Ngay từ đầu câu "Các cụ già nghễnh tai truyền tai nhau..." là em đã thấy nao nao cả rồi.
Ấy ...đừng có nói vậy lão nhé ! Nghễnh hay ko ...các cụ già ...ko hề già ...lại nhiều mợ sồn sồn tầm Gấu lão , chị dâu ... Hay các mợ như các mợ nhà mềnh đấy !Ngay từ đầu câu "Các cụ già nghễnh tai truyền tai nhau..." là em đã thấy nao nao cả rồi.
Đấy, tại lão ko nói rõ từ đầu, đáng nhẽ lão nên mở đầy bằng: Số là các mợ sồn sồn...Ấy ...đừng có nói vậy lão nhé ! Nghễnh hay ko ...các cụ già ...ko hề già ...lại nhiều mợ sồn sồn tầm Gấu lão , chị dâu ... Hay các mợ như các mợ nhà mềnh đấy !
E hèm ! Em xin kể câu chuyện khác ( chuyện này theo đơn đặt hàng của lão Kệ ) mà ko sồn sồn nhé ! Trẻ em hẳn hoi nhéĐấy, tại lão ko nói rõ từ đầu, đáng nhẽ lão nên mở đầy bằng: Số là các mợ sồn sồn...
Thôi, lão kể đền cái kinh nghiệm chữa hóc xương đi.
6 phép tu của nhà Phật hay còn gọi là lục độ Ba La Mật có : bố thí, trì giới, tinh tân, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ. Thì trong đó :Với lại , em đã nói trước rồi ! Chuyện ko hề hay ! Nhưng mức độ ảo cũng vô đối luôn !
Đây ko phải chuyện cười mua vui , vì bất cứ ai , cụ hoặc mợ nào đó có thể hỏi ngay mẹ mình có biết chuyện này ko !
Em nghĩ số trả lời là có ...nhiều đấy !
Chính xác ! Hướng lão giải quyết vấn đề là đúng ! Còn ngay tức thời , lúc ấy , em chỉ nói nôm na với bà ấy là coi như Phật đã chứng cho bà rồi , hoan hỷ thôi !6 phép tu của nhà Phật hay còn gọi là lục độ Ba La Mật có : bố thí, trì giới, tinh tân, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ. Thì trong đó :
“Đồ vật” tượng trưng cho Bố Thí
“Hương thắp ” tượng trưng cho Trì Giới
“Nhạc Phật” tượng trưng cho Tinh Tấn
“Hoa cúng ” tượng trưng cho nhẫn nhục
“Đèn, nến ” tượng trưng cho Trí Tuệ
“Trái cây” tượng trung cho Thiền Định.
Bởi vậy mà câu chuyện của lão lewin em cho là ko ảo, xưa trong chuyện “ bà cụ cúng dường ngọn đèn cho Phật – tượng trưng cho Trí tuệ” – chính vì vậy khi tấm lòng của Bà thành trí tuệ thì không 1 ngọn gió nào có thể thổi tắt đc “ trí tuệ” cả. Đó là lời giải thích của đức Như Lai, khi các Tỳ kheo hỏi Ngài là tại sao “ ngọn đèn cúng dường của Bà cụ ko thể thổi tắt”.
Còn Bà cụ trong câu chuyện của lão lewin, cúng “ Trái cây” – tượng trưng cho Thiền Định – mà Thiền định hiểu theo ngôn ngữ đời thường là – suy tư, là ngẫm nghĩ hay quán chiếu lại sự việc. Và khi Bà cụ đó ngẫm lại mình, nói lên những lời thật lòng thì lại An lành thôi
Em hiểu câu chuyện của lão lewin là vậy
Vâng, nhân câu chuyện của lão lé, em bàn bên lề 1 chút. Cũng do hiểu rõ nguyên tắc Lục độ như vậy, Nhạc Phật tượng trưng cho Tinh tấn, nên câu chú UM MA NI PAD MI HUM do người Tạng và đặc biệt là các Cao Tăng ở đó đọc đều có 1 Oai lực mà bao năm nay vẫn luôn là điều Thần bí đối với mọi ng.
Bởi họ đọc câu chú nghe như Hát vậy : không đọc đơn giản như mình đọc 1 lèo là xong đâu, Họ đọc có âm lên xuống rất hay, thậm chí như Lão Tăng mà em biết, khi đọc câu đó ra, còn giữ Âm trọng họng và đọc ra tạo nên Âm chú nghe rất khác. Chứ Um đầu câu được kéo dài vang trong họng, sau mới đến các chữ khác
Ông đọc câu đó 1 lần thì em đã đọc đc 3 lần nhanh hơn nhưng đương nhiên là ko thể hay hơn đc Sau em cũng tập để đọc chậm, đọc tạo âm, nhưng có lẽ vẫn nhanh hơn Ông
cụ lẫn lộn giữa 2 khái niệm !Như vậy thì khi niệm Phật, niệm Nam Mô A Di Đà Phật có dc và đúng ko hay phải niệm Um Ma Ni Pad Mi Um mới đúng hả cụ?
Dạo em còn ở VN chương trình lễ hội không sôi động như bây giờ , hội làng chỉ ở quy mô nhỏ thôi. bây giờ thì hoành tráng cụ nhỉ.Hôm nay em đi việc qua chỗ Chùa láng thấy cắm cờ phướn từ đầu phố đến tận cổng Chùa, xe cộ tấp nập, quần áo màu sắc, hàng quán đông nghịt...... hôm nay hội ở Chùa mợ [@công nông tàu;14292] ạ. Định ghé vô nhưng vì có 1 cái hẹn ăn uống khác với mấy đồng chí trong Văn quán thành thử lại ko táp vô chụp mấy cái ảnh tặng Mợ đc.
Mợ mà về nhìn thấy màu cờ phướn cắm khắp nơi tung bay trong gió lòng sẽ thấy ấm áp, em nhìn bóng cờ bay mà lại nhớ Dáng cổng Tam quan thân quen đâu đó quá...
đây là lần đầu em nghe thấy bẩu mang chuối xanh khi đi nhà đám đấy. Các bà đi chùa thì lại bẩu mang 2 túi nhỏ, 1 túi đựng gừng và muối, túi còn lại đựng gạo và tỏi cho vào 2 bên 2 túi áo. Em là người nhậy cảm nên mỗi lần đi đám hay ra mộ thì cẩn thận chuẩn bị như trên nên cũng yên tâm hơn! Em hóng có cụ nào giải thích cặn kẽ vụ này giúp em được hem ạ?Cũng ngta bảo với những người hay nhậy cảm, khi đi nhà đám nên mang theo người mấy quả chuối xanh thì đỡ bị khí xấu ám, cũng chẳng biết hư thực thế nào.
Buồn lắm bác ạ, em có cô bạn cũng đi Ấn Độ và Nepa nhiều lầnl, cô ấy chính là người hay burn đĩa các kinh Phật cho em nghe, bạn ấy có bao bạn bè ở Nepal, giờ chưa liên hệ lại được, nghe tin đó em cứ bàng hoàng từ hôm thứ bảy đến giờ, thậm chí click chuột vào các trang tin về trận động đất kinh hoàng đó cũng làm em buồn lắm. Bố mẹ em ở nhà cứ bật TV lên xem thì kêu ôi sao ko động đất vào vùng bọn khủng bố IS ấy cho chúng nó chết hết đi mà toàn vào vùng người dân thường lương thiện...A Di Đà Phật, ko phải ạ, mà là ở đó Katmandu, thủ đô Nepal vừa có động đất lão ạ, cách Lumbini có khoảng 10 tiếng đi xe buýt thôi. Tháng trc em vừa ở đó về
Bên thớt Động đất của lugi gì đó mà, cụ Liên Hiệp Mỹ - United gọi em sang đó, em mới biết
Buồn lắm bác ạ, em có cô bạn cũng đi Ấn Độ và Nepa nhiều lầnl, cô ấy chính là người hay burn đĩa các kinh Phật cho em nghe, bạn ấy có bao bạn bè ở Nepal, giờ chưa liên hệ lại được, nghe tin đó em cứ bàng hoàng từ hôm thứ bảy đến giờ, thậm chí click chuột vào các trang tin về trận động đất kinh hoàng đó cũng làm em buồn lắm. Bố mẹ em ở nhà cứ bật TV lên xem thì kêu ôi sao ko động đất vào vùng bọn khủng bố IS ấy cho chúng nó chết hết đi mà toàn vào vùng người dân thường lương thiện...
Em thì thấy các cụ bảo đi đám ma hay gì ngoài tỏi nên mang theobbăng phiến chống gián hay để trong tủ quần áo ấy ạ. Em chưa dám áp dụng vì băng phiến đó mùi lắm như quần áo lâu ngày mới lấy trong tủ ra vậyThấy ngta bảo ko nên uống nước chè, hay ăn chuối xanh ở đám ma vì chè, chuối xanh dễ hút âm khí.
Cũng chẳng biết hư thực thế nào nhưng từ khi biết vậy nc chè em chả bao giờ uống ở nhà đám cả.
Haizzz cũng chả biết thế nào bác nhỉ, Trời gọi ai nấy dạ thôi. Nhưng con người so với thiên nhiên thì mong manh quáĐây là một trong những mẫu thuẫn về tư tưởng khi ta chiếu rọi thực tế vào các giáo lý của tất cả các tôn giáo.
Các tôn giáo chân chính đều định hướng, khuyến khích tư tưởng cho tín đồ của tôn giáo mình có tâm Thiện, làm việc Thiện, xây dựng một con người Thiện
Thực tế thì trần trụi hơn nhiều, " đằng sau mỗi tài sản kếch sù đều là tội ác" - về cơ bản, miếng bánh chung của cộng đồng là mỗi người 1 lạng gạo, nhưng có người mang về nhà 1 tấn gạo, có nghĩa rằng 2 vạn người chỉ còn mang về được nửa lạng gạo nuôi con.
Thiên tai xảy ra, trước Trời Đất thì mọi con người hoàn toàn bình đẳng như nhau. Nhưng trên thực tế, những người giàu có luôn có điều kiện để phòng tránh, khắc phục tốt hơn những người nghèo, yếu thế. Những quốc gia giàu có sẽ có điều kiện hạn chế thiệt hại và phục hồi tốt hơn các quốc gia nghèo khó.
Vậy, hỡi các giáo lý. Ta có thể tin theo những lời giảng dạy tuyệt đối hay không? Câu trả lời rõ ràng là Không. Vì khi rủi ro xảy ra, Đấng Toàn năng của tôn giáo sẽ luôn có mặt và an ủi ta về mặt tinh thần, còn sự bảo vệ sinh mạng, duy trì sinh tồn hoàn toàn do năng lực kinh tế bản thân chúng ta gánh vác.