lan man nữa, em nghĩ trả lại topic cho mợ chủ thớt để nói về Perth và Tây Úc là chính
Em cảm ơn cụ. Em ko vấn đề gì, thớt có các cụ mợ chia sẻ về các vấn đề khác nhau sẽ có nhiều góc nhìn hơn.

Nay em viết tiếp về thổ dân Úc và “Thế hệ bị Đánh cắp - Stolen Generations”.

Từ năm 1910 đến những năm 1970, ít nhất khoảng 100,000 trẻ em thổ dân là con lai với người da trắng bị “đánh cắp” khỏi những người mẹ thổ dân, gia đình và cộng đồng thổ dân trong chiến dịch “trắng hóa thổ dân”. Nhà nước đưa ra các đạo luật để hợp thức hóa quyền “đánh cắp”, bao gồm việc dựng lên chức vụ “Tổng Giám hộ Thổ dân”, người được trao quyền sở hữu tất cả trẻ em thổ dân và quyền cho phép hay không cho phép hôn nhân giữa phụ nữ thổ dân và đàn ông da trắng. Những trẻ em này được đưa vào các trung tâm, nhà thờ để được nuôi dạy cho giống người da trắng, sau đó được đưa về lao động tại các nông trại hoặc các gia đình da trắng nhận nuôi. Trong quá trình trắng hóa, họ bị cấm không được nói tiếng thổ dân. Họ cũng bị đổi thành họ của chủ trang trại để có tên giống tên người da trắng. Khi đến tuổi lập gia đình, họ được yêu cầu không lấy người thổ dân để cải da cho thế hệ sau. Ngoài những trẻ được nuôi dưỡng tốt, có không ít trẻ bị lạm dụng, bạo hành. Chính phủ tin rằng lớp thổ dân lai sẽ thay thế lớp thổ dân cũ, những người thuần thổ dân sẽ dần bị tận diệt. Tuy nhiên người thổ dân thuần vẫn sống sót. Và hệ lụy để lại cho xã hội và nhiều gia đình bị ảnh hưởng từ chính sách dẫn tới “Thế hệ bị Đánh cắp” vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. Nhiều người thổ dân thuộc thế hệ bị đánh cắp phải chịu di chứng tâm lý nặng nề, rơi vào trầm cảm, nghiện ngập, sống trong nghèo khó, thậm chí tự sát. Con cái của họ cũng bị ảnh hưởng và lại truyền tiếp đến những thế hệ sau. Không ít người thổ dân không còn tin tưởng, từ chối, thậm chí phản kháng lại các dịch vụ công của Chính phủ.

Mỗi năm đến ngày Quốc khánh Úc 26/1 lại có biểu tình yêu cầu thay đổi ngày này. Đối với người da trắng, đó là ngày Thuyền trưởng Arthur Phillip dẫn Đại hạm đội gồm 11 con tàu cập bến và đánh dấu chủ quyền của người Anh tại Sydney. Nhưng đối với người thổ dân, đó là ngày đất đai, làng mạc của họ bắt đầu bị xâm lược và họ bị buộc phải bước vào cuộc chiến sinh tồn. Ngày càng nhiều người ủng hộ đổi ngày Quốc khánh, bao gồm cả người không phải thổ dân. Cá nhân em thì được cấp quốc tịch vào ngày này nên nếu sau này có đổi ngày thì em vẫn nhớ.

Ở nước ngoài ko nhiều người biết rõ về sự tồn tại và lịch sử đau buồn của thổ dân Úc. Nhưng ở Úc luôn tồn tại ba lá cờ, cờ Úc, cờ thổ dân và cờ của người dân đảo Torres Strait. Mọi cuộc họp hay các buổi lễ đều được bắt đầu bằng nghi thức ghi nhận, cảm ơn và bày tỏ sự tôn trọng tới những người chủ truyền thống của nước Úc - những thế hệ người thổ dân trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính phủ cũng có 2 ngày Xin lỗi chính thức hàng năm tới cộng đồng thổ dân và dành nhiều ưu đãi hơn cho người thổ dân. Mặc dù vậy, sự kì thị và ghét bỏ người thổ dân vẫn luôn tồn tại trong xã hội do tỉ lệ tội phạm cao. Tuy nhiên ngày càng nhiều người thổ dân đứng lên nắm các vị trí quản lý trong khối dịch vụ công, góp phần thay đổi cộng đồng và các định kiến xã hội.

Dưới đây là nickname đồng nghiệp người thổ dân của em đặt cho em. Nickname hơi dài lại khó đọc nên em bảo cứ gọi em là munna munna cho dễ. Tiếng thổ dân munna munna chỉ “bọn châu Á”. Còn những người thổ dân lai từ thế hệ bị đánh mất đến nay, không còn nhiều kết nối với truyền thống thổ dân được gọi là “coconut”, vỏ thì đen, ruột bên trong thì trắng 😊

C573E7E4-9B36-4A01-8E6A-70B80461799D.jpeg


Bình đẳng và Công bằng. Lý do tại sao ngày nay người thổ dân được nhận nhiều quyền lợi hơn các sắc tộc khác.

C79444D6-3273-4148-A346-8C5B560239D2.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
177
Động cơ
72,218 Mã lực
Cá nhân em ở Perth chưa từng bị kì thị bởi người Việt ở đây vì em mới sang hay em nói giọng Bắc. Em mới biết 3 cô bác sang đây có lẽ từ thời cũ, thầy dạy lái xe, cô ở team khác cùng ban em làm và một bác Phiên dịch. Cả ba đều rất giỏi và chỉn chu trong công việc mình làm. Em nói giọng Bắc, lại mới sang nên cô cùng làm hay hỏi em giải thích các từ mới cô chưa cập nhật và được cô khen nói hay vì lâu lắm không được nghe. Em nghĩ ở đâu cũng cùng là người Việt. Mỗi người đều có một quá khứ và một lý do để trở thành như người ta trở thành. Em sang đây từ nước Việt cờ đỏ sao vàng, các cô bác sang đây từ thời nước Việt còn cờ vàng ba vạch nhưng ai cũng là người Việt Nam và đều yêu quê hương dù theo cách khác nhau.
 

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
177
Động cơ
72,218 Mã lực

burjkhalifa

Xe hơi
Biển số
OF-811005
Ngày cấp bằng
17/4/22
Số km
182
Động cơ
8,414 Mã lực
Nơi ở
Abu Dhabi
Lấy chồng Tây có thích không các mợ? Em hỏi thật vì có cô em gái cũng đang muốn lấy chồng Tây. Em thì không thích vì sợ khác biệt văn hoá, nhận thức, tập quán... sẽ không hoà hợp & hạnh phúc được. Mà nó thì cứ bảo chồng Tây tốt hơn Việt nhiều, tốt toàn diện, về tất cả mọi mặt. Nghe nó nói mãi cũng xuôi xuôi nhưng vẫn chưa thoải mái được.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
15,365
Động cơ
322,729 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Lấy chồng Tây có thích không các mợ? Em hỏi thật vì có cô em gái cũng đang muốn lấy chồng Tây. Em thì không thích vì sợ khác biệt văn hoá, nhận thức, tập quán... sẽ không hoà hợp & hạnh phúc được. Mà nó thì cứ bảo chồng Tây tốt hơn Việt nhiều, tốt toàn diện, về tất cả mọi mặt. Nghe nó nói mãi cũng xuôi xuôi nhưng vẫn chưa thoải mái được.
Vì yêu nên mọi thứ sẽ thấy đẹp ạ.
Tùy quan điểm từng ng, và tình yêu có đủ lớn để vượt qua những khác biệt đó hay ko.
Với em nghĩ đến chuyện đi lại xa xôi, vất vả là e sợ rồi. Ko dc về thăm bm thường xuyên nữa, ah mà muốn thường xuyên chắc sẽ tốn kém nhiều, $$, thời gian.
2, văn hóa, tập quán, thói quen ăn uống, bất đồng ngôn ngữ, thiếu bạn bè lúc cần chia sẻ
3. Với bản thân e, vì e lùn, nên e hơi sợ mấy anh tây, họ cao quá đi. Với có cả lý do tế nhị nữa sợ tây nó khỏe quá, khủng quá. Cái này e thật
 

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
177
Động cơ
72,218 Mã lực
Y tế ở bên em không tiện lợi như ở Việt Nam. Muốn đi khám bác sĩ phải gọi điện đặt lịch, may mắn hiếm hoi lắm mới được gặp trong ngày, bình thường là sang tuần. Đau răng cũng phải chờ đặt lịch, trừ đau quá thì vào viện có nha sĩ khẩn cấp ăn vạ thì may ra. Tối hoặc cuối tuần bác sĩ gia đình nghỉ thì gọi dịch vụ bác sĩ tại nhà hoặc nếu thấy đủ nặng thì vào khoa cấp cứu ở bệnh viện. Đến cấp cứu cũng chờ tiếp 2-6 tiếng là bình thường, tùy theo mức độ nghiêm trọng. Nếu cần phẫu thuật mà muốn đi viện công chờ vài năm là bình thường tùy mức độ khẩn thiết. Nguyên nhân là do ngành y tế luôn thiếu nhân lực. Nên cụ mợ nào con học giỏi cứ cho con học bác sĩ rồi đưa con sang Úc.

Trước đây đi bác sĩ gia đình miễn phí, giờ hầu hết các bác sĩ không chịu bulk bill nữa, phải tự đóng một phần tiền phí thăm khám, Medicare chỉ cover một phần. Nên nhiều người phản ứng bằng việc đổ xô đi khoa cấp cứu khiến bệnh viện lại càng trở nên quá tải.

Còn răng là Medicare không cover. Ai muốn cover một phần tiền khám chữa răng thì mua bảo hiểm. Tiền khám chữa răng thì đắt lòi. Em phải xử lý viêm ống tủy 2 răng, ca hơi khoai nên nha sĩ thường không xử lý được, phải đi chuyên gia. $4,125 cho 2 răng, cộng thêm $215 tiền thăm khám 1 lần, chụp X-quang và thử tủy $150. Em đi chuyên gia đặt lịch từ tháng 12 đến hết tháng 1 mới được khám. Đi khám xong đến tháng 4 mới được chữa. May răng ko thấy đau gì.

Bù lại đi viện hay làm các loại chụp chiếu, xét nghiệm được bác sĩ gia đình refer thì miễn phí. Hồi em đẻ cũng được miễn phí. Vào viện đẹp và hiện đại hơn Vinmec của mình, được ở phòng riêng, người nhà không cần thiết phải đến trông hay phục vụ cơm nước, bệnh viện lo cho đủ 5 bữa, sáng, trưa, tối, trà sáng, trà chiều, có thực đơn trên màn hình cho tùy chọn. Trước khi làm gì đều báo trước cho biết và giải thích cặn kẽ các tác dụng phụ. Nếu em là người nước ngoài không có Medicare sẽ phải trả $16,000 cho cả ca đẻ. Bù lại bệnh viện bên mình thì thích giữ người, bệnh viện bên em thì thích thả người. Mẹ chồng em mổ thay hết một bên xương hông, hai ngày sau xuất viện. Bệnh viện cho y tá đến kiểm tra vết thương hàng ngày và dạy tập đi.

Ở Việt Nam tiện và nhanh. Bên em thì không bằng được. Tuy nhiên ở Úc hồ sơ bệnh nhân được lưu trữ rất cẩn thận, có hệ thống chia sẻ dữ liệu trong ngành và các quy trình, quy định đều được đảm bảo tuân thủ cao. Em cũng thích việc bác sĩ ở đây luôn khuyến khích bệnh nhân đặt câu hỏi, trả lời đầy đủ cũng như luôn báo trước sẽ làm gì bệnh nhân, kể cả tiêm.

Nói đến bác sĩ, em nhớ hồi em mới đẻ xong, vết mổ vẫn còn đau, đến khi bác sĩ nhi vào kiểm tra con em, bác sĩ đẹp trai quá em quên cả vết mổ, bao nhiêu lăn tăn về con em mạnh dạn hỏi hết làm chồng em ngồi bấm bụng cười vì trước đấy em kêu lắm quá. Nên em chấm bên em thêm điểm nữa vì có nhiều bác sĩ nhi đẹp trai. Ở Việt Nam em chưa có dịp gặp bác sĩ nhi nào nên em chưa chấm điểm 😊

Bệnh viện em đẻ. Ảnh em lấy trên Google.

78E2106A-793D-4D1B-A97D-4FE3F53331D8.jpeg
B37CE26A-13B5-419F-AEDB-9ECC1DB191F8.jpeg
88FBC38A-B699-4C40-91B8-0FB85B42822E.jpeg
 

Anhdex

Xe tăng
Biển số
OF-744637
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
1,762
Động cơ
119,213 Mã lực
Bệnh viện đẹp như khách sạn vậy 😀
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
3,430
Động cơ
502,253 Mã lực
Nơi ở
around the world
Lấy chồng Tây có thích không các mợ? Em hỏi thật vì có cô em gái cũng đang muốn lấy chồng Tây. Em thì không thích vì sợ khác biệt văn hoá, nhận thức, tập quán... sẽ không hoà hợp & hạnh phúc được. Mà nó thì cứ bảo chồng Tây tốt hơn Việt nhiều, tốt toàn diện, về tất cả mọi mặt. Nghe nó nói mãi cũng xuôi xuôi nhưng vẫn chưa thoải mái được.
Phần lớn gái Việt lấy chồng Tây sẽ ở với nhau được lâu dài hơn là gái Tây lấy chồng Việt.
Phụ nữ Việt Nam về cơ bản là chịu thương chịu khó, chăm sóc chồng con tốt nên rất nhiều trường hợp bọn Tây lấy vợ Việt nó sướng hơn là nó lấy vợ Tây da trắng. Điều này đến từ sự khác nhau trong căn bản văn hoá xã hội Phương Tây và Phương Đông, ko có gì để bình luận nhiều.
Còn trai Việt mà lấy vợ Tây ít đôi sống với nhau được lâu dài lắm.
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
3,430
Động cơ
502,253 Mã lực
Nơi ở
around the world
Đẻ ở Úc cả nhà được vào phòng đẻ chứ ko phải chỉ có mỗi bà bầu với người đỡ đẻ như ở Việt Nam, và họ sẽ làm mọi cách để bà bầu được đẻ tự nhiên chứ ko mổ, trừ khi trường hợp khó quá họ mới phải mổ, và chồng cũng được đi theo vào tận phòng mổ luôn, bố còn được cắt dây rốn cho em bé nếu muốn. Riêng về chăm sóc bà bầu với trẻ sơ sinh thì khỏi nghĩ, tuyệt vời. Nhưng đến lúc em bé lớn, đi mẫu giáo, đi gửi trẻ thì méo mặt vì thời gian gửi bất tiện, lại đắt.
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
25,901
Động cơ
681,663 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lấy chồng Tây có thích không các mợ? Em hỏi thật vì có cô em gái cũng đang muốn lấy chồng Tây. Em thì không thích vì sợ khác biệt văn hoá, nhận thức, tập quán... sẽ không hoà hợp & hạnh phúc được. Mà nó thì cứ bảo chồng Tây tốt hơn Việt nhiều, tốt toàn diện, về tất cả mọi mặt. Nghe nó nói mãi cũng xuôi xuôi nhưng vẫn chưa thoải mái được.
Yêu thương nhau thật lòng với thời gian đủ dài để hiểu rõ về ưu nhược điểm của nhau, hiểu rõ về văn hóa phong tục tập quán của nhau thì tốt mà cụ.
Những trường hợp em biết (đáp ứng điều kiện trên) đều có cuộc sống khá hạnh phúc, con lai rất xinh (dù nhan sắc của mẹ chúng chắc nhiều cụ trên này chê ẩm chê ôi). Tất nhiên ai cũng có ưu và nhược điểm, nhưng nói chung đàn ông phương Tây thường có nhiều ưu điểm hơn, không gia trưởng như đàn ông Việt. Họ tôn trọng vợ, không có chuyện Tết không cho về ngoại (năm nào cũng có thread nội dung này trên OF). Một điểm nữa là con dâu không phải chịu cảnh sống chung với mẹ chồng. Phần lớn các bà mẹ chồng phương Tây cũng khá tôn trọng con dâu và không có cái suy nghĩ kiểu "dâu con rể khách", "nó phải có trách nhiệm phụng dưỡng hầu hạ mình", bla bla.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
808
Động cơ
282,278 Mã lực
Em cảm ơn cụ. Em ko vấn đề gì, thớt có các cụ mợ chia sẻ về các vấn đề khác nhau sẽ có nhiều góc nhìn hơn.

Nay em viết tiếp về thổ dân Úc và “Thế hệ bị Đánh cắp - Stolen Generations”.

Từ năm 1910 đến những năm 1970, ít nhất khoảng 100,000 trẻ em thổ dân là con lai với người da trắng bị “đánh cắp” khỏi những người mẹ thổ dân, gia đình và cộng đồng thổ dân trong chiến dịch “trắng hóa thổ dân”. Nhà nước đưa ra các đạo luật để hợp thức hóa quyền “đánh cắp”, bao gồm việc dựng lên chức vụ “Tổng Giám hộ Thổ dân”, người được trao quyền sở hữu tất cả trẻ em thổ dân và quyền cho phép hay không cho phép hôn nhân giữa phụ nữ thổ dân và đàn ông da trắng. Những trẻ em này được đưa vào các trung tâm, nhà thờ để được nuôi dạy cho giống người da trắng, sau đó được đưa về lao động tại các nông trại hoặc các gia đình da trắng nhận nuôi. Trong quá trình trắng hóa, họ bị cấm không được nói tiếng thổ dân. Họ cũng bị đổi thành họ của chủ trang trại để có tên giống tên người da trắng. Khi đến tuổi lập gia đình, họ được yêu cầu không lấy người thổ dân để cải da cho thế hệ sau. Ngoài những trẻ được nuôi dưỡng tốt, có không ít trẻ bị lạm dụng, bạo hành. Chính phủ tin rằng lớp thổ dân lai sẽ thay thế lớp thổ dân cũ, những người thuần thổ dân sẽ dần bị tận diệt. Tuy nhiên người thổ dân thuần vẫn sống sót. Và hệ lụy để lại cho xã hội và nhiều gia đình bị ảnh hưởng từ chính sách dẫn tới “Thế hệ bị Đánh cắp” vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. Nhiều người thổ dân thuộc thế hệ bị đánh cắp phải chịu di chứng tâm lý nặng nề, rơi vào trầm cảm, nghiện ngập, sống trong nghèo khó, thậm chí tự sát. Con cái của họ cũng bị ảnh hưởng và lại truyền tiếp đến những thế hệ sau. Không ít người thổ dân không còn tin tưởng, từ chối, thậm chí phản kháng lại các dịch vụ công của Chính phủ.

Mỗi năm đến ngày Quốc khánh Úc 26/1 lại có biểu tình yêu cầu thay đổi ngày này. Đối với người da trắng, đó là ngày Thuyền trưởng Arthur Phillip dẫn Đại hạm đội gồm 11 con tàu cập bến và đánh dấu chủ quyền của người Anh tại Sydney. Nhưng đối với người thổ dân, đó là ngày đất đai, làng mạc của họ bắt đầu bị xâm lược và họ bị buộc phải bước vào cuộc chiến sinh tồn. Ngày càng nhiều người ủng hộ đổi ngày Quốc khánh, bao gồm cả người không phải thổ dân. Cá nhân em thì được cấp quốc tịch vào ngày này nên nếu sau này có đổi ngày thì em vẫn nhớ.

Ở nước ngoài ko nhiều người biết rõ về sự tồn tại và lịch sử đau buồn của thổ dân Úc. Nhưng ở Úc luôn tồn tại ba lá cờ, cờ Úc, cờ thổ dân và cờ của người dân đảo Torres Strait. Mọi cuộc họp hay các buổi lễ đều được bắt đầu bằng nghi thức ghi nhận, cảm ơn và bày tỏ sự tôn trọng tới những người chủ truyền thống của nước Úc - những thế hệ người thổ dân trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính phủ cũng có 2 ngày Xin lỗi chính thức hàng năm tới cộng đồng thổ dân và dành nhiều ưu đãi hơn cho người thổ dân. Mặc dù vậy, sự kì thị và ghét bỏ người thổ dân vẫn luôn tồn tại trong xã hội do tỉ lệ tội phạm cao. Tuy nhiên ngày càng nhiều người thổ dân đứng lên nắm các vị trí quản lý trong khối dịch vụ công, góp phần thay đổi cộng đồng và các định kiến xã hội.

Dưới đây là nickname đồng nghiệp người thổ dân của em đặt cho em. Nickname hơi dài lại khó đọc nên em bảo cứ gọi em là munna munna cho dễ. Tiếng thổ dân munna munna chỉ “bọn châu Á”. Còn những người thổ dân lai từ thế hệ bị đánh mất đến nay, không còn nhiều kết nối với truyền thống thổ dân được gọi là “coconut”, vỏ thì đen, ruột bên trong thì trắng 😊

C573E7E4-9B36-4A01-8E6A-70B80461799D.jpeg


Bình đẳng và Công bằng. Lý do tại sao ngày nay người thổ dân được nhận nhiều quyền lợi hơn các sắc tộc khác.

C79444D6-3273-4148-A346-8C5B560239D2.png
Dân Á mà bị Tây hóa thì được gọi là banana thì phải, ruột trắng vỏ vàng.

Bên Bắc Mỹ dân da đỏ cũng từng bị trắng hóa kiểu như vậy.
 
  • Vodka
Reactions: Ute

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
9,268
Động cơ
595,109 Mã lực
Phía bắc khu vực Darwin còn nhiều sấu hơn mợ ạ, đi câu k cẩn thận sấu lôi xuống hồ ngay.
Bạn em lấy ông chồng cũng lớn tuổi được cái hiền lành không quái như trai Việt. Nhưng nhà chồng như kiểu giữa đầm lầy, đồng không mông quạnh, xa tí là có cá sấu. Đang ở HN đất chật người đông mà về đó dũng cảm thật đấy. Thà ở HN quay cuồng dọn nhà sửa nhà còn hơn cụ ạ.
[/QUOTE]
Vâng ở hn nhịp sống nhiều khi hơi gấp quá mợ ạ. Như hôm qua em làm việc với cả 4-5 đội thợ cùng lúc trong 01 ngày như thợ điện nước, thợ cửa nhôm kính, thợ lắp rèm, thợ lắp tôn vách, thợ nề cắt phá tường...Ở nước ngoài thì chắc cả tuần hay hai tuần may ra mới xong đc từng đó việc mợ ạ. Đây chỉ khoảng hai ba hôm là xong. Công thì so với bên Úc rẻ hơn nhiều rồi. Đó là so về xd và sửa chữa thôi chứ các vđ khác em k dám bàn ợ.
 
  • Vodka
Reactions: Ute

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
9,268
Động cơ
595,109 Mã lực
Y tế ở bên em không tiện lợi như ở Việt Nam. Muốn đi khám bác sĩ phải gọi điện đặt lịch, may mắn hiếm hoi lắm mới được gặp trong ngày, bình thường là sang tuần. Đau răng cũng phải chờ đặt lịch, trừ đau quá thì vào viện có nha sĩ khẩn cấp ăn vạ thì may ra. Tối hoặc cuối tuần bác sĩ gia đình nghỉ thì gọi dịch vụ bác sĩ tại nhà hoặc nếu thấy đủ nặng thì vào khoa cấp cứu ở bệnh viện. Đến cấp cứu cũng chờ tiếp 2-6 tiếng là bình thường, tùy theo mức độ nghiêm trọng. Nếu cần phẫu thuật mà muốn đi viện công chờ vài năm là bình thường tùy mức độ khẩn thiết. Nguyên nhân là do ngành y tế luôn thiếu nhân lực. Nên cụ mợ nào con học giỏi cứ cho con học bác sĩ rồi đưa con sang Úc.

Trước đây đi bác sĩ gia đình miễn phí, giờ hầu hết các bác sĩ không chịu bulk bill nữa, phải tự đóng một phần tiền phí thăm khám, Medicare chỉ cover một phần. Nên nhiều người phản ứng bằng việc đổ xô đi khoa cấp cứu khiến bệnh viện lại càng trở nên quá tải.

Còn răng là Medicare không cover. Ai muốn cover một phần tiền khám chữa răng thì mua bảo hiểm. Tiền khám chữa răng thì đắt lòi. Em phải xử lý viêm ống tủy 2 răng, ca hơi khoai nên nha sĩ thường không xử lý được, phải đi chuyên gia. $4,125 cho 2 răng, cộng thêm $215 tiền thăm khám 1 lần, chụp X-quang và thử tủy $150. Em đi chuyên gia đặt lịch từ tháng 12 đến hết tháng 1 mới được khám. Đi khám xong đến tháng 4 mới được chữa. May răng ko thấy đau gì.

Bù lại đi viện hay làm các loại chụp chiếu, xét nghiệm được bác sĩ gia đình refer thì miễn phí. Hồi em đẻ cũng được miễn phí. Vào viện đẹp và hiện đại hơn Vinmec của mình, được ở phòng riêng, người nhà không cần thiết phải đến trông hay phục vụ cơm nước, bệnh viện lo cho đủ 5 bữa, sáng, trưa, tối, trà sáng, trà chiều, có thực đơn trên màn hình cho tùy chọn. Trước khi làm gì đều báo trước cho biết và giải thích cặn kẽ các tác dụng phụ. Nếu em là người nước ngoài không có Medicare sẽ phải trả $16,000 cho cả ca đẻ. Bù lại bệnh viện bên mình thì thích giữ người, bệnh viện bên em thì thích thả người. Mẹ chồng em mổ thay hết một bên xương hông, hai ngày sau xuất viện. Bệnh viện cho y tá đến kiểm tra vết thương hàng ngày và dạy tập đi.

Ở Việt Nam tiện và nhanh. Bên em thì không bằng được. Tuy nhiên ở Úc hồ sơ bệnh nhân được lưu trữ rất cẩn thận, có hệ thống chia sẻ dữ liệu trong ngành và các quy trình, quy định đều được đảm bảo tuân thủ cao. Em cũng thích việc bác sĩ ở đây luôn khuyến khích bệnh nhân đặt câu hỏi, trả lời đầy đủ cũng như luôn báo trước sẽ làm gì bệnh nhân, kể cả tiêm.

Nói đến bác sĩ, em nhớ hồi em mới đẻ xong, vết mổ vẫn còn đau, đến khi bác sĩ nhi vào kiểm tra con em, bác sĩ đẹp trai quá em quên cả vết mổ, bao nhiêu lăn tăn về con em mạnh dạn hỏi hết làm chồng em ngồi bấm bụng cười vì trước đấy em kêu lắm quá. Nên em chấm bên em thêm điểm nữa vì có nhiều bác sĩ nhi đẹp trai. Ở Việt Nam em chưa có dịp gặp bác sĩ nhi nào nên em chưa chấm điểm 😊

Bệnh viện em đẻ. Ảnh em lấy trên Google.

78E2106A-793D-4D1B-A97D-4FE3F53331D8.jpeg
B37CE26A-13B5-419F-AEDB-9ECC1DB191F8.jpeg
88FBC38A-B699-4C40-91B8-0FB85B42822E.jpeg
Nghe mợ tả em muốn kiếm ngay một cô vợ Úc để sau còn đưa cổ đi đẻ. =))
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,418
Động cơ
322,471 Mã lực
Vâng ở hn nhịp sống nhiều khi hơi gấp quá mợ ạ. Như hôm qua em làm việc với cả 4-5 đội thợ cùng lúc trong 01 ngày như thợ điện nước, thợ cửa nhôm kính, thợ lắp rèm, thợ lắp tôn vách, thợ nề cắt phá tường...Ở nước ngoài thì chắc cả tuần hay hai tuần may ra mới xong đc từng đó việc mợ ạ. Đây chỉ khoảng hai ba hôm là xong. Công thì so với bên Úc rẻ hơn nhiều rồi. Đó là so về xd và sửa chữa thôi chứ các vđ khác em k dám bàn ợ.
Anh rể em ở bên Đức sửa cái nhà mà mất 2 năm, tự làm hết mọi thứ từ đi dây điện, ốp lát lắp đặt thiết bị vệ sinh.. Đúng kiểu sống chậm. :))
Ở HN này em gọi thợ kín nhà làm chỉ 1 tháng để tìm khách thuê. Tiền thuê nhà 1 tháng đã đủ trả công thợ thì để tận 2 năm chết em. :))
 

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
9,268
Động cơ
595,109 Mã lực
Anh rể em ở bên Đức sửa cái nhà mà mất 2 năm, tự làm hết mọi thứ từ đi dây điện, ốp lát lắp đặt thiết bị vệ sinh.. Đúng kiểu sống chậm. :))
Ở HN này em gọi thợ kín nhà làm chỉ 1 tháng để tìm khách thuê. Tiền thuê nhà 1 tháng đã đủ trả công thợ thì để tận 2 năm chết em. :))
Tính tiền công thợ bên này rẻ mà gọi phát qua làm ngay hoặc chậm nhất hôm sau. Em order tb vệ sinh các loại hôm qua thay roẹt phát xong, tiền công thay đồ thì bên bán tb trả coi như khuyến mại. Tip thợ 500k làm một buổi thì xong mợ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top