Hì hì. Lão lại gãi đúng chỗ em ngứa. Chém tí ná.Nói đến sức lực hạn chế lại nghẹn ngào nhớ đến câu kệ của Huyền Trang mà lão Kệ thích, em khóc 1 câu dịch khác của câu kệ đó để lão Kệ so sánh phong cách dịch :
Như Lai trụ thế bao năm
Mà sao ta mãi biệt tăm phương nào
Bây giờ tỉnh giấc chiêm bao
Thân nhiều nghiệp chướng nghẹn ngào xót xa.
Khi lão pót bản của ngài Huyền Trang, em đọc thấy sướng lắm, từ cách hành văn rồi lần lần theo tinh thần của bài kệ của Pháp Sư.
Em câu chữ cụ tỉ lại ko thuộc hết, chỉ nhớ ý và thuộc đc dòng đầu và dòng cuối.
Hai bản dịch lão đưa em xin phép ko phân tích mà chỉ nói về tinh thần của bài kệ của Pháp Sư theo cách em hiểu. Lão pót bản đầy đủ lại lần nữa nhá.
Đây là một bài giảng pháp với cách dùng từ theo kiểu khi cái này đang hiện hữu thì cái kia ko thể xuất hiện. Từng dòng cấu trúc như thế và cả bài kệ cũng cùng cấu trúc như vậy.
Em đang tưởng tượng đến khung cảnh, một hành giả đang khoanh chân tọa thiền. Anh ta thấy, trong đầu những vọng tưởng nổi lên. Thấy thế, anh ta tự nói thầm, đấy là giờ tọa thiền tập Buông, ko phải giờ suy nghĩ. Và cũng lạ, một lát thì vọng cũng bỏ anh ta đi thật. Nhưng cũng chỉ đc một lát, những "nhân vật" khác lại lục tục kéo đến làm bạn với anh ta. Anh ta lại Buông. Cứ thế, cứ thế...
Nếu như vậy thì câu "Phật tại thế thời Ngã trầm luân" có thể dịch là "Niệm giác hiện tiền, Vọng tưởng luân hồi".
Hay câu "Bất kiến Như Lai kim sắc thân"
Như lai = Pháp thân
Sắc thân = Thân Tứ Đại
Vậy có thế dịch là "Thân duyên hợp thật thì ko thể thấy Pháp thân".
Như vậy, khi đứng trc cội bồ đề, ngài Huyền Trang khóc rồi đọc bài kệ. Có phải nghĩa Ngài Huyền Trang dùng bài kệ này dẫn nhập hàng hậu học để khai thị Phật tri kiến. Để khuyến khích kẻ cùng tông môn gắng tu.
Pháp = Pháp của Phật
Sư = Thầy
Pháp sư Huyền Trang = Ngài Huyền Trang là người thầy giảng về Phật pháp.
Còn thiếu sót gì lão bổ xung thêm giúp em nhé.