Em có đọc hết thắc mắc của cụ chủ thớt, các ý kiến khác...
Hiện tại em đang làm về đại dịch này nên em có một số ý kiến không biết có giải tỏa cho các cụ đc không :
1. Đại dịch đc chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, ở mồi gia đoạn, tính chất và mức độ khác nhau do đó cũng đc phân ra làm nhiều "khúc" khác nhau, và đại dịch không chỉ có 1 đợt mà trong lịch sử đã chúng minh đại dịch xảy ra theo nhiều đợt, đợt sau nghiêm trọng hơn và có nhiều người nhiễm và chết hơn.
2. Hiện tại ở vn đại dịch đã lan rộng ra cộng đồng do đó các biện pháp phòng tránh tốt nhất là do người dân tự ý thức là chính, chỉ khi có biểu hiện nặng, gnhieem trọng mới nên đến cơ quan y tế và các cơ sở y tế sẽ gặp tình trạng quá tải là thường xuyên và đương nhiên chính vì vậy ở đây có 2 điểm các cụ/mợ chú ý cho:
- Không phải chớm sốt cái là lao ngay đến bệnh viện đòi xét nghiệm
- Điều trị tại nhà là biện pháp cần thiết
3. em có nói chuyện với chị giám đốc WHO tại VN, có 1 vấn đề liên quan đến các cụ đang nói ở trên là đóng cửa trường học: Các này rất nhạy cảm và phức tạp, ở các nước khác, việc đóng cửa trường học hay bất cứ hoạt động nào khác, cơ quan nào khác đều phải dựa vào tỷ lệ người mắc/chết tại cơ quan trường học đó. Việc đóng cửa ngay trường học khi có người nhiễm chỉ áp dụng trong khi mà đại dịch mới bắt đầu xuất hiện (ví dụ ở vn là thời kỳ đầu khi mới có vài 3 người nhiễm) để hạn chế và làm chậm quá trình lây lan ra cộng đồng, khi đã lây lan ra cộng đồng thì phải áp dụng biện pháp khác chứ không thể cứ có 5-10 người nhiễm là đóng cửa đc
Nếu cứ đóng thì em hỏi các cụ nhá: hôm nay có 3 em bị --->> về lý thuyết mà nói thì ít nhất phải đóng cửa 7-14 ngày
Sau đó lại có 4 cháu bị ---> tiếp tục đóng và cứ thế tiếp tục nhá em hỏi khi nào thì con cháu chúng ta đi học đc nếu đại dịch kéo dài 1 năm:102::102:
Đấy là em chưa nói đến việc khi ở nhà ai quản lý đc các cháu?
Do đó các cụ mợ phải hết sức bình tĩnh, có 4 biện pháp phòng bệnh chính nhé:
1 GIỮ KHOẢNG CÁCH
Mầm bệnh có thể có ở những giọt nhỏ trong không khí mà con người hít vào qua nói chuyện, hét, ho, hắt hơi và hát. Do vậy cần:
- Giữ khoảng cách đối với người khác ít nhất là 1 mét
- Tránh đám đông và nhóm người (chợ, xe buýt, trường học…)
- Hạn chế đi lại.
- Ở nhà hoặc làm việc ở nhà, nếu có thể (khi đại dịch xảy ra)
2. RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG/ VỆ SINH CÁ NHÂN
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng (hoặc các dung dịch sát khuẩn) và nước sạch khi có thể (trước khi ăn/chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh/hắt hơi, ho, khạc nhổ; …)
- Tránh chùi tay lên mắt, mũi, miệng.
- Thường xuyên lau chùi các bề mặt đồ dùng hàng ngày.
- Sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng, mắt hàng ngày
3. CHE MIỆNG KHI HO; HẮT HƠI; KHẠC NHỔ
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi giúp giảm bớt sự phát tán của mầm bệnh và nguy cơ lây bệnh cho những người khác
- Khi ho và hắt hơi nên sử dụng khăn giấy dùng một lần hoặc khăn vải có thể giặt thường xuyên, tốt nhất là giặt ngay sau khi sử dụng. Nếu không có khăn, hãy sử dụng cánh tay – đưa khuỷu tay lại gần mặt
- Rửa tay ngay sau khi ho hay hắt hơi
4. CÁCH LY
Khi đại dịch cúm xảy ra, hệ thống bệnh viện sẽ quá tải. Hầu hết những người ốm sẽ phải được chăm sóc tại nhà (trừ khi họ khó thở). Để tránh làm vi rút lây lan, bệnh nhân cần được cách ly với người khác càng nhiều càng tốt kể cả khi ở trong nhà của họ.
• Đối với người bệnh
- Cách ly tại phòng riêng, thoáng mát.
- Nên có 1 người chăm sóc riêng không phải trẻ em hoặc phụ nữ có thai)
- Sử dụng khẩu trang y tế khi có tiếp xúc dưới 2 m
- Vệ sinh hàng ngày các đồ dùng sinh hoạt, các bề mặt tiếp xúc
- Không nên rời khỏi nhà nếu thời gian hết sốt chưa được 24 giờ.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ
• Đối với người tiếp xúc gần/chăm sóc
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc quá gần với người bệnh (dưới 1 mét) trừ khi cần thiết.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Nếu có biểu hiện/triệu chứng như sốt cao, ho, đau mỏi cơ…cần áp dụng các biện pháp như với người bệnh.