Cụ Lệ Úa
leua hãy chia xẻ thêm về vấn đề ít người đề cập mà nó cũng khá là critical ở Mỹ, đó là trách nhiệm phụ cấp cho vợ/chồng sau ly hôn, phân chia tài sản sau ly hôn cho các cụ ở đây biết thêm. Về chủ đề này thì ít có người đề cập vì nó không vui vẻ gì, em thì cũng chỉ từng chứng kiến thôi chứ nội tình và các góc độ luật pháp mình không rành lắm ( vì chưa va vào)
Em cũng từng thấy một trường hợp, người vợ đưa con về VN thăm gia đình ngoại, thằng chồng không biết và cố tình không biết, (đang làm thủ tục ra toà để ly hôn) sau đó đi báo CS là vợ bắt cóc con. Về sau chị vợ bị tước quyền nuôi con và cấm tiếp xúc. Cung kha là nghiệt ngã nếu sống mà không thông hiểu luật pháp ở nước sở tại.
Các cụ và mợ khác ơi, ta nên giới hạn câu chuyện lại, đừng đẩy vấn đề đi xa làm gì, để các cụ đang định cư bên kia có thể open hơn và chia sẻ về cuộc sống của mình.
Ở đâu cũng có những vấn đề phải đối diện và tìm cách vượt qua, chỉ là cách mà ta get through nó thế nào mà thôi.
Chúc mừng năm mới , sức khoẻ, an khang và mai mắn đến với mọi người
Em sẽ chia sẻ theo kinh nghiệm thực tế ly hôn của mình và của bạn bè. Xin nói trước những kinh nghiệm và kiến thức nêu ở đây chỉ đúng với bang California, những bang khác có thể có những thay đổi rất khác nhau.
1/ Cho phép ly hôn đơn phương và không cần có lý do. Có nghĩa là chỉ cần một người không muốn chung sống với người kia nữa làm có thể nhờ luật sư nộp đơn ly hôn ra Tòa. Trong luật ly dị, tiểu Bang California được liệt kê là tiểu bang “Không Cần Ai Có Lỗi” (“No Fault” State). Như thế, khi một người muốn ly dị, thì chỉ cần trình với toà án là vợ chồng có những sự khác biệt không thể dung hoà được là Tòa sẽ xét xử. Phía bên kia dù không muốn ly hôn, cũng phải chấp nhận.
2/ Tòa khuyến khích việc 2 bên tự dàn xếp phân chia tài sản và nuôi dưỡng con cái. Nếu như không tự dàn xếp thì tòa án sẽ quyết định.
3/ Spouse Support. (Trợ cấp cho vợ chồng sau khi ly hôn). Sau khi ly hôn, bên nào có thu nhập hàng tháng cao hơn thì sẽ có trách nhiệm trợ cấp cho bên thu nhập thấp cho đến khi người có thu nhập thấp lập gia đình mới. Nói thêm là việc trợ cấp này xảy ra khi hôn nhân trên mười năm.
4/ Child Support. ( Trợ cấp nuôi con). Nếu như một bên được quyền nuôi con thì bên kia có trách nhiệm trợ cấp tiền nuôi con hàng tháng cho đến khi con 18 tuổi. Tiền này tính toán dựa trên thu nhập của bên có trách nhiệm trợ cấp và có thể được điều chỉnh tùy theo thực tế và tùy theo thời gian. Tiền này tuyệt đối không thể trốn tránh ( cho dù khai phá sản cũng không thể xóa khoản nợ này). Trốn tránh trợ cấp nuôi con có thể bị chính quyền dùng biện pháp mạnh.
5/ Bên nuôi con không được cản trở quyền thăm nom con của phía bên kia. Nếu như thay đổi chỗ ở phải thông báo cho bên kia biết. Nếu như mang con đi chơi ra khỏi phạm vi bang California phải được sự đồng ý của bên kia ( bằng giấy tờ chấp thuận). Vi phạm điều này sẽ bị bắt về tội bắt cóc trẻ em, bị phạt tù và bị tước quyền nuôi con, cách đây nhiều năm, cô nghệ sĩ Lý Hương, em gái của nghệ sĩ Lý Hùng ở Sài Gòn, lấy một anh Việt Kiều bên Cali này. Hai vợ chồng ly hôn, cô ấy nuôi con, dẫn con về Việt Nam chơi vài tháng, khi quay lại Mỹ đã bị bắt vì tội này ( cô ấy không biết là phải có sự đồng ý của người cha mới được mang con đi khỏi bang Cali), các cụ, mợ có thể đọc thêm về trường hợp này trên internet ( từ khóa là Nghệ sĩ Lý Hương, em gái Lý Hùng, bị bắt).
Nếu trong thời gian nuôi con, bên nuôi con có những hành động có thể ảnh hưởng tới tương lai của trẻ như nghiện rượu, nghiện ma túy, vi phạm pháp luật.... phía bên kia có thể xin tòa tước quyền nuôi con.
6/ Tài sản: nếu như 2 bên không tự thỏa thuận được về chia tài sản thì tòa sẽ xem xét.
Theo luật pháp, những tài sản trong gia đình có được từ ngày cưới nhau cho đến ly hôn là tài sản chung của người vợ và người chồng ( không cần biết ai thu nhập cao hơn ai). Nếu một bên khiếu nại rằng tài sản nào đó là hoàn toàn của riêng họ hay chỉ có một phần là của họ, bên đó phải cung cấp những bằng chứng rõ ràng. Tài sản chung sẽ chia đôi.
Tài sản có trước khi kết hôn thì thuộc về riêng cá nhân đó.