Chào các cụ mợ!
Mấy hôm rồi em bận đi lại, bận nhậu, bận tìm bạn, bận tìm vợ...nên ít thời gian quá, về đến nhà toàn vào thời điểm Màn Đào đang mở, chả tham gia được gì...
Mặt khác, em cũng không tham gia bàn về các món ăn mặc dù đã ăn đủ loại khắp các vùng miền, chả bỏ món nào. Và cũng do các cụ mợ khác tham gia nhiều rồi.
Em vừa phải lội khoảng chục trang để bắt kịp, phù...phù...
. Thấy nhiều người quan tâm đến Tử vi và lý giải, cũng như việc áp cửu cung, bát quái, thập can vào Tử vi...Riêng việc này thì lão Vừng thuần thục rồi.
Và thấy Mợ Mẫu Đơn quả thật là người ham nghiên cứu, một lúc mà muốn biết nhiều môn, muốn lý giải nhiều việc...và đúng như lão Vừng nói là hay hỏi cái ngọn, mặc dù mợ ấy đã động đến Dịch, tức là cái gốc của mọi thuật.
Em xin bàn thêm riêng về vấn đề này nhé nhé:
Khi ta nghiên cứu gì đó thì cái đầu tiên là phải tìm hiểu nguồn gốc hình thành và phát triển, như là học về Đ.ảng thì phải học lịch sử Đ.ảng trước, học về kinh tế thì phải học lịch sử các hình thái kinh tế trước, học về đối ngoại thì phải học lịch sử đối ngoại trước...
Lịch sử hình thành và phát triển Dịch, từ xưa đến nay vẫn có nhiều tranh cãi, chưa thống nhất được, chưa thuyết phục được...
Tuy nhiên phải nhìn nhận thấy Dịch cũng phát triển theo tự nhiên và xã hội, chứ không có cứng nhắc nằm yên, tính đến nay là qua 3 thời kỳ:
- Đầu tiên, ở thời trái đất ngập nước, dân tình chủ yếu sống trên núi thì Dịch được ghi trong bộ Liên Sơn (nghe đã thấy núi rồi nhé), quẻ Cấn đứng đầu (lại núi).
- Sau đó, nước rút nhiều, con người lan xuống đồng bằng nhiều, nhưng loài người lại ở chế độ Mẫu hệ, thì Dịch được ghi lại trong bộ Quy Tàng, quẻ Khôn đứng đầu.
- Sau nữa cho đến nay, chế độ Mẫu hệ suy tàn, chuyển sang Phụ hệ, người Nam nhiều đặc quyền hơn thì Dịch được soạn thành Chu dịch (gồm Kinh dịch và Dịch truyện), quẻ Càn đứng đầu.
Cái này cho ta thấy Dịch cũng luôn phát triển phù hợp với tự nhiên và xã hội, không biết tương lai thay đổi nhiều thứ thì có cao nhân nào xuất hiện để soạn lại cho phù hợp với quẻ nào đứng đầu nữa.
Về Tiên thiên và Hậu thiên, thì Tiên thiên là Thể, Hậu thiên là Dụng. Tức là Tiên thiên là bản thể và Hậu thiên là sự chuyển hóa vô cùng, nên các môn thuật hiện nay lấy Hậu thiên làm căn bản tính toán và lý giải, trọng Hà đồ hơn Lạc thư.
Hình song ngư đen trắng vận hành theo Tiên thiên, chạy ngược chiều kim đồng hồ từ Ngọ xuống Sửu, rồi xuyên tâm lên Mùi, lại chạy thuận đồng hồ xuống Tí, Càn 12 giờ, Khôn 6 giờ.
Còn bát quái Hậu thiên thì Càn Khôn không còn chính chuyên nữa, 4 góc sẽ là Càn Khôn Cấn Tốn (tứ Duy), Tí Ngọ Mão Dậu đứng tứ chính. Sinh khắc ở Đông Bắc- Tây Nam và đều được chuyển hóa qua Thổ.
Vấn đề thường thấy chỉ sử dụng Hậu thiên để áp dụng và tính toán thì là đúng rồi, nhìn chung thấy toàn bộ sẽ là như vậy, và cũng vẫn đạt đến kết quả chung. Nhưng trong một số thuật toán phức tạp của những môn lý số bậc cao trong Tam thức (Thái ất, Kỳ môn, Lục nhâm), chỉ những ai biết áp dụng cả Tiên thiên vào để tính toán thì mới ra kết quả nhanh được (chỉ mất khoảng 1/3-1/4 thời gian so với công thức tính hoàn toàn theo Hậu thiên), và sẽ chiếm ưu thế so sánh, chẳng hạn khi đánh trận hay khi tính việc. Tuy nhiên, đây là một bí mật tối cao vì nó tạo ra ưu thế, nên chả mấy người biết, kể cả đồng môn. Em thật
Những điều trên là em hóng thế, mọi người cứ phê bình, góp ý ạ...