Để em giải thích cho cụ hiểu vì sao hiền thì cục nhé. Hiểu nguyên nhân bản chất rồi thì sẽ tìm được cách sửa thích hợp. Người hiền thì thường ít nói, ít trêu đùa, hay cam chịu, dễ ngượng và thật thà. Thực ra đây là những đức tính rất tốt. Tuy nhiên trong xã hội bon chen thì đây lại là điểm yếu, điểm thiệt thòi. Cụ thật thà hả, người khác lừa cụ. Nhưng vì cụ hiền nên ko làm gì lại để trả thù đc, chỉ có thể ấm ức trong lòng. Ấm ức 1 tích tụ, tạm thời chưa có gì. Cụ hiền lành ít nói, ít trêu đùa hả, mọi người thấy thế càng thích trêu cụ, đem cụ ra làm trò cười vui vui. Trong các trò đùa đó sẽ có những trò đùa nhây, đùa dại ít nhiều làm cụ ấm ức (đơn giản vì cụ ko thích bị đem ra làm trò cười) nhưng mở mồm ra phản pháo thì đấu ko lại những người dẻo mồm thế là lại nuốt cục tức vào lòng. Ấm ức 2 tích tụ, cũng tạm thời chưa có gì. Đi làm cụ làm việc ok rồi nhưng hiền lành, ít nói ko khéo nịnh thì ít nhiều vẫn bị sếp liệt vào danh sách ko ưu tiên. Thực tế nhiều người làm việc khá nhưng ko biết nịnh thì cũng vẫn xếp sau người biết nịnh trong danh sách hưởng lợi ích trong cơ quan (công ty), đặc biệt là khi gặp sếp quan liêu. Vậy là cũng ấm ức, ấm ức 3 lại được tích tụ. Cứ thế ngày qua ngày, các sự kiện trong ngày tích tụ các ấm ức của cụ lại. Cụ lại ko phải người biết đùa, biết nhậu nhẹt thì càng ko có cách xả những ấm ức ra (nhiều khi ngồi mấy thằng với nhau cứ chửi đờ mờ mờ thằng này, đờ mờ mờ con kia một lúc sau là hết ấm ức). Ấm ức đấy nó cứ tích tụ mãi nhưng bình chứa là cụ có giới hạn. Càng cố nén nó xuống thì áp suất càng cao. Hàng ngày cụ giữ cái ấm ức đấy nó ko khác gì giữ quả bom (gọi khoa học thì là stress kéo dài). Đến khi tức nước vỡ bờ thì chỉ cần một sự việc nhỏ ko hợp ý cũng khiến cụ bùng nổ. Mà càng nén lâu, càng nén chặt thì khi nổ càng mạnh mẽ. Thường thì cơ chế châm ngòi dễ nhất là ... ở nhà. Vì sao ? Vì ở ngoài thì ta còn sợ này sợ nọ, sợ sếp đuổi việc, sợ người ta đánh ..v..v.. Còn ở nhà thì ta biết rõ ta là chủ gia đình rồi, tự nhiên ta ko sợ. Đã ko sợ thì dễ thực hiện hơn rồi. Thế nên ta cứ ... nổ bùm khi có tí lửa thôi. Đấy, nhiều khi cuộc sống nó ngược đời thế đấy. Ta yêu vợ, yêu con nhưng ta lại làm tổn thương họ. Tại vì họ gần ta nhất, dễ dàng là nơi trút giận nhất nên trong lúc vô thức ta cứ thế làm khổ vợ con. Sau đó khi vụ nổ đã tan, nghĩ lại thì mới thấy mình sai. Ngẫm nghĩ kỹ thì thấy mình thật buồn cười phải ko ? Nhưng mà hiểu rồi thì mới có cách xử lý. Đấy là sự khác biệt giữa có kiến thức và ko có kiến thức. Vậy cái căn nguyên là gì ? Là stress, giải quyết được nó thì sẽ giải quyết được vấn đề. Cụ có thể giải quyết stress bằng những cách sau:
- Chịu khó học chém gió đi, chém vô lý cũng được, kệ xác nó, như vậy mới cười được, hãy bắt đầu bằng kể những mẩu chuyện cười, để ý xem cách người khác gây cười như thế nào rồi học;
- Học cách bơ (bàng quan) với việc người khác chê bai mình;
- Nuôi chim hoặc cá cảnh hoặc chó để tạo niềm vui giải toả stress sau 1 ngày làm việc;
- Nghe nhạc nhẹ và hát. Đừng ngại, cứ ông ổng mà hát dù cho gạch đá thét gào, dép bay vèo vèo.
Ngoài ra thì khi 2 vợ chồng to tiếng nên nhớ mấy nguyên tắc sau: "thắng là thua": cụ thắng hay vợ thắng thì đều tổn thương gia đình, vậy là thua; "một người nói": cụ nói thì vợ im, nếu vợ nó ko im thì tốt nhất mình cố im; "chuồn": nếu vợ nó tua mãi ko im mà cụ cảm thấy cụ ko thể im đc nữa thì thôi ra ngoài làm cốc cafe với điếu thuốc cho nó nhẹ người, khi về nhà thì cả 2 bên đều nguôi cơn giận rồi thì sẽ ổn hơn.