Trước tiên em trao đổi về lập luận của em là
Chế độ BHXH ở VN là một trong những chế độ ưu việt nhất trên thế giới cho những người tham gia.
Xét về độ bao phủ của các chính sách, tổ chức Lao động quốc tế đã có công ước C102 quy định trợ cấp tối thiểu cho 9 nhánh chế độ BHXH là (1) chế độ ốm đau; (2) chế độ thai sản; (3) chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; (4) chế độ bảo hiểm thất nghiệp; (5) chế độ chăm sóc y tế; (6) chế độ tàn tật (ở Việt Nam còn gọi là chế độ mất sức lao động, nhưng với nghĩa khác); (7) chế độ tử tuất; (8) chế độ hưu trí, và (9) chế độ chăm sóc gia đình (cho những người đông con).
Ở VN, Chính sách BHXH đã thực hiện đủ 8 chế độ, chỉ thiếu chế độ số 9 (chăm sóc gia đình). Ở Đông Nam Á hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau có Thái Lan về số lượng các chính sách. Các cụ xem dưới đây:
Xét về độ bao phủ (tức là % dân số được hưởng chính sách này), thì Việt Nam đều cao hơn chuẩn quốc tế (xem thống kê dưới đây).
Xét về mức hưởng (tỷ lệ hưởng): đây là một yếu tố người lao động quan tâm nhất, thì em tính trên cơ sở 7 chế độ chính của BHXH hiện nay, người tham gia quan tâm nhất về mức hưởng.
*: Riêng TNLĐ-BNN: Thống kê theo số người làm công ăn lương chứ không theo lực lượng lao động.
**: Mức hưởng thấp nhất ước tính đối với người mới tham gia BHXH bị TNLĐ-BNN, suy giảm mức 31%. Mức hưởng cao nhất ước tính đối với người tham gia BHXH được 30 năm, bị TNLĐ-BNN, suy giảm mức 81%
***: Tối đa 4 định suất, tương ứng với 2 lần mức lương cơ sở, tương ứng với 55% tiền lương đóng BHXH bình quân hiện hành
Hiện nay nếu so với chuẩn công ước 102, mà rất nhiều quốc gia hiện nay không đáp ứng được chuẩn này, chính sách BHXH tại Việt Nam đã cam kết các mức hưởng rất cao hơn hẳn so với chuẩn quốc tế.
Đặc biệt là chế độ hưu trí, chuẩn C102 quy định mức hưởng chỉ 40% so với mức đóng bình quân hàng tháng, ở VN nó đã lên đến mức 55-75%, tức là rất cao, và là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững của Quỹ, điều đã được cảnh báo gần đây.
Mức hưởng của Việt Nam rất cao so với các quốc gia khác trên thế giới, các cụ xem biểu đồ dưới đây so sánh mức hưởng so với số năm tham gia BHXH của VN và các nước trên thế giới thì thấy Việt Nam đứng đầu TG về mức hưởng đối với những người có thời gian tham gia từ 32 năm trở xuống, cao hơn cả Luxembourg là quốc gia có chế độ ASXH hàng đầu thế giới. Một trong những lý do mức hưởng giảm sau 32 năm tham gia vì ở VN tuổi nghỉ hưu thấp hơn so với các QG khác.
Một so sánh khác: cân đối thời gian đóng – hưởng, cho thấy sự khác biệt lớn về mức hưởng của người tham gia BHXH ở VN
· Trung Quốc: Đóng 20% lương trong vòng 35 năm, hưởng lương hưu bằng 35% lương đóng trong vòng 20 năm
· Đức: Đóng 19,6% lương trong vòng 37 năm, hưởng lương hưu bằng 30% lương đóng trong vòng 20 năm
· Việt Nam: Đóng 22% lương trong vòng 28 năm, hưởng lương hưu bằng ~70% trong vòng 25 năm (tính chung cho 2 giới)
Biểu đồ dưới đây cho thấy
Tỷ lệ hưởng lương hưu cho 1 năm đóng BHXH của một số nước trên thế giới, trong đó cũng cho thấy VN có tỷ lệ hưởng hưu trí rất cao so với thế giới