[Funland] Cuộc chiến tranh vệ quốc

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Bây giờ chúng tôi đưa 2 bằng chứng, phủ nhận đoạn viết trên đây.
Những bằng chứng này không trùng nhau! Tất cả chỉ chung một điểm: không phải Zhukov đánh thức Stalin.
Theo lời con trai Beria, Poskreshev không triệu tập các Uỷ viên Bộ chính trị:
- Tất cả những người này, kể cả cha tôi - Sergo Lavrentievich nói - đã ở Kreml từ trước đó. Cố nhiên, đêm ấy Stalin không ngủ. Vì thế không ai, và không chỗ nào người ta viết ai là người đầu tiên thông báo cho Stalin về chiến tranh. Đồng thời Stalin nhận thông tin không phải chỉ từ Tổng tham mưu trưởng…
Điều bóng gió ấy đã rõ: người cầm đầu mật vụ còn ra thể thống nào nếu Stalin nhận thông báo không phải từ cơ quan mật vụ mà từ quân đội?
Đồng thời không ít người chia sẻ quan điểm của Sergo Lavrentievich. Các cựu sĩ quan an ninh nhiệt liệt tán đồng giả thuyết này.
Những người trong Bộ tổng tham mưu bị cách chức, từng đứng về phía sếp mình, có lý hỏi:
- Chẳng lẽ Zhukov phải tự nghĩ ra chuyện chính ông gọi điện ban đêm đánh thức Stalin? Vai trò hẩm hiu – thông báo cho nhà độc tài bắt đầu chiến tranh. Timoshenko lại cả gan ra lệnh cho Zhukov…
Sergo Beria đã gọi đó là điều không chính xác:
- Georgy Konstantinovich làm người thông minh và hiểu rõ rằng độc giả không khó gì hiểu điều này. Nhưng ai lại tin Zhukov có thể nhớ lại trung tướng vô danh Brezhnev? Nhưng đã viết… Cuốn sách này khó xuất bản được nếu không nói về vị Tổng bí thư. Ai hé miệng trách móc nguyên soái cái gì xảy ra như thế? Tôi không nghi ngờ rằng Zhukov biết rằng mình thắng trận - cho phép nói không phải tất cả những gì thật sự trong chiến tranh.
Các vị an ninh bị mất chức có lý lẽ:
- Hồi ký ra đời trong bối cảnh chính trị tạo ra. Nếu Zhukov tưởng tượng những cảnh với Brezhnev chiếu theo cục diện ngày nay, thì - lại chiếu theo tất cả cục diện! - bỏ qua sự thật lịch sử, không chú ý tới hình ảnh Beria. Chả có lẽ cuốn sách của Zhukov ra đời thời Brezhnev, khi tất cả các nhân vật hoạt động chủ yếu trong chiến tranh lại được mô tả đúng? Nếu cuốn này ra đời thời Khrusev? Có lẽ sẽ là cuốn sách hoàn toàn khác, khẳng định giả thuyết chống Stalin, theo đó thì đêm rạng sáng 22-6, các tư lệnh của Bộ tổng tham mưu, chủ quan, ngủ ngon lành hoặc vui chơi.
Từ quan điểm Beria rõ ràng độc giả phải suy nghĩ. Ai là bằng chứng thứ hai?
Vicheslav Mikhailovich Molotov. Phó thứ nhất đại diện Hội đồng Dân uỷ và Bộ trưởng ngoại giao.
Sau 47 năm im lặng, ông công nhận rằng chính ông là người đầu tiên gọi Stalin thông báo những tin tức thảm hoạ sắp đến.
Zhukov không biết điều này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Chúng ta quay về sự kiện cái đêm thảm hoạ này mà Tổng tham mưu trưởng Zhukov hồi tưởng.
Lúc 4 giờ 30 phút sáng, Zhukov và Timoshenko đến Kreml theo lệnh Stalin. Tất cả các các Uỷ viên Bộ chính trị được mời còn đang tập hợp. Zhukov và Timoshenko được mời vào văn phòng.
Stalin lo lắng ngồi ở bàn, tay giữ chiếc tẩu. Ông nói:
- Gọi ngay cho sứ quán Đức.
Sứ quán Đức trả lời rằng đại sứ Graf Von Sulenburg yêu cầu tiếp ông để có thông báo quan trọng.
Việc tiếp đại sứ trao cho Molotov.
- Chính phủ Đức tuyên bố chiến tranh với chúng ta.
Stalin im lặng thả người xuống ghế và suy nghĩ rất lâu. Sự im lặng này kéo dài, nhưng Zhukov cắt ngang đề nghị giáng lại Đức bằng tất cả lực lượng có được ở các quân khu sát biên giới để chặn quân thù và cầm chân chúng.
- Không cầm chân, mà tiêu diệt chúng - Timoshenko khẳng định.
- Ra mệnh lệnh - Stalin nói.
Lúc 7 giờ 15 phút 22-6 Bộ trưởng quốc phòng đưa mệnh lệnh số 2 cho các quân khu. Tuy nhiên chỉ thị này không được thực hiện. Bây giờ chúng ta không xét lý do, mà chủ yếu xoáy vào hướng ngoại giao, mà tình tiết của nó giờ đây trở nên rõ ràng, Tổng tham mưu trưởng Zhukov không được thổ lộ.
Theo đoạn văn trên của Zhukov suy ra rằng Stalin cho gọi điện sứ quán Đức. Theo luận điểm Zhukov thì việc Sulenburg gọi điện cho Bộ Ngoại giao Liên Xô, xin gặp Molotov để trao thông tin khẩn cấp, là nền tảng để cho nhiều tác phẩm văn học và phim ảnh phản ánh sự lúng túng của các Uỷ viên Bộ chính trị tụ họp sáng 22-6 tại văn phòng Stalin.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Những gì mà Zhukov viết lại hoàn toàn không phải như vậy: Tổng tham mưu trưởng là nhân chứng của hành động thứ hai của pha này. Sự việc đầu tiên xảy ra sớm hơn, và chỉ có hai người biết: Stalin và Molotov.
Người duy nhất mà Molotov tin cậy, và hứa sẽ giữ bí mật chi tiết lời của Molotov là nhà văn quân đội Ivan Stadnyuk:
- Công bố những bằng chứng này tạm thời là chưa thể. Chúng đã ầm ĩ ở nước ngoài. Bọn bồi bút tư sản có thể la lên rằng không có cuộc tấn công bất ngờ vào đất nước ta, rằng cuộc chiến tranh được tuyên bố theo thông lệ quốc tế…
Stadnyuk lúc đó đang viết tiểu thuyết “Chiến tranh”, buộc phải im như thóc. Ông nghe câu chuyện khó tin:
- Ngày 22-6-1941 khoảng 2 giờ rưỡi sáng, chuông điện thoại của tôi vang lên từ đại sứ Đức Graf Von Sulenburg. Đại sứ yêu cầu tôi tiếp ông để trao một văn bản quan trọng của nhà nước. Chẳng khó gì cũng đoán rằng đây là công hàm của Hitler tuyên bố chiến tranh. Tôi trả lời đại sứ rằng tôi sẽ chờ ông ở Bộ ngoại giao và tôi thông báo cho Stalin về cuộc nói chuyện với Sulenburg. Stalin trả lời: “Về Moscow, việc tiếp đại sứ Đức chỉ sau khi quân đội báo chúng ta rằng cuộc xâm lăng bắt đầu… Tôi cũng đi triệu tập Bộ chính trị. Tôi chờ anh…”. Tôi làm như thế.
- Hồi ký của Zhukov khi đó như thế nào? - nhà văn hỏi Molotov - Nguyên soái Zhukov viết rằng ông nhận được những tin tức về quân Đức bắt đầu gây chiến, và vất vả mới nói được những người bảo vệ đánh thức Stalin…
- Tôi cũng đã nghĩ điều này - Molotov nói - Tôi giả thiết rằng viên tướng trực nhật bảo vệ Stalin, nghe chuông điện thoại Zhukov, mà không nói với Zhukov rằng Stalin đã đi khỏi đó. Nhưng không phải thế… Chính lúc ấy Stalin gọi Zhukov, cũng không nói cho Zhukov biết ông ở Kreml… Tôi khuyên anh viết sách rằng tôi biết ý định của Sulenburg trao cho chúng ta thư tuyên chiến ngay ngay từ cuộc gọi của người trực Bộ ngoại giao…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Nếu đúng như thế, thì những chi tiết mà Molotov kể đã lật nhào những giả định trước đây về khởi đầu chiến tranh, mà nhiều nhà văn viết rằng Stalin mất tự chủ. Việc Molotov không tiếp đại sứ Đức, chừng nào giới quân sự chưa trình được bằng chứng Đức bắt đầu chiến tranh - được sinh ra bởi ngẫu nhiên hoặc chuẩn bị từ trước? Ngẫu nhiên - nghĩa là ngái ngủ, lơ mơ? Còn đúng nhất đó là “cuộc tấn công bội ước”?

Giả thuyết thuật ngữ “cuộc tấn công bội ước”, ít nhất có hai chỗ yếu.
Điểm thứ nhất: dựa trên lời Molotov, bị đánh thức bởi chuông của Sulenburg, yêu cầu tiếp kiến gấp để đại sứ Đức trao thư của Hitler tuyên bố chiến tranh? Đồng thời, có một cái gì đó ngụ ý hoàn toàn khác?
Điểm thứ hai: việc Zhukov gọi Stalin. Ngay lễ kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng cũng có xuất bản cuốn hồi ký của một vị nguyên soái trong đó khôi phục lại những đoạn bị cắt bỏ trong lần xuất bản đầu tiên “Hồi ức và suy nghĩ”, đã khẳng định và được bổ xung những pha riêng. Việc mô tả cuộc gọi ban đêm và cuộc nói chuyện với người bảo vệ Stalin vẫn không thay đổi.
Bắt đầu từ điểm đầu tiên:
Chính việc đại sứ Đức mong được nhanh chóng gặp ngài bộ trưởng ngoại giao Liên Xô tất nhiên sẽ làm Molotov cảm thấy có phần hoài nghi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Suốt ngày 21 tháng sáu, kể cả tối khuya và đêm, Bộ chính trị không ngừng họp. Việc Đức đe doạ tấn công không có là điều bí mật nữa. Bộ chính trị thảo luận các biện pháp quân sự và chính trị trong trường hợp bị tấn công vào thứ bảy hoặc chủ nhật.
Sau một cuộc tranh cãi dài và nảy lửa, Stalin đề nghị thăm dò Berlin. Stalin đọc nội dung điện cho Molotov tự tay thảo bức điện mật gửi đại sứ Liên Xô ở Đức Dekanozov. Ông yêu cầu cấp tốc tiếp kiến Bộ trưởng ngoại giao Ribbentrop để trình “công hàm phản đối bằng miệng” do việc tăng các chuyến bay không quân Đức trên lãnh thổ Liên Xô. Trong công hàm nêu rõ 180 chuyến bay từ 19-4 đến 19-6-1941. Một số máy bay vào sâu lãnh thổ Liên Xô 100-150 kilomet.
Đại sứ Dekanozov có nhiệm vụ: thảo luận với Ribbentrop quan hệ Xô-Đức, nêu ra lo âu về tin đồn khả năng chiến tranh và bày tỏ bày tỏ lòng tin rằng xung đột có thể tránh khỏi bằng thương lượng.
Sau vài giờ bức điện mật từ Moscow nằm trên bàn trên bàn Dekanozov. Tuy nhiên thực hiện chúng chẳng đơn giản chút nào. Bộ ngoại giao Đức thông báo ngài Ribbentrop đi vắng. Vắng mặt cả Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao Baron Waiszker. Sau một loạt cuộc gọi, khoảng 12 giờ tìm thấy tìm thấy Verman, chủ nhiệm chính trị Bộ ngoại giao. Nhưng Verman lảng tránh nối là mình không có trách nhiệm giải quyết.
Sau mười hai giờ Moscow gọi điện liên tục. Molotov giục:
- Bộ chính trị Stalin do đứng đầu, đang chờ tin tức từ Berlin.
Không có tin tức gì. Stalin sầm mặt: Theo sự vắng mặt của Ribbentrop, Waiszker, không thể liên lạc với họ suốt cả ngày, Kreml không hài lòng. Càng ngày càng rõ phía Đức chủ ý tránh gặp.
Lúc bảy giờ chiều Bộ ngoại giao nhận điện mật của đại sứ Maiski ở London. Điện được chuyển vào vào Kreml. Molotov đọc nội dung: Sanfford Krips, đại sứ Anh ở Moscow cùng gia đình nghỉ phép, sau khi nói với các đồng nghiệp rằng Đức tấn công vào ngày mai, 22 tháng sáu, chậm nhất 29 tháng sáu.
- Từ Berlin có tin gì không? - Stalin nói ngay khi Molotov đọc xong điện mật.
- Vẫn thế - Molotov trả lời nhỏ nhẹ.
Điện của Maiski, dù nhiều lần báo cáo về khả năng Đức tấn công, cũng như tính cách lạ lùng của Berlin buộc Stalin phải làm thêm một thăm dò:
- Cần mời đại sứ Đức Sulenburg.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Molotov chỉ thị cho Bộ ngoại giao. Cuộc gặp bắt đầu lúc 21 giờ 30. Đúng giờ Graf Sulenburg có mặt tại ở văn phòng Molotov tại Kreml.
Bộ trưởng nêu vấn đề Dekanozov muốn gặp Ribbentrop.
- Lãnh đạo Liên Xô không thể hiểu sự không thiện chí của Đức, - Molotov nói - Xin cho biết tại sao.
Sulenburg trong bức điện khẩn gửi về Berlin lúc 1 giờ 15 phút đêm chủ nhật viết: “Tôi nói rằng tôi không thể trả lời câu hỏi này bởi vì tôi không có thông tin”.
Đây là bức điện cuối cùng của sứ quán Đức ở Moscow.
Cuộc nói chuyện chẳng đem lại kết quả gì.
Quay về văn phòng Stalin, Molotov báo cáo rằng có hỏi vì sao vợ con nhân viên sứ quán Đức rút khỏi Moscow, Sulenburg trả lời: họ về nghỉ hè, do khí hậu ở Moscow không tốt. Molotov nói thêm rằng ông biết Sulenburg là người trung thực và có kỷ luật trong thời gian khối Xô-Đức quan hệ còn tốt nhất. Hôm nay Sulenburg có một cái gì đó lúng túng. Trực giác của Molotov không thấy rằng ngài đại sứ biết trước cuộc tấn công và theo một số nguồn tin, dường như thậm chí còn rỉ tai Molotov điều này.
Lúc 1 giờ đêm có tin tức của Dekanozov. Theo tiến trình sự kiện, cuộc hội đàm của Đại sứ và Quốc vụ khanh tiến hành lúc 21.30 PM (giờ Moscow). Cũng có một sự trùng hợp, số phận của hai vị đại sứ Đức ở Moscow và Nga, ở Berlin. Cả hai đều bị chính quyền kết án tử hình. Sulenburg - trước đó do mưu sát Hitler không thành. Dekanozov - năm 1953 cùng với Beria. Hình như định cướp chính quyền.
Dekanozov báo cáo lại cuộc hội đàm: Waiszker nói rằng sẽ chuyển nội dung “công hàm miệng” cho chính phủ. Phía Liên Xô phản đối việc máy bay Đức xâm phạm không phận Liên Xô, thì người ta cũng cho ông biết máy bay Liên Xô xâm phạm trên một diện rộng biên giới. Như thế thì Đức có lý do không hài lòng hơn là Liên Xô.
Như thế, sự kiện này diễn ra trước khi Sulenburg gọi về nhà nghỉ cho Molotov. Còn nếu như tính đến việc chuẩn bị quân sự được thảo luận tại Bộ chính trị 21 tháng sáu, thì rõ ràng là vì sao Molotov lập tức hiểu ngay nội dung thư Hitler mà Đại sứ Đức định trao, mà 4 giờ trước đó ngài đại sứ từ Kreml ra về sau cuộc hội đàm thăm dò.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Bây giờ đến điểm yếu thứ hai: Ai gọi ai: Zhukov gọi Stalin hay ngược lại? Ở đây bí ẩn hóc búa hơn.
Trở lại tình hình. Thiếu tướng - chỉ huy sư đoàn và trung tá - tham mưu trưởng sư đoàn ngồi trực. Trong sư đoàn, chỉ có tư lệnh, đó là thượng tướng được nghe thông báo tình hình đặc biệt. Ai phải nhấc máy điện thoại? Đúng quy tắc: người có chức vụ cao hơn. Điều lệnh quân đội, quy định mối quan hệ trên dưới một cách nghiêm ngặt và nhất quán. Và chỉ huy sư đoàn ra lệnh cho tham mưu trưởng: anh báo cáo cho chỉ huy đi.
Không như thế, những người am hiểu quân kỷ phản đối. Trung tá nhấc ống nghe chỉ trong trường hợp: nếu tại thời điểm đó ông là chỉ huy cao nhất. Hồi ký Zhukov chỉ ra người thông báo cho Stalin về chiến tranh chính là ông, Tổng tham mưu trưởng, nhưng bên cạnh ông là Timoshenko, Nguyên soái Liên Xô, Bộ trưởng quốc phòng lại ngồi thừa!
Georgi Konstantinovich quên chăng? Chẳng còn ai xác nhận lại? Timoshenko mất năm 1970, còn cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ” xuất bản lần đầu tiên bốn năm sau đó. Những nhân chứng khác cũng không còn…
Các chuyên gia cũng có những ý kiến khác nhau. Đây là sự phán đoán có nhiều khả năng nhất:
- Đãng trí, hoặc trí nhớ kém.
(Bằng chứng tương tự về nguyên soái Grechko, lúc ấy chỉ là trung tướng Grechko, người được Timoshenko lấy về, được bổ nhiệm 30-6-1941 làm tư lệnh mặt trận miền Tây. Trong thư trả lời nhà văn Stadnyuk, về vấn đề ông đi bằng phương tiện gì từ từ Moscow đến Smolensk, nguyên soái Grechko trả lời: tàu hoả. Còn trong bản thảo cuốn “Chiến tranh”, tất cả những những người thân cận viết: “Chúng tôi bay đến Smolensk trên máy bay “IL-2” có bốn máy bay tiêm kích hộ tống”. Lúc cuốn sách ra đời, thì người hầu cận Timoshenko nói khác: “Chúng tôi không đi máy bay, đi bằng ô tô”. Rồi dẫn ra một bức tranh khác với những chi tiết - uống trà trong một nhà gỗ bên đường, chuyện trò với một cụ già).
- Có hai cuộc gọi: Zhukov gọi về nhà nghỉ cho Stalin, nhưng Stalin vẫn ở Kreml. Nhưng người trực ban đã báo cáo cuộc gọi của tổng tham mưu trưởng vào Kreml, và Stalin lập tức gọi lại mà không nói ông ở đâu. Còn Zhukov do không xác định được hoàn cảnh của hai cuộc gọi nên cho đó là một.
- Chỉ có một cuộc gọi: viên tướng trực nhật đội bảo vệ chuyển cuộc gọi vào máy Stalin ở Kreml, còn Zhukov nói chuyện với lãnh tụ lại nghĩ rằng đây là nhà nghỉ.
Giả thuyết sau có lẽ thuyết phục và hoàn toàn có thể, nếu, tất nhiên, khả năng kỹ thuật liên lạc thời ấy cho phép tiến hành việc chuyển cuộc gọi. Anh nghĩ cái gì? Té ra là thời ấy có một Cơ quan phục vụ đặc biệt, thậm chí không chịu sự điều khiển của Beria đầy sức mạnh. Cuộc nói chuyện bí mật giữa các nhân vật quan trọng của nhà nước, được “ghi” vào BCHTƯ Đ.CS LX và nằm dưới sự kiểm tra trực tiếp của Stalin. Thậm chí Tổng tham mưu trưởng Zhukov cũng không biết gì về sự tồn tại của nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Steelroses

Xe hơi
Biển số
OF-485198
Ngày cấp bằng
20/1/17
Số km
118
Động cơ
194,812 Mã lực
Cám ơn cụ đã chia sẻ. Em đánh dấu đọc dần, toàn tư liệu lịch sử quý hiếm .
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
“Đồng chí Stalin!”
Lúc ấy Molotov, sau khi gặp Sulenburg, quay về nói lại vấn đề các Uỷ viên Bộ chính trị đang quây quần ở Stalin rằng đây là chiến tranh, và trong phòng lơ lửng sự im lặng nặng nề, rồi Molotov đặt vấn đề thông báo cho nhân dân như thế nào. Các chiến hữu của Stalin, đương nhiên, nhìn lãnh tụ của mình, chờ đợi ông nhận về mình sứ mệnh này.
Tuy nhiên, ngược với mong đợi, Stalin thẳng thừng từ chối, trao công việc này cho Molotov, phát biểu trên đài phát thanh lúc 12 giờ trưa.
Trong các truyện lịch sử có hai quan điểm giải thích nguyên nhân Stalin từ chối phát biểu với nhân dân khi Đức tấn công. Từ cuối thập niên 50 đến giữa thập niên 70 có một quan điểm chiếm ưu thế, phản ánh sự đặt hàng của giới chóp bu. Quan điểm của những chiến hữu thân cận, trong đó là Khrusev - một chính khách và tướng - đã trình bày sự việc dường như Stalin quá sợ hãi và mất hết tự chủ.
A. I. Mikoyan kể: “Stalin không biết nói cái gì với nhân dân, chính người ta đã nuôi trong đầu nhân dân rằng sẽ không có chiến tranh, mà nếu bắt đầu chiến tranh, thì quân thù sẽ bị bẻ gẫy ngay trên lãnh thổ của họ, còn bây giờ lại phải thú nhận rằng ngay trong những giờ đầu tiên chiến tranh, chúng ta thất bại”
Từ giữa thập niên 70, đặc biệt gần dịp 30 năm chiến thắng, bắt đầu nguôi đi lời buộc tội Stalin sợ hãi. Việc Khrusev dời khỏi diễn đàn chính trị gây ra sự rung chuyển ở giới lãnh đạo Kreml, và những ngày đầu tiên chiến tranh bắt đầu mang màu sắc khác nhau. Kỷ nguyên Brezhnev đã thay thế, sự kiện ngày 22-6 cũng được nhìn nhận lại, và những nhà sử học thế hệ mới cố gắng vượt khỏi sự công kích gay gắt của Khrusev và sự nhu nhược Brezhnev.

Volkogonov khẳng định: “Vấn đề thông báo cho nhân dân được quyết định từ sáng sớm, lúc ấy chưa có ai ở Moscow biết rằng chúng ta trong những giờ đầu tiên chiến tranh bị thất bại”. Người ta thường nói đến sự đe doạ của chiến tranh. Chuẩn bị chiến tranh. Thế mà cuộc chiến tranh lại đến bất ngờ. Stalin nhiều lần không nhận thấy các sự kiện phát triển ở biên giới. Có khả năng nhất là ông không muốn nói gì với nhân dân, khi chính ông cũng không rõ tình hình. Stalin chẳng khi nào làm những bước đi lớn như thập niên 30, đã không tin rằng chúng được nói trên cương vị của ông. Ông luôn luôn gạt bỏ liều lĩnh có thể làm suy chuyển uy tíncủa ông, uy tín lãnh tụ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Theo ý kiến của một người am hiểu nhất bản chất chế độ Stalin và là tác giả cuốn tiểu sử chính trị đầu tiên của Stalin, thì sáng 22-6, Stalin lo sốt vó, thậm chí hoang mang, ông tự tin rằng chỉ một số ngày gân đây thôi, sẽ cho thấy: sau hai, ba tuần lễ ông sẽ trừng phạt Hitler vì tội bội ước và khi ấy “xuất hiện” trước nhân dân. Cơn sốc song song làm hại Stalin chỉ sau 4-5 ngày, lúc ấy ông hiểu rằng cuộc xâm lược không chỉ đe doạ cái chết của tổ quốc, mà còn chính bản thân ông, một “lãnh tụ sáng suốt và bách chiến bách thắng”.

Nhà sử học Anh Anna Bulloc, tác giả quyển sách 2 tập “Hitler và Stalin”, bây giờ vẫn đang sống ở Moscow vì sụp đổ của cuốn sách, sự đe doạ này xuất phát không phải từ việc quân đội Đức tiến sát Moscow một cách thắng lợi, mà là từ… vị lãnh tụ đầy quyền lực sau ngày 22-6 biến mất khỏi Kreml. Không ai - kể cả các Uỷ viên Bộ chính trị, Bộ trưởng quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu… biết Stalin ở đâu, vì sao ông lặng tiếng thời gian này. Bulloc dẫn lời của chính Stalin, nói ra trong bữa tiệc chiến thắng 24-5-1945 theo lý giải của nhà sử học này, Stalin lộ vẻ sợ hãi người ta phế truất ông khi đó: “Nhân dân có thể nói với Chính phủ: “Anh không đúng sự mong chờ của chúng tôi. Hãy từ chức đi. Chúng tôi sẽ tìm Chính phủ mới, và họ sẽ ký kết hoà bình với Đức”.
Liệu có bằng chứng nào đó rằng Bộ chính trị dự tính phòng ngừa chiến tranh bằng cách loại bỏ Stalin trong những ngày tháng sáu nặng nề năm 1941? Hãy nhớ lại âm mưu của các sĩ quan chống Hitler năm 1944 - Họ đã đi đến bước đi tuyệt vọng, nhìn thấy thảm hoạ không thể tránh khỏi và muốn cứu dân tộc. Theo một số tài liệu, quân đội chúng ta suýt nữa cả gan làm một cái việc tương tự vào đêm 30-6-1941.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Chúng ta quay về, tuy nhiên, phía dân sự. Lúc ấy Stalin các Uỷ viên Bộ chính trị lo ngại về sự im lặng khá lâu của Stalin, bèn kéo đến nhà nghỉ của ông ở Kunsevo, còn ông thì nghĩ rằng không vô cớ họ đến và bây giờ thì họ sẽ bắt ông. Mikoyan, người có mặt khi đó nhớ lại:
- Chúng tôi tìm thấy ông tại phòng làm việc nhỏ, ngồi ở ghế bành. Ông cất đầu và nói: “Vì sao các ông đến đây?” Mặt ông biểu lộ vẻ lo sợ, lời nói của ông tương đối khác thường. Mãi rồi ông mới có thể mời chúng tôi…
Lúc ấy, thay cho vì bắt Stalin theo mong đợi, Molotov đề nghị ông thành lập Hội đồng quốc phòng quốc gia mà Stalin làm chủ tịch, ông rất ngạc nhiên, những không phản đối và nói: “Đồng ý”.
Có nhiều chính khách, tướng lĩnh… viết về tuần lễ mà Stalin ở Kunsevo, cắt đứt hoàn toàn với bên ngoài. Tuy nhiên ít người nhìn thấy lãnh tụ trong thời gian ấy dám khẳng định liệu ông còn sống sót không, thậm chí thể xác ông thay đổi, và ông không thể nói gì về hoảng loạn và sợ hãi. Về khả năng làm việc, khả năng tập hợp và năng lực của Stalin được chứng minh trong các nhật ký in trong các tạp chí, bởi những người tiến hành cuộc gặp đã ghi nhận bộ mặt của ông.
Ngày 22 tháng sáu, ngày đầu tiên chiến tranh, ngày 29-6 ngày gặp, 23 tháng sáu - 21 gặp, 24, 20, 25, 29, 26, 28, 27, 30, 28, gặp. Tạp chí ghi rõ họ tên những người vào phòng làm việc của Stalin ở Kreml Stalin - Mikoyan, Voznesenski, người đứng đầu Quốc tế cộng sản Georgy Dmitrov, các nguyên soái, các bộ trưởng, các nhà tư tưởng. Còn nêu cả thời gian từng cuộc tiếp kiến - đến 12 giờ, đến 1 giờ 30 phút đêm. Tạp chí này thật ra được giải mật chưa lâu…
Lúc ấy Stalin, mất hết tự chủ thậm chí ngay những người bảo vệ cũng buộc phải thú nhận rằng Iosiff Vissarionovich bị nhầm. Những người chống Stalin không buông tha trường hợp Beria, người làm hỏng ý định loại bỏ Stalin.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Thời điểm xuất hiện bãi miễn Stalin.
Buổi chiều 29-6 Stalin biết được tin tức từ cơ quan của Beria rằng Minsk rơi vào tay quân Đức và họ làm chủ thủ đô Belorussia đã hai ngày. Tin tức này làm ông rơi vào trạng thái sợ hãi: các mũi xe tăng của Đức khép chặt Minsk, tạo ra một vòng vây sắt chủ lực quân đội mặt trận miền tây. Đường đến Moscow bị bỏ ngỏ!
Lãnh tụ gần như điên. Đây là thảm hoạ quá lớn. Vì sao Timoshenko và Zhukov im lặng? Họ đánh lừa? Than ôi, ngay cả trong những người đứng đầu tướng lĩnh thống lĩnh quy tắc vàng: Đoán, xử nhũn, giữ thân.
Cơn giận dữ của Stalin không có giới hạn. Bộ trưởng quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng đã không tự biết mình. Thiết bị liên lạc trực tiếp của Timoshenko, Zhukov im lặng. Quyết định phá vỡ một cách bất ngờ:
- Nếu họ không báo cáo, tôi đích thân đến họ. Vì báo cáo.
Sau nửa giờ, chiếc Packard chở Stalin và chiếc limusine chở Molotov, Beria, và các Uỷ viên Bộ chính trị có xe bảo vệ đi kèm bất ngờ đến sân Bộ trưởng quốc phòng ở phố Frunze.
Theo lời nhà văn Ivan Stadnyuk, người được Molotov kể tỷ mỷ cuộc thăm viếng này, được kể trong cuốn “Chiến tranh”, đây là thời điểm nguy hiểm nhất trong giới lãnh đạo quốc gia, một bên, là các chỉ huy cao cấp quân đội Liên Xô - bên kia, theo lời Ivan Ftievich, thú nhận năm 1991:
- Từ những câu chuyện Molotov tôi hiểu đã thấy bờ vực có thể dẫn đến sự bùng nổ với hậu quả nghiêm trọng nhất. Cuộc xâu xé nhau rất nặng nề có cả sự doạ dẫm. Stalin chửi rủa Timoshenko, Zhukov và Vatutin, gán cho họ là bất tài, bọn phá hoại, dốt nát, lính quèn… Tình hình căng thẳng khó chịu cả trong giới quân nhân. Timoshenko và Zhukov cũng nóng nảy nặng lời thoá mạ lãnh tụ. Kết thúc như sau: Zhukov xua Stalin ra và đòi ông nhanh chóng rời khỏi chức vụ và không quấy nhiễu họ nghiên cứu tình hình và chấp nhận quyết định.
Beria sửng sốt trước sự láo xược của cánh quân nhân cố gắng bảo vệ ông chủ, nhưng Stalin, chẳng cần yêu cầu ai cả, đi ra.
Molotov kể cho Stadnyuk chi tiết đáng sợ đó! Lúc ấy các vị khách không mời đi vào sân bên trong của Bộ trưởng quốc phòng, nơi đỗ xe, Beria xúc động chứng minh một cái gì đó cho Stalin, là có thể có tin dữ. Theo cách nói của Molotov thì người đứng đầu cơ quan hung thần cảnh báo về một cuộc đảo chính đêm ấy. Stalin nghe xong không thốt một lời nào, sau đó không vào Kreml, mà lại đến nhà nghỉ ở Kunsevo. Xe Beria quay về Lubyanka. Điều này chứng tỏ rằng Beria làm việc cả đêm, còn nhân viên của ông được tung ra các vị trí khác nhau, báo cáo cho ông những di chuyển nghi ngờ về ban đêm trong thành phố.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Hậu quả
Sáng sớm ngày 30-6-1941, Stalin vào Kreml với một quyết định dễ chịu: tất cả quyền lực trong nước chuyển sang tay Hội đồng quốc phòng nhà nước do ông đứng đầu.
Bộ trưởng quốc phòng Timoshenko cùng ngày bị đuổi khỏi Moscow và đưa về Smolensk làm tư lệnh mặt trận miền Tây. Trung tướng Vatutin, phó Tổng tham mưu trưởng được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng mặt trận tây bắc.
Trong bộ ba tướng lĩnh cao cấp tham gia buổi cãi nhau to chiều hôm trước ở Moscow, còn lại - nhưng không lâu - Tổng tham mưu trưởng Zhukov người mà Beria không dời mắt. Chẳng bao lâu sau Zhukov cũng được đi gặp vinh quang bất hủ của mình.
Đó là hậu quả của sự kiện om xòm tại tại toà nhà Bộ quốc phòng chiều 29-6-1941.
Nikolai Khotimski
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
TRước hết xin cảm ơn Cụ Ngao5 đã mang đến những tư liệu quý giá ( Cụ chắc hẳn phải dày công sưu tập ) . Chiến tranh là điều không mong muốn nhưng nhà cháu cứ thấy tiêng tiếc cho đế chế Đức sụp đổ do tham vọng của Hitle . Cá nhân nhà cháu thấy rằng với những thứ mà Đế quốc Đức đã có thời điểm ấy lẽ ra phải thực hiện chiến thuật tằm ăn dâu chờ khi Đồng Minh và Liên Xô oánh nhau ngã ngũ rồi mới ra chiêu ( Khoa học , Kĩ Thuật , Công Nghệ quốc phòng , kinh tế , xã hội của Đức thời điểm đó là nhất thế giới ) Cho đến bây giờ nhà cháu chỉ thấy Lính Đức , Israenl là hai quân đội có kỉ luật và thiện chiến nhất
cụ lại xuyên tạc rồi. Tàu Trắng chỉ giỏi dàn quân đánh và chạy. Chạy nhiều hơn đánh. Còn đánh du kích trong vùng Nhật chiếm thì phải nhờ Tàu Mao, vì không hiểu sao bọn dân chủ không thể nằm vùng đánh du kích được. Nhờ đánh du kích chống Nhật nên uy tín và kinh nghiệm của Tàu Mao sau 1945 rất lớn.
Cụ có nhầm không đấy ? Cụ xem lại cuộc vạn lý trường chinh nhé ? Mao và đệ tử của ông ấy rất cơ hội chỉ giỏi thừa nước đục thả câu ngư ông đắc lợi hay Tọa sơn quan hổ đấu ! Cụ xem quân đội của Mao ra mặt đánh được trận nào chưa hay chỉ có quân Tưởng đánh nhau với Nhật ? Ban đầu Mao Tưởng bắt tay nhau để chống Nhật nhưng kì thực chỉ là giả tạo Mao chờ mong Tưởng suy yếu khi đánh nhau với Nhật . Chính bởi vậy Tưởng bị suy yếu bởi thù trong , giặc ngoài đến lúc đó Mao ra mặt sau khi cuộc chiến ngã ngũ nên vùng lên đánh đuổi Tưởng chạy dài ra Đài Loan và năm 1949 nước CHND Trung Hoa mới ra đời . Việc đầu tiên là tuyên truyền cuộc kháng Nhật là của Mao sau đó chơi bài qua cầu rút ván bằng Đại CM văn hóa đả chết những công thần có nguy cơ tranh ngôi . Dân tình bị khủng bố tuyên truyền ác quá nên quên tiệt ai mới thực sự...chống Nhật !
 
Biển số
OF-468403
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
3,419
Động cơ
234,960 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
SÀI GÒN
Trước chiến tranh, năm 39 thì phải, Stalin làm quả Đại thanh trừng, giết 1 loạt sĩ quan cao cấp nên thời kỳ đầu chiến tranh, Hồng quân thiếu trầm trọng sĩ quan cấp cao. Mệ cái ông stalin, giết người không kém hít le
Bị trúng kế ly gián thì phải, trong Âm mưu chống các nguyên soái, đâu như 10 nguyên soái và hàng chục nghìn sỹ quan từ cấp tá trở lên bị thanh trừng.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,042
Động cơ
249,130 Mã lực
bé bư nói:
ngắm lại em thấy quân phục đức vẫn là số 1
Trang phục Đức đến tận bây giờ vẫn đẹp. Ấn tượng nhất xem film Đức là khoác áo da ngoài trong mặc đồ binh đi bốt cao cổ. Đẹp tuyệt. Em nhớ không nhầm ĐỨc thuê hẳn hãng thời trang Hugo Boss để thiết kế cho quân đội
quân phục Đức đúng là đẹp, số 1 thế giới. Nhưng ở chiến trường mà mùa đông khắc nghiệt như LX thì có vẻ trang phục đó chỉ để làm cảnh thôi ạ. Không đủ chịu được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông nước Nga. Nên binh sĩ Đức cũng chết rét một số, cũng như bị giảm sức chiến đấu đáng kể
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,042
Động cơ
249,130 Mã lực
NGuyên nhân tất cả các đế chế mạnh nhất thế giới từ xa xưa như thành cát tư hãn, Ottoman, Napoleon khi đánh nga đều thua. Là vì mùa đông của nga cực kỳ khắc nghiệt.
Một phần thôi cụ. Nguyên nhân chính vẫn là con người.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,042
Động cơ
249,130 Mã lực
Tướng Friedrich Paulus – Tư lệnh Đức tại Mặt trận Stalingrad đầu hàng Hồng quân hôm 31-1-1943
Đi cạnh là Trung tướng Tham mư trưởng

Không hiểu sao tay Paulus này không tự tử mà lại đầu hàng các cụ nhỉ? Mât hết cả danh dự , thể diện. Làm tướng mà sống nhục thì sống làm gì nhỉ? Bị cả dân Đức coi thường. Cuối đời làm anh đưa thư. Chả còn chút gì là thể diệncủa 1 vị tướng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top