Mặc dù tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba sau nhiều thập kỷ thù địch đã và đang có những bước tiến triển tốt đẹp, song từ việc bình thường hóa quan hệ về mặt ngoại giao tới bình thường hóa quan hệ về kinh tế vẫn còn là một lộ trình rất dài với nhiều rào cản vốn tồn tại từ rất lâu.
Thứ nhất, lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba
Cho đến nay, lệnh cấm vận của Mỹ về thương mại vẫn đang đè nặng lên nền kinh tế của Cuba. Các công ty của Mỹ không thể đầu tư vào Cuba ngoại trừ việc bán thực phẩm hoặc thuốc y dược, ngược lại, các doanh nghiệp Cuba cũng không thể bán bất cứ thứ gì sang Mỹ. Mặc dù ông Obama đã cho phép nới lỏng các quy định quản lý du lịch, giáo dục, nhưng du lịch lữ hành vẫn bị cấm. Việc dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận sẽ cần tới những thay đổi lập pháp đối với Đạo luật dân chủ Cuba, đạo luật cấm các công ty con của các tập đoàn của Mỹ tại nước ngoài bán hàng hóa cho Cuba; Đạo luật cải cách các biện pháp trừng phạt thương mại và tăng cường xuất khẩu đã cấm du lịch lữ hành... Chẳng hạn, tư cách thành viên của Cuba trong các thể chế tài chính quốc tế: Đạo luật Helms-Burton yêu cầu Mỹ bỏ phiếu chống lại tư cách thành viên của Cuba trong Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Để trở thành thành viên của WB, trước tiên phải gia nhập IMF, điều này đòi hỏi phải có 85% số phiếu ủng hộ từ các nước thành viên. Do Mỹ nắm 17% số phiếu bầu, nên sự phản đối của Mỹ làm cho Cuba không gia nhập được IMF và WB. Giải quyết vấn đề này sẽ đòi hỏi phải thay đổi hoặc hủy bỏ Đạo luật Helms-Burton.
Trong Thông điệp Liên bang cuối cùng của mình, Tổng thống Obama cũng thể hiện mong muốn điều này sẽ được chấm dứt khi ông rời Nhà Trắng, vì theo ông, “Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt. Hãy dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba”. Ông đã cam kết: “Bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào tôi có thể thực hiện các bước đi mà không cần luật... đó là những gì tôi sẽ làm”(9). Song, mong muốn này nằm ngoài khả năng của ông Obama, nó phụ thuộc vào quyết định của Quốc hội Mỹ.
Thứ hai,về thể chế chính trị
Từ trước đến nay, Mỹ và Cuba luôn luôn tồn tại những khác biệt về vấn đề nhân quyền và dân chủ do khác nhau về thể chế chính trị. Mỹ đưa ra điều kiện yêu cầu Cuba phải có những thay đổi và cải thiện rõ ràng trong vấn đề nhân quyền, chấm dứt cầm tù những người bất đồng chính kiến, đồng thời muốn Cuba thay đổi hệ thống chính trị một đ?.
Có thể thấy, mục tiêu cốt lõi của Mỹ đằng sau quyết định tái thiết lập quan hệ ngoại giao vẫn là đẩy nhanh và định hướng những thay đổi về chính trị tại quốc đảo Caribe này, buộc Cuba phải chấp nhận chế độ đa đ?, trong đó có những đ? do Mỹ hậu thuẫn, thậm chí có thể chiếm một số vị trí trong Chính phủ. Đó chính là sự khởi đầu của quá trình mà người Mỹ gọi là “chuyển tiếp”, nói cách khác, chính là “diễn biến hòa bình” và quá trình ấy sẽ kết thúc với cái mà họ gọi là sự “kế thừa”.
Trong quá trình “chuyển tiếp”, mục đích mà Mỹ muốn đạt được là tạo ra một hoặc nhiều đ? đối lập tại Cuba, và những đ? này phải được tham gia ứng cử trong các cuộc bầu cử để thâm nhập hệ thống nhà nước (thậm chí họ còn muốn cả những người Cuba sống ở ngoài nước cũng được quyền ứng cử), đồng thời thúc đẩy thay đổi một loạt nguyên tắc mà cuộc cách mạng Cuba đã đề ra liên quan tới sở hữu, y tế, giáo dục, vai trò của các tổ chức quần chúng và quốc phòng, thậm chí cả việc thay đổi Hiến pháp để Đc.s? không còn được giữ vai trò cầm quyền như hiện nay. Mỹ coi đó chính là nền móng cho sự “kế thừa” sau này tại Cuba(10).
Cuba luôn khẳng định được những ưu việt của mình trong các vấn đề như bảo vệ quyền của công dân, y tế, giáo dục... và tiếp tục nhìn nhận các vấn đề về nhân quyền, dân chủ như là công việc nội bộ của mình, coi các yêu cầu của nước ngoài là xâm phạm chủ quyền quốc gia. Cuba sẽ không chấp nhận những đòi hỏi thay đổi các vấn đề về nhân quyền, dân chủ của Mỹ. Tuy nhiên, về lâu dài, sẽ là khó khăn cho Cuba trong việc duy trì một hệ thống chính trị kiểm soát chặt chẽ nếu cho phép tự do hơn trong các lĩnh vực truyền thông, du lịch, thương mại và đầu tư... khi nước này mở cửa với thế giới bên ngoài.
Ngoài ra, cũng còn rất nhiều các vấn đề khác giữa hai nước thuộc về quá khứ hoặc liên quan đến những đạo luật cần được thay đổi... Để đến được đích bình thường hóa hoàn toàn và hợp tác hiệu quả, đòi hỏi hai bên còn phải tiếp tục nỗ lực rất nhiều để vượt qua những khó khăn, trở ngại đó.
(LLCT) - Ngày 20-3-2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm đầu tiên đến Cuba. Chuyến thăm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu...
lyluanchinhtri.vn