Em tìm được cái này, bác chủ đọc cho vui nhé!
Có lẽ trước khi súng bộ binh ra đời thì vũ khí cá nhân tầm xa chủ lực là cung và nỏ. Nhìn về cấu trúc, rõ ràng cung là anh lớn vì cấu tạo đơn giản của nó, có lẽ con người đã tạo ra cây cung từ thời tiền sử khi săn bắt hái lượm. Đơn giản thật đấy, nhưng cung có vài trở ngại lớn khi sử dụng:
- Người nào muốn dùng phải trải qua luyện tập khá lâu mới có thể điều khiển mũi tên đến nơi mong muốn được
- Để kéo được dây cung đưa mũi tên đi thì cơ bắp của người sử dụng phải đủ độ phát triển, thế là những người còi cọc kém cơ bắp hay có tật là chịu không dùng được món này
- Cái thứ ba là muốn bắn cung cứ phải đứng dỏng người lên, thế là mấy anh thậm thọt chân gỗ chịu. Hơn nữa nếu muốn phục kích thì lại phải có vật gì đủ cao để che đậy
Bởi những thứ rắc rối này, con người mới lao tâm khổ tứ tìm ra một thứ vũ khí có hiệu quả tương tự mà lại không khó dùng như cung. Ấy là cây nỏ. Với cây nỏ mọi hạn chế của cây cung đã được giải quyết:
-Đường tên bay đã được rãnh nỏ định hướng, chỉ việc giương lên nhằm mục tiêu mà ngắm, bắn không rung tay là ổn
-Lên dây nỏ đã có manivel, chỉ việc chống nỏ xuống dùng manivel kéo dây lên lẫy nhẹ nhàng, đặt tên vào là bắn. Tiện nhất là làm nhóm hai người hai nỏ, một bác tinh mắt liên tục bắn, một bác liên tay căng dây, mà chỉ cần hai bác này một bác không mù, không bác nào cụt tay là được
-Với cái nỏ thì muốn bắn tà âm tà dương thế nào cũng được, nằm bẹp xuống đất sau tổ mối chĩa ra bắn cũng xong, thuận lợi vô cùng
Tất nhiên kỵ binh thì chỉ dùng cung chứ không dùng nỏ được. Nhưng mấy ai kỵ binh xung phong bằng cung đâu, nếu tính đến tình trạng xóc trên lưng ngựa, hiệu quả bắn tên sẽ kém hơn nhiều, nếu không nói là chẳng mấy hiệu quả.
Với hàm lượng trí tuệ cao hơn đặt vào nó, hiển nhiên là nỏ là vũ khí lợi hại hơn cung vì dễ sử dụng hơn, hiệu quả lại tương đương.