- Biển số
- OF-23747
- Ngày cấp bằng
- 7/11/08
- Số km
- 395
- Động cơ
- 496,650 Mã lực
Thưa các cụ mợ.
Có lẽ ít ai tin rằng, ngay tại tỉnh Lạng Sơn – một cái tên hầu như rất ít khi khơi gợi đến sự nghèo đói và thiếu thốn trong người như những xứ xa xôi khác - chỉ cách chúng ta có 170km, lại có 1 ngôi trường mà các em học sinh mầm non ko có cả ghế ngồi lẫn bàn học. Hàng ngày các em ngồi học trong 1 lớp học trống tuếch với 1 bức vách được tận dụng từ tường lớp học của các anh chị tiểu học, và 3 bức còn lại thì được quây tạm bằng tấm bạt dứa xanh đỏ. Nền đất trong lớp học là nơi các em vui chơi học tập hàng ngày sẽ trở nên ướt át và nhão nhoét mỗi khi mưa gió hắt vào, bởi cái tấm bạt dứa mỏng manh ấy ko thể che chắn nổi những giọt mưa khi trời đổ nước. Trang thiết bị duy nhất của các em là 1 tấm phản nhỏ do người dân góp sức làm cho các em, đồ dùng học tập của các em là những món đồ nhỏ nhỏ xinh xinh do các cô giáo hàng ngày cặm cụi làm ra.
Phần lớn lớp học của các em học sinh tiểu học cũng vậy, cũng được quây tạm bằng những tấm bạt dứa xanh đỏ mỏng manh, cũng bị ngăn cách với cuộc sống văn minh tấp nập bởi những ngọn núi cao xa, bởi những con đường mòn nhỏ xíu, lầy lội khiến các phương tiện văn minh chỉ có thể duy trì tốc độ tối đa 10km/h. Lớp học được sử dụng chung với phòng bán trú, phía trên lớp học là bàn ghế các em học bài, phía dưới lớp là giường tầng các em ăn ngủ mỗi ngày. Hoặc phòng họp hội đồng kiêm thư viện trường cũng là nơi được trưng dụng để các em học sinh tiểu học sử dụng, khiến cho những em học sinh lớp 1 chỉ có thể đứng để viết bài bởi bàn của thầy cô trong phòng hội đồng thì quá cao, còn bàn ghế của các em thì lại ko có đủ để dùng, nên vẫn cứ phải dùng tạm bàn ghế của thầy cô trong căn phòng họp hội đồng đó. Đây là thực trạng có ở cả điểm trường chính chứ ko chỉ tồn tại ở điểm trường lẻ xa xôi heo hút.
Trong một lần tiến hành khảo sát chúng tôi đã đến và đã thực sự xót xa trước những gì đã chứng kiến nơi đây. Lớp học ko điện sáng, ko điện thoại, ko tiện nghi tối thiểu, là nơi phần lớn các em học sinh xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn vẫn hàng ngày đến lớp học con chữ. Có lẽ trong những tấm bạt dứa đó qua những bài giảng của thầy cô đã nuôi dưỡng biết bao ước mơ - mơ đến 1 ngày ko xa sẽ mang ánh sáng văn minh về cho bản nhỏ trên những đỉnh núi cao vút và hoang sơ, như là khát khao của chính các thầy cô cắm bản nơi đây, mơ 1 ngày có thể dùng được điện thoại để liên lạc và giao lưu với người thân của mình ở quê nhà.
Một chiếc bút viết, tập tô màu xinh xinh, đôi dép tổ ong, tấm áo đồng phục, hay chiếc khăn len ấm... ko chỉ giúp các em được tiếp cận với những vật phẩm văn minh mà còn góp phần rất nhiều giúp các em được ấm lòng hơn trước sự quan tâm của cộng đồng. Xin hãy cùng chung tay với chúng tôi – chi hội Lạng Sơn & chi hội TTH để mang đến nhiều hơn nữa những niềm vui cho các em học sinh và thầy cô trường PTDT bán trú tiểu học xã Ái Quốc, trường tiểu học xã Ái Quốc và trường PTDT bán trú THCS Ái Quốc.
Mọi sự ủng hộ cho chương trình bằng tiền mặt xin gửi về:
Số tài khoản VND: 35110000116668.
Tên chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Thủy
Tại ngân hàng: Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn
Thay mặt cho các thầy cô, các bậc phụ huynh, các em học sinh xã Ái Quốc, em chân thành cảm ơn những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, các cá nhân đã dành những tình cảm sâu sắc cho các cháu.
Có lẽ ít ai tin rằng, ngay tại tỉnh Lạng Sơn – một cái tên hầu như rất ít khi khơi gợi đến sự nghèo đói và thiếu thốn trong người như những xứ xa xôi khác - chỉ cách chúng ta có 170km, lại có 1 ngôi trường mà các em học sinh mầm non ko có cả ghế ngồi lẫn bàn học. Hàng ngày các em ngồi học trong 1 lớp học trống tuếch với 1 bức vách được tận dụng từ tường lớp học của các anh chị tiểu học, và 3 bức còn lại thì được quây tạm bằng tấm bạt dứa xanh đỏ. Nền đất trong lớp học là nơi các em vui chơi học tập hàng ngày sẽ trở nên ướt át và nhão nhoét mỗi khi mưa gió hắt vào, bởi cái tấm bạt dứa mỏng manh ấy ko thể che chắn nổi những giọt mưa khi trời đổ nước. Trang thiết bị duy nhất của các em là 1 tấm phản nhỏ do người dân góp sức làm cho các em, đồ dùng học tập của các em là những món đồ nhỏ nhỏ xinh xinh do các cô giáo hàng ngày cặm cụi làm ra.
Phần lớn lớp học của các em học sinh tiểu học cũng vậy, cũng được quây tạm bằng những tấm bạt dứa xanh đỏ mỏng manh, cũng bị ngăn cách với cuộc sống văn minh tấp nập bởi những ngọn núi cao xa, bởi những con đường mòn nhỏ xíu, lầy lội khiến các phương tiện văn minh chỉ có thể duy trì tốc độ tối đa 10km/h. Lớp học được sử dụng chung với phòng bán trú, phía trên lớp học là bàn ghế các em học bài, phía dưới lớp là giường tầng các em ăn ngủ mỗi ngày. Hoặc phòng họp hội đồng kiêm thư viện trường cũng là nơi được trưng dụng để các em học sinh tiểu học sử dụng, khiến cho những em học sinh lớp 1 chỉ có thể đứng để viết bài bởi bàn của thầy cô trong phòng hội đồng thì quá cao, còn bàn ghế của các em thì lại ko có đủ để dùng, nên vẫn cứ phải dùng tạm bàn ghế của thầy cô trong căn phòng họp hội đồng đó. Đây là thực trạng có ở cả điểm trường chính chứ ko chỉ tồn tại ở điểm trường lẻ xa xôi heo hút.
Trong một lần tiến hành khảo sát chúng tôi đã đến và đã thực sự xót xa trước những gì đã chứng kiến nơi đây. Lớp học ko điện sáng, ko điện thoại, ko tiện nghi tối thiểu, là nơi phần lớn các em học sinh xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn vẫn hàng ngày đến lớp học con chữ. Có lẽ trong những tấm bạt dứa đó qua những bài giảng của thầy cô đã nuôi dưỡng biết bao ước mơ - mơ đến 1 ngày ko xa sẽ mang ánh sáng văn minh về cho bản nhỏ trên những đỉnh núi cao vút và hoang sơ, như là khát khao của chính các thầy cô cắm bản nơi đây, mơ 1 ngày có thể dùng được điện thoại để liên lạc và giao lưu với người thân của mình ở quê nhà.
Một chiếc bút viết, tập tô màu xinh xinh, đôi dép tổ ong, tấm áo đồng phục, hay chiếc khăn len ấm... ko chỉ giúp các em được tiếp cận với những vật phẩm văn minh mà còn góp phần rất nhiều giúp các em được ấm lòng hơn trước sự quan tâm của cộng đồng. Xin hãy cùng chung tay với chúng tôi – chi hội Lạng Sơn & chi hội TTH để mang đến nhiều hơn nữa những niềm vui cho các em học sinh và thầy cô trường PTDT bán trú tiểu học xã Ái Quốc, trường tiểu học xã Ái Quốc và trường PTDT bán trú THCS Ái Quốc.
Mọi sự ủng hộ cho chương trình bằng tiền mặt xin gửi về:
Số tài khoản VND: 35110000116668.
Tên chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Thủy
Tại ngân hàng: Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn
Thay mặt cho các thầy cô, các bậc phụ huynh, các em học sinh xã Ái Quốc, em chân thành cảm ơn những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, các cá nhân đã dành những tình cảm sâu sắc cho các cháu.
Chỉnh sửa cuối: