- Biển số
- OF-114101
- Ngày cấp bằng
- 24/9/11
- Số km
- 694
- Động cơ
- 393,981 Mã lực
Chả hiểu sao em có thành kiến cá nhân với mấy ông "Fullbright", nhân đọc bài này xin mạn phép chia sẻ ý kiến riêng:
Trách nhiệm của nhà mạng trong cuộc chiến với SIM rác | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
Không cần săm soi tác giả đúng được bao nhiêu, đương nhiên phần nhiều, ý kiến của tác giả nghe rất hợp lý, người ta có ăn có học, hiểu biết thế cơ mà.
Tuy nhiên, với em đây là kiểu suy nghĩ, quan điểm lười biếng, đặc trưng của "hành chính công".
Việc sở hữu một sim điện thoại về cơ bản phải là tương đối dễ dàng ngay cả ở những nước phát triển, việc thắt chặt hà khắc quá mức chỉ gây thêm phiền phức và hạn chế cho việc phát triển của xã hội và công nghệ (em không có ý nói việc quản lý là không cần thiết nhé).
Hãy xem một trường hợp lừa đảo điển hình: đối tượng gọi điện đến lừa người bị hại chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng ơ kìa và thế là a lê hấp, nó biến mất không dấu vết, xxx cũng chả tìm thấy được. Và ơ kìa, một tài khoản ngân hàng chắc chắn đòi hỏi một quy trình xác thực khá nghiêm túc (mức độ phải hơn nhiều việc kiếm 1 cái sim điện thoại rồi) thì các bố còn chả quản lý được, còn chả biết của ai, vậy có cái gì sai sai ở đây.
Lại nói đến chuyện rác, thực tế hàng ngày trên các nền tảng mạng xã hội, OTT, lượng rác chúng ra ăn hàng ngày nó gấp 10, gấp 100 lần số tin nhắn rác, nhưng chúng ta cũng đâu có quản lý được, cứ nhè thằng nhà mạng mà đổ tội.
Phải chăng các nhà mạng là con gà béo, và so với các tổ chức tài chính, nhà mạng là kẻ dễ bị bắt nạt, dễ bị đè đầu cưỡi cổ và vặt lông hơn. Những bài viết kiểu như trên, thực ra là những cây gậy, như bao lần khác, đập lên lưng các nhà mạng hết lần này đến lần khác, đập lên lưng thằng bán dao, so sánh hơi quá (để cho nó rõ ràng) là bắt nó phải khắc tên người mua lên cái dao bán ra để lỡ có đi gây án thi còn biết mà lần.
Thực ra em không có ý định phản bác ý kiến của tác giả, ngay cả chính em cũng bị làm phiền bởi cuộc gọi rác. Nhưng với những quan điểm cũ kỹ như của tác giả, chúng ta sẽ vẫn đang và sẽ tiến lên một cách chậm chạp đúng như tác giả tự nhận thấy là bao năm chống mãi mà vẫn không hết. Những người quản lý "một chiều" như thế này, sẽ sinh ra những chính sách tương tự như việc thay vì kiểm định xe có sử dụng tốt hay không, thì lại đi kiểm tra xe có còn nguyên zin hay không! Những người quản lý lười biếng như vậy cần bị hạn chế để cho xã hội tiến bộ hơn.
(Viết với cảm hứng từ việc kiểm định xe cộ có thay đổi đáng kể, một cái bánh răng không còn ăn khớp trong "bộ máy" bị văng ra, hi vọng sẽ dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ hơn trong việc quản lý)
Trách nhiệm của nhà mạng trong cuộc chiến với SIM rác | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
Không cần săm soi tác giả đúng được bao nhiêu, đương nhiên phần nhiều, ý kiến của tác giả nghe rất hợp lý, người ta có ăn có học, hiểu biết thế cơ mà.
Tuy nhiên, với em đây là kiểu suy nghĩ, quan điểm lười biếng, đặc trưng của "hành chính công".
Việc sở hữu một sim điện thoại về cơ bản phải là tương đối dễ dàng ngay cả ở những nước phát triển, việc thắt chặt hà khắc quá mức chỉ gây thêm phiền phức và hạn chế cho việc phát triển của xã hội và công nghệ (em không có ý nói việc quản lý là không cần thiết nhé).
Hãy xem một trường hợp lừa đảo điển hình: đối tượng gọi điện đến lừa người bị hại chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng ơ kìa và thế là a lê hấp, nó biến mất không dấu vết, xxx cũng chả tìm thấy được. Và ơ kìa, một tài khoản ngân hàng chắc chắn đòi hỏi một quy trình xác thực khá nghiêm túc (mức độ phải hơn nhiều việc kiếm 1 cái sim điện thoại rồi) thì các bố còn chả quản lý được, còn chả biết của ai, vậy có cái gì sai sai ở đây.
Lại nói đến chuyện rác, thực tế hàng ngày trên các nền tảng mạng xã hội, OTT, lượng rác chúng ra ăn hàng ngày nó gấp 10, gấp 100 lần số tin nhắn rác, nhưng chúng ta cũng đâu có quản lý được, cứ nhè thằng nhà mạng mà đổ tội.
Phải chăng các nhà mạng là con gà béo, và so với các tổ chức tài chính, nhà mạng là kẻ dễ bị bắt nạt, dễ bị đè đầu cưỡi cổ và vặt lông hơn. Những bài viết kiểu như trên, thực ra là những cây gậy, như bao lần khác, đập lên lưng các nhà mạng hết lần này đến lần khác, đập lên lưng thằng bán dao, so sánh hơi quá (để cho nó rõ ràng) là bắt nó phải khắc tên người mua lên cái dao bán ra để lỡ có đi gây án thi còn biết mà lần.
Thực ra em không có ý định phản bác ý kiến của tác giả, ngay cả chính em cũng bị làm phiền bởi cuộc gọi rác. Nhưng với những quan điểm cũ kỹ như của tác giả, chúng ta sẽ vẫn đang và sẽ tiến lên một cách chậm chạp đúng như tác giả tự nhận thấy là bao năm chống mãi mà vẫn không hết. Những người quản lý "một chiều" như thế này, sẽ sinh ra những chính sách tương tự như việc thay vì kiểm định xe có sử dụng tốt hay không, thì lại đi kiểm tra xe có còn nguyên zin hay không! Những người quản lý lười biếng như vậy cần bị hạn chế để cho xã hội tiến bộ hơn.
(Viết với cảm hứng từ việc kiểm định xe cộ có thay đổi đáng kể, một cái bánh răng không còn ăn khớp trong "bộ máy" bị văng ra, hi vọng sẽ dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ hơn trong việc quản lý)
Chỉnh sửa cuối: