[Funland] Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,756
Động cơ
88,927 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
100 em thì 56 em được hưởng quyền lợi học trong các trường công lập, 44 em còn lại bắt buộc phải tìm con đường khác: tư thục, GDTX, dậy nghề... Hậu quả nhãn tiền của chung cư mọc lên nhanh hơn trường học.
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,655
Động cơ
305,403 Mã lực
100 em thì 56 em được hưởng quyền lợi học trong các trường công lập, 44 em còn lại bắt buộc phải tìm con đường khác: tư thục, GDTX, dậy nghề... Hậu quả nhãn tiền của chung cư mọc lên nhanh hơn trường học.
Còn y tế nữa chứ cụ, gánh nặng & sức ép gấp bao nhiêu lần.
Còn quản lý trật tự, PCCC....
 

Ca phê thôi

Xe tăng
Biển số
OF-719778
Ngày cấp bằng
11/3/20
Số km
1,289
Động cơ
712,332 Mã lực
Tuổi
36
Năm nào cũng thế thôi, gia tăng dân số cơ học tại các 2 TP lớn của VN quá khủng khiếp nên cơ sở hạ tầng nói chung và giáo dục nói riêng bị quá tải khủng khiếp. Có thể cũng là cách định hướng sớm của XH, cháu nào học được và chịu khó học thì học tiếp, cháu nào không thích học tiếp thì có thể rẽ, nhưng có lé hơi sớm với thực tế VN mình.
 

N.Korea Ginseng

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-613698
Ngày cấp bằng
4/2/19
Số km
2,648
Động cơ
267,841 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Em nghĩ cũng cần xem các trường tư thục, dân lập đáp ứng tuyển sinh được bao nhiêu nữa. So với hơn 20 năm trước thời em đi học thì đã có rất nhiều trường TT, DL mới rồi. Và nữa là xu hướng học nghề sau khi tốt nghiệp cấp II mấy năm nay.
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,763
Động cơ
26,297 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Vậy thì cố học cho giỏi hoặc chọn nghề thôi. Dễ quá các cháu chả buồn phấn đấu nữa.
 

sondaicajqk

Xe tăng
Biển số
OF-176918
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
1,472
Động cơ
354,334 Mã lực
Năm nay con nhà e cũng thi đây. Bme cũng lo như con.
 

isak

Xe tăng
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
1,926
Động cơ
297,685 Mã lực
Em lại nghĩ theo hướng khác, đâu phải công lập là tốt và dân lập là kém mà phải chen chân. Rõ ràng nhà nước không thể “công” hoá toàn bộ hệ thống giáo dục, thì đương nhiên phải có một tỷ lệ tư thục. Nhiều trường tư thục hiện nay có chất lượng tốt ngang hoặc thậm chí cao hơn các trường công, học phí thì chắc chắn cao nhưng cũng có một bộ phận dân cư chấp nhận chi trả và thấy xứng đáng. Điều đáng nói ở đây phải là tình hình học phí quá thấp của hệ trường công, dẫn đến nhà nước phải oằn mình gánh các trường. Nếu như các trường công cho phép thu học phí đủ để chi, nhà nước chỉ đầu tư ban đầu, thì khoảng cách hệ thống công, tư sẽ được rút ngắn và có lợi cho cả cộng đồng. Bài toán này tương tự bài toán bệnh viện công, dân thì lúc nào cũng muốn “ngon bổ rẻ” mà nhà nước thì lấy đâu ra tiền để đầu tư.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,790
Động cơ
460,643 Mã lực
Em lại nghĩ theo hướng khác, đâu phải công lập là tốt và dân lập là kém mà phải chen chân. Rõ ràng nhà nước không thể “công” hoá toàn bộ hệ thống giáo dục, thì đương nhiên phải có một tỷ lệ tư thục. Nhiều trường tư thục hiện nay có chất lượng tốt ngang hoặc thậm chí cao hơn các trường công, học phí thì chắc chắn cao nhưng cũng có một bộ phận dân cư chấp nhận chi trả và thấy xứng đáng. Điều đáng nói ở đây phải là tình hình học phí quá thấp của hệ trường công, dẫn đến nhà nước phải oằn mình gánh các trường. Nếu như các trường công cho phép thu học phí đủ để chi, nhà nước chỉ đầu tư ban đầu, thì khoảng cách hệ thống công, tư sẽ được rút ngắn và có lợi cho cả cộng đồng. Bài toán này tương tự bài toán bệnh viện công, dân thì lúc nào cũng muốn “ngon bổ rẻ” mà nhà nước thì lấy đâu ra tiền để đầu tư.
Cụ là quân truyền thông của bọn tự chủ à. E đang muốn chửi cái thằng bộ gd chơi cái trò tự chủ với lý luận là phải thu đủ bù chi.
Vâng thưa với đồng chí là chính bộ dục là cái thằng có ý đồ tư hoá giáo dục và để mở rộng “thị trường” thì nó không thèm xin ngân sách xây trường mới dù quỹ đất là có. Thế nào là thu đủ bù chi? Chi cho cái gì? Đừng có nói mấy lời không căn cứ. Nhà nước không hề đề nghị giảm chi cho giáo dục, giảm biên chế giáo dục mà bắt nguồn từ bộ giáo dục bỏ rơi hệ thống công lập, còn dám vẽ ra trường công lập tự chủ.
Mỗi lần nói về giáo dục với y tế muốn đấm ghê
 

petit jardin

Xe hơi
Biển số
OF-830577
Ngày cấp bằng
14/3/23
Số km
140
Động cơ
4,052 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước mắt thì có thể khó khăn cho các bạn học sinh. Nhưng đây cũng là cơ hội cho các trường ngoài công lập, các nhà đầu tư giáo dục. Nói chung giáo dục cũng nên có sự cạnh tranh về chất lượng mới mong tốt lên được. Quan điểm cá nhân của em.
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,171
Động cơ
587,466 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Trường công đầy ra mà , có thiếu đâu. Ai bảo nhao vào trường điểm làm gì . Về các trường khu tây mỗ thi đậu luôn .
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Trường công đầy ra mà , có thiếu đâu. Ai bảo nhao vào trường điểm làm gì . Về các trường khu tây mỗ thi đậu luôn .
Cụ nghĩ sao nếu con cụ đi từ Hoàn Kiếm về Tây Mỗ hằng ngày.
Trường trạm là phải tiện lợi chứ.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,873
Động cơ
655,925 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Phường Dịch vọng nhà em thuộc diện nhiều chung cư của quận CG. 2 năm trước được thêm 1 trường cấp 1, 1 trường cấp 2, đáp ứng đủ nguyện vọng học cấp 1-2 công. Tuy nhiên cấp 3 công thì em không thấy nở thêm trường nào trên địa bàn CG.
 

hongbinh

Xe buýt
Biển số
OF-502195
Ngày cấp bằng
1/4/17
Số km
618
Động cơ
307,280 Mã lực
Em lại nghĩ theo hướng khác, đâu phải công lập là tốt và dân lập là kém mà phải chen chân. Rõ ràng nhà nước không thể “công” hoá toàn bộ hệ thống giáo dục, thì đương nhiên phải có một tỷ lệ tư thục. Nhiều trường tư thục hiện nay có chất lượng tốt ngang hoặc thậm chí cao hơn các trường công, học phí thì chắc chắn cao nhưng cũng có một bộ phận dân cư chấp nhận chi trả và thấy xứng đáng. Điều đáng nói ở đây phải là tình hình học phí quá thấp của hệ trường công, dẫn đến nhà nước phải oằn mình gánh các trường. Nếu như các trường công cho phép thu học phí đủ để chi, nhà nước chỉ đầu tư ban đầu, thì khoảng cách hệ thống công, tư sẽ được rút ngắn và có lợi cho cả cộng đồng. Bài toán này tương tự bài toán bệnh viện công, dân thì lúc nào cũng muốn “ngon bổ rẻ” mà nhà nước thì lấy đâu ra tiền để đầu tư.
theo bạn thế nào là thu đủ, trường công là hoạt động chủ yếu từ ngân sách NN( từ thuế của dân đóng đấy) còn TT, DL là kinh doanh, không thể đánh đồng 2 loại đc
 

hongbinh

Xe buýt
Biển số
OF-502195
Ngày cấp bằng
1/4/17
Số km
618
Động cơ
307,280 Mã lực
Cụ là quân truyền thông của bọn tự chủ à. E đang muốn chửi cái thằng bộ gd chơi cái trò tự chủ với lý luận là phải thu đủ bù chi.
Vâng thưa với đồng chí là chính bộ dục là cái thằng có ý đồ tư hoá giáo dục và để mở rộng “thị trường” thì nó không thèm xin ngân sách xây trường mới dù quỹ đất là có. Thế nào là thu đủ bù chi? Chi cho cái gì? Đừng có nói mấy lời không căn cứ. Nhà nước không hề đề nghị giảm chi cho giáo dục, giảm biên chế giáo dục mà bắt nguồn từ bộ giáo dục bỏ rơi hệ thống công lập, còn dám vẽ ra trường công lập tự chủ.
Mỗi lần nói về giáo dục với y tế muốn đấm ghê
em cũng nghĩ giống cụ
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Em lại nghĩ theo hướng khác, đâu phải công lập là tốt và dân lập là kém mà phải chen chân. Rõ ràng nhà nước không thể “công” hoá toàn bộ hệ thống giáo dục, thì đương nhiên phải có một tỷ lệ tư thục. Nhiều trường tư thục hiện nay có chất lượng tốt ngang hoặc thậm chí cao hơn các trường công, học phí thì chắc chắn cao nhưng cũng có một bộ phận dân cư chấp nhận chi trả và thấy xứng đáng. Điều đáng nói ở đây phải là tình hình học phí quá thấp của hệ trường công, dẫn đến nhà nước phải oằn mình gánh các trường. Nếu như các trường công cho phép thu học phí đủ để chi, nhà nước chỉ đầu tư ban đầu, thì khoảng cách hệ thống công, tư sẽ được rút ngắn và có lợi cho cả cộng đồng. Bài toán này tương tự bài toán bệnh viện công, dân thì lúc nào cũng muốn “ngon bổ rẻ” mà nhà nước thì lấy đâu ra tiền để đầu tư.
Em nói thế này nhé, em đang có những đứa con tuổi ăn tuổi học, học trường công mà đã đủ thứ phí và lệ phí rồi (dĩ nhiên là dưới dạng đơn xin, cam kết,.. nhưng đố không theo đấy), bộ giáo dục giờ không còn như xưa nữa, nghề giáo cũng không còn được tôn trọng như xưa. Giờ tự chủ nữa thì em nghĩ vai trò của Bộ giáo dục sẽ không còn, có thể phải cơ cấu tư nhân hóa lại thì may ra mới lãnh đạo được khối tự chủ giáo dục như cụ nêu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top