- Biển số
- OF-91173
- Ngày cấp bằng
- 7/4/11
- Số km
- 60
- Động cơ
- 405,200 Mã lực
Liệu Syria có đứng vững nổi khi NATO khai chiến? Trong mọi trường hợp, có thể nói rằng, trận đánh sẽ cực kỳ ác liệt.
(ĐVO) "Cân, đong" lực lượng tên lửa Syria
Khi mà tình hình xung quanh Syria ngày càng căng thẳng và có nhiều lời kêu gọi can thiệp từ bên ngoài, nguy cơ một chiến dịch quân sự chống chế độ Assad thực sự xuất hiện. Trong tình huống đó, như thực tiễn các cuộc xung đột vũ trang khoảng 25 năm trở lại đây cho thấy, chiến dịch sẽ bắt đầu bằng các cuộc tấn công bằng máy bay và tên lửa.
Liệu phòng không Syria có thể chống đỡ nổi cuộc tấn công có thể xảy ra? Khác với phòng không Libya, tình trạng của phòng không Syria hoàn toàn khác hẳn. Xét về mức đột tập trung lực lượng và phương tiện phòng không, Syria vượt hẳn tất cả các nước Arab còn lại và không thua kém đa số các cường quốc phát triển hơn về quân sự.
Theo thông tin chính thức, phòng không Syria có trong trang bị hơn 900 hệ thống tên lửa phòng không và hơn 4.000 pháo phòng không cỡ nòng từ 23-100 mm và không thể không kể đến 400 tiêm kích của Không quân Syria. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì không phải tất cả đều "ngon lành" như thế. Cần nhớ, 80% lực lượng tên lửa phòng không Syria là các hệ thống lạc hậu như S-75, S-125, Kub, Osa...
Sơ đồ bố trí lực lượng tên lửa phòng không Syria. Nguồn: Foreign Policy
Tuy nhiên, gần 200 hệ thống tên lửa phòng không còn lại thực sự là nguy cơ lớn đối với máy bay NATO.
Trong trang bị của phòng không Syria có 48 hệ thống tên lửa phòng không Buk-М1 và М2, mà hiệu quả của nó thì chính Không quân Nga đã phải nếm "trái đắng" trong cuộc chiến tranh chống Gruzia hồi tháng 8/2008. Khi đó, các tổn thất chủ yếu về máy bay Nga trên lãnh thổ Gruzia chính là do các tên lửa này. Năm 2007, Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không Buk-М2, điều này đã cho phép mở rộng đáng kể tiềm lực của phòng không Syria.
Hai là, trong trang bị của Syria có 48 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-200 Angara (phỏng đoán là Vega và Dubna). Bản thân các chuyên gia NATO thừa nhận rằng, đến nay họ vẫn chưa có các phương tiện tin cậy để chế áp hệ thống này. Hệ thống S-200 đã thể hiện sự hiệu quả trong chiến dịch El Dorado Canyon do Mỹ tiến hành chống Libya hồi năm 1986 và ngay ở Syria hồi năm 1982.
Ngoài ra, theo Tạp chí quốc phòng Jane's, phòng không Syria còn sở hữu 48 hệ thống tên lửa phòng không S-300 thuộc đời đầu sản xuất từ thời Liên Xô. Số tên lửa này có thể do Belarus cung cấp cho Syria. Ngoài ra, còn có 50 hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1.
Các lực lượng khác
Nhưng phá hỏng bức tranh là tình trạng của không quân tiêm kích. Trong số 400 tiêm kích của Syria chỉ có dưới ¼ có thể coi là có thực sự có khả năng thực hiện nhiệm vụ đánh trả địch tập kích. Syria chỉ có gần 60 MiG-29 các đời cuối, không tính các MiG-29 đời cũ hơn và gần 30 tiêm kích đánh chặn MiG-25. Dù về sức mạnh, không quân tiêm kích Syria mạnh hơn hàng chục lần Không quân Serbia (tại thời điểm năm 1999), nhưng điều đó là không đủ để đối phó với không quân và không quân hải quân NATO, khi xét đến tương quan các thông số “số lượng-chất lượng”.
Trong suốt thời kỳ cầm quyền của mình, Tổng thống Bashar Assad nhiều lần muốn hiện đại hóa hệ thống phòng không bằng cách mua máy bay đánh chặn MiG-31E. Nhưng Israel và Mỹ đã gây áp lực mạnh khiến thương vụ này bị “treo lơ lửng”.
Lực lượng yếu nhất trong hệ thống phòng không - không quân Syria không phải là tiêm kích đánh chặn mà là radar cảnh giới. Ảnh minh họa
Còn nay, thương vụ này đang ở tình trạng nào? Phóng viên báo Pravda đã đặt câu hỏi này với chính Tổng thống Bashar Assad. Ông trả lời: “Xét tới thực tế là máy bay nằm trên sân bay dễ bị tổn thương ngay cả do mưa, trong các điều kiện đó, ở thời điểm này, chúng tôi đã quyết định dựa chủ yếu vào bộ phận mặt đất, khó bị tổn thương trước các cuộc tấn công của kẻ xâm lược khi củng cố lực lượng phòng không của mình”. Đó là bộ đội tên lửa phòng không.
Nhưng chỉ dựa vào lực lượng này, ông Assad sẽ giống như một chiến binh đánh nhau bằng một tay và hầu như trao cả bầu trời của mình vào tay kẻ địch tiềm tàng.
Cuối cùng, cần thấy rằng, điểm cực kỳ yếu của phòng không Syria vẫn là lực lượng radar. Loại radar đáng gờm mà Syria đang sử dụng thì đã quá lạc hậu. Vì thế “tai” và “mắt” của nó không thể bảo đảm nhu cầu lớn của phòng không Syria hiện nay.
Các kịch bản phòng không
Về kịch bản tấn công Syria có thể xảy ra thì dĩ nhiên nó sẽ diễn ra theo sơ đồ đã được thử thách trong những năm 1991-1999 với việc sử dụng hàng trăm tên lửa hành trình và bom có điều khiển, dùng để tiêu diệt các sở chỉ huy, kho tàng, trung tâm thông tin liên lạc, nhà máy điện, sân bay, radar…
Syria không có nhiều khả năng để đánh trả các cuộc tấn công của NATO dội đến từ các phía. Các hệ thống Pantsir mà Syria đặt nhiều kỳ vọng chỉ là hệ thống tầm ngắn (khoảng 18-20 km). Trong khi đó, các loại bom có điều khiển hiện có của NATO và Israel có thể đánh mục tiêu từ cự ly đến 70 km. Vì thế, ít nhất ở giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, người ta sẽ tập trung tiêu diệt các mục tiêu của Syria mà thậm chí không cần lao vào không phận nước này. Điều đó sẽ cho phép những kẻ xâm lược tránh được những tổn thất không cần thiết.
Trong hoàn cảnh đó, Syria buộc phải hy vọng vào một số lượng hạn chế các hệ thống cũ S-300, Buk và S-200. Các hệ thống tên lửa phòng không S-200 tuy có tính năng kỹ thuật xuất sắc, song lại rất yếu về mặt cơ động. Khác với S-300 có khả năng thay đổi trận địa trong 30 phút sau khi phóng đạn, các hệ thống S-200 tĩnh tại không có những khả năng đó nên cực kỳ dễ tổn thương trước tên lửa hành trình của địch. Các hệ thống cũ S-300 của Syria không có khả năng thay thế S-200 ít ra là do tầm bắn nhỏ hơn và nhiều vấn đề khác.
Địa hình Syria thuận lợi cho tác chiến phòng không hơn Libya.
Tuy nhiên, phía Syria có một lợi thế không kém phần quan trọng mà Libya không có - đó là bề mặt địa hình. Một phần đáng kể lãnh thổ Syria là đồi núi. Trong điều kiện đó, sẽ khó để loại khỏi vòng chiến lực lượng phòng không hơn so với Libya.
Hơn nữa, dù phần lớn tiêm kích đánh chặn và hệ thống tên lửa phòng không Syria đã lạc hậu, nhưng việc không kích Syria sẽ đi cùng với những tổn thất và chi phí lớn hơn cho không quân NATO so với ở Libya. Ít ra, chi phí sẽ tốn kém hơn và để tiến hành chiến dịch không kích sẽ cần tập trung một lực lượng tương đương lực lượng đã tấn công Nam Tư.
Liệu Syria có đứng vững nổi khi NATO khai chiến? Trong mọi trường hợp, có thể nói rằng, trận đánh sẽ cực kỳ ác liệt.
Phía NATO có ưu thế về số lượng và kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch như vậy chống các nước khác. Mặc dù việc Syria đã tích cực hơn các nước khác trong việc hiện đại hóa phòng không và đào tạo nhân lực cho lực lượng phòng không khiến người ta hy vọng là Syria sẽ có thể gây cho không quân đối phương tổn thất ở mức khiến đối phương từ bỏ việc tiếp tục cuộc xâm lược.
Toàn bộ vấn đề chỉ còn là ở chỗ các đối thủ của ông Basha Assad sẵn sàng chấp nhận tổn thất ở mức nào để lật đổ ông. Mục đích thường biện minh cho phương tiện. Và mục tiêu Syria xem ra quá hấp dẫn với phương Tây vốn đang mong thanh toán đồng minh thân cận này của Iran.
(ĐVO) "Cân, đong" lực lượng tên lửa Syria
Khi mà tình hình xung quanh Syria ngày càng căng thẳng và có nhiều lời kêu gọi can thiệp từ bên ngoài, nguy cơ một chiến dịch quân sự chống chế độ Assad thực sự xuất hiện. Trong tình huống đó, như thực tiễn các cuộc xung đột vũ trang khoảng 25 năm trở lại đây cho thấy, chiến dịch sẽ bắt đầu bằng các cuộc tấn công bằng máy bay và tên lửa.
Liệu phòng không Syria có thể chống đỡ nổi cuộc tấn công có thể xảy ra? Khác với phòng không Libya, tình trạng của phòng không Syria hoàn toàn khác hẳn. Xét về mức đột tập trung lực lượng và phương tiện phòng không, Syria vượt hẳn tất cả các nước Arab còn lại và không thua kém đa số các cường quốc phát triển hơn về quân sự.
Theo thông tin chính thức, phòng không Syria có trong trang bị hơn 900 hệ thống tên lửa phòng không và hơn 4.000 pháo phòng không cỡ nòng từ 23-100 mm và không thể không kể đến 400 tiêm kích của Không quân Syria. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì không phải tất cả đều "ngon lành" như thế. Cần nhớ, 80% lực lượng tên lửa phòng không Syria là các hệ thống lạc hậu như S-75, S-125, Kub, Osa...
Tuy nhiên, gần 200 hệ thống tên lửa phòng không còn lại thực sự là nguy cơ lớn đối với máy bay NATO.
Trong trang bị của phòng không Syria có 48 hệ thống tên lửa phòng không Buk-М1 và М2, mà hiệu quả của nó thì chính Không quân Nga đã phải nếm "trái đắng" trong cuộc chiến tranh chống Gruzia hồi tháng 8/2008. Khi đó, các tổn thất chủ yếu về máy bay Nga trên lãnh thổ Gruzia chính là do các tên lửa này. Năm 2007, Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không Buk-М2, điều này đã cho phép mở rộng đáng kể tiềm lực của phòng không Syria.
Hai là, trong trang bị của Syria có 48 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-200 Angara (phỏng đoán là Vega và Dubna). Bản thân các chuyên gia NATO thừa nhận rằng, đến nay họ vẫn chưa có các phương tiện tin cậy để chế áp hệ thống này. Hệ thống S-200 đã thể hiện sự hiệu quả trong chiến dịch El Dorado Canyon do Mỹ tiến hành chống Libya hồi năm 1986 và ngay ở Syria hồi năm 1982.
Ngoài ra, theo Tạp chí quốc phòng Jane's, phòng không Syria còn sở hữu 48 hệ thống tên lửa phòng không S-300 thuộc đời đầu sản xuất từ thời Liên Xô. Số tên lửa này có thể do Belarus cung cấp cho Syria. Ngoài ra, còn có 50 hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1.
Các lực lượng khác
Nhưng phá hỏng bức tranh là tình trạng của không quân tiêm kích. Trong số 400 tiêm kích của Syria chỉ có dưới ¼ có thể coi là có thực sự có khả năng thực hiện nhiệm vụ đánh trả địch tập kích. Syria chỉ có gần 60 MiG-29 các đời cuối, không tính các MiG-29 đời cũ hơn và gần 30 tiêm kích đánh chặn MiG-25. Dù về sức mạnh, không quân tiêm kích Syria mạnh hơn hàng chục lần Không quân Serbia (tại thời điểm năm 1999), nhưng điều đó là không đủ để đối phó với không quân và không quân hải quân NATO, khi xét đến tương quan các thông số “số lượng-chất lượng”.
Trong suốt thời kỳ cầm quyền của mình, Tổng thống Bashar Assad nhiều lần muốn hiện đại hóa hệ thống phòng không bằng cách mua máy bay đánh chặn MiG-31E. Nhưng Israel và Mỹ đã gây áp lực mạnh khiến thương vụ này bị “treo lơ lửng”.
Còn nay, thương vụ này đang ở tình trạng nào? Phóng viên báo Pravda đã đặt câu hỏi này với chính Tổng thống Bashar Assad. Ông trả lời: “Xét tới thực tế là máy bay nằm trên sân bay dễ bị tổn thương ngay cả do mưa, trong các điều kiện đó, ở thời điểm này, chúng tôi đã quyết định dựa chủ yếu vào bộ phận mặt đất, khó bị tổn thương trước các cuộc tấn công của kẻ xâm lược khi củng cố lực lượng phòng không của mình”. Đó là bộ đội tên lửa phòng không.
Nhưng chỉ dựa vào lực lượng này, ông Assad sẽ giống như một chiến binh đánh nhau bằng một tay và hầu như trao cả bầu trời của mình vào tay kẻ địch tiềm tàng.
Cuối cùng, cần thấy rằng, điểm cực kỳ yếu của phòng không Syria vẫn là lực lượng radar. Loại radar đáng gờm mà Syria đang sử dụng thì đã quá lạc hậu. Vì thế “tai” và “mắt” của nó không thể bảo đảm nhu cầu lớn của phòng không Syria hiện nay.
Các kịch bản phòng không
Về kịch bản tấn công Syria có thể xảy ra thì dĩ nhiên nó sẽ diễn ra theo sơ đồ đã được thử thách trong những năm 1991-1999 với việc sử dụng hàng trăm tên lửa hành trình và bom có điều khiển, dùng để tiêu diệt các sở chỉ huy, kho tàng, trung tâm thông tin liên lạc, nhà máy điện, sân bay, radar…
Syria không có nhiều khả năng để đánh trả các cuộc tấn công của NATO dội đến từ các phía. Các hệ thống Pantsir mà Syria đặt nhiều kỳ vọng chỉ là hệ thống tầm ngắn (khoảng 18-20 km). Trong khi đó, các loại bom có điều khiển hiện có của NATO và Israel có thể đánh mục tiêu từ cự ly đến 70 km. Vì thế, ít nhất ở giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, người ta sẽ tập trung tiêu diệt các mục tiêu của Syria mà thậm chí không cần lao vào không phận nước này. Điều đó sẽ cho phép những kẻ xâm lược tránh được những tổn thất không cần thiết.
Trong hoàn cảnh đó, Syria buộc phải hy vọng vào một số lượng hạn chế các hệ thống cũ S-300, Buk và S-200. Các hệ thống tên lửa phòng không S-200 tuy có tính năng kỹ thuật xuất sắc, song lại rất yếu về mặt cơ động. Khác với S-300 có khả năng thay đổi trận địa trong 30 phút sau khi phóng đạn, các hệ thống S-200 tĩnh tại không có những khả năng đó nên cực kỳ dễ tổn thương trước tên lửa hành trình của địch. Các hệ thống cũ S-300 của Syria không có khả năng thay thế S-200 ít ra là do tầm bắn nhỏ hơn và nhiều vấn đề khác.
Tuy nhiên, phía Syria có một lợi thế không kém phần quan trọng mà Libya không có - đó là bề mặt địa hình. Một phần đáng kể lãnh thổ Syria là đồi núi. Trong điều kiện đó, sẽ khó để loại khỏi vòng chiến lực lượng phòng không hơn so với Libya.
Hơn nữa, dù phần lớn tiêm kích đánh chặn và hệ thống tên lửa phòng không Syria đã lạc hậu, nhưng việc không kích Syria sẽ đi cùng với những tổn thất và chi phí lớn hơn cho không quân NATO so với ở Libya. Ít ra, chi phí sẽ tốn kém hơn và để tiến hành chiến dịch không kích sẽ cần tập trung một lực lượng tương đương lực lượng đã tấn công Nam Tư.
Liệu Syria có đứng vững nổi khi NATO khai chiến? Trong mọi trường hợp, có thể nói rằng, trận đánh sẽ cực kỳ ác liệt.
Phía NATO có ưu thế về số lượng và kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch như vậy chống các nước khác. Mặc dù việc Syria đã tích cực hơn các nước khác trong việc hiện đại hóa phòng không và đào tạo nhân lực cho lực lượng phòng không khiến người ta hy vọng là Syria sẽ có thể gây cho không quân đối phương tổn thất ở mức khiến đối phương từ bỏ việc tiếp tục cuộc xâm lược.
Toàn bộ vấn đề chỉ còn là ở chỗ các đối thủ của ông Basha Assad sẵn sàng chấp nhận tổn thất ở mức nào để lật đổ ông. Mục đích thường biện minh cho phương tiện. Và mục tiêu Syria xem ra quá hấp dẫn với phương Tây vốn đang mong thanh toán đồng minh thân cận này của Iran.