1. Nói chính xác thì nhà mạng không quản lý sđt mà là quản lý thuê bao thông qua số IMSI của sim và IMEI của khe cắm sim trên điện thoại.
2. Việc có số đt hay IMEI không liên quan gì đến cơ chế thu thập dữ liệu theo thời gian thực hay theo sự kiện (nghe gọi/ nhắn tin/ bật tắt đt...)
IMSI - International Mobile Subscriber Identity: là số nhận dạng của sim, đảm bảo điều kiện là duy nhất, dùng để nhà mạng quản lý thuê bao.
IMEI - International Mobile Equipment Identity: là số nhận dạng của thiết bị di động, cũng đảm bảo điều kiện là duy nhất và dùng để nhà mạng quản lý thuê bao. Ở đây lưu ý imei của điện thoại như chúng ta hay gọi ko phải là của chính cái đt đó, mà chính xác là của khe sim trên cái đt. Ví dụ đt có 2 sim sẽ có 2 số IMEI.
Thời 2008 mạng di động ở VN là 2G, cấu trúc mạng bao gồm 4 thành phần chính: điện thoại (đt), các trạm bts (bss), các trung tâm xử lý chính (nss) và các trạm vận hành/hỗ trợ (oss). Quá trình khi lắp 1 sim chưa kích hoạt vào điện thoại sẽ gửi ISIM và IMEI tới BSS, sau đó được chuyển cho NSS xử lý, xác thực thuê bao, lưu thông tin người dùng, bao gồm số IMSI, IMEI, số đt và mã vị trí (LAC) của các BTS kết nối tới đt. NSS sau đó gửi mã vị trí (LAC) này cho đt và được lưu vào sim.
- Sau khi kích hoạt, khi nghe gọi/nhắn tin đt sẽ gửi số IMSI, IMEI và LAC này tới NSS qua BSS để xác thực người dùng và cập nhật vị trí vào hệ thống và vào sim của đt. Quá trình này cũng được thực hiện tương tự khi người dùng đt di chuyển qua lại giữa các khu vực địa lý hoặc bật tắt máy (mục đích chính của việc quản lý vị trí này là để kết nối sóng lúc nào cũng tốt nhất và không bị đứt sóng khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác). Ngoài ra quá trình còn được thực hiện tự động theo 1 chu kỳ thời gian, ví dụ ngồi 1 chỗ nhưng thấy điện thoại tự cập nhật cường độ sóng sau 1 khoảng thời gian. Nhưng tất cả đều không phải theo thời gian thực, và không liên quan đến thời điểm nào thu thập dữ liệu gì, mà nhà mạng sẽ có tất cả thông tin về thuê bao như nói trên, miễn là gắn sim vào 1 con điện thoại còn hoạt động.
- CSDL nhà mạng có nhiều kiểu như CSDL của VLR, HLR hay dữ liệu thô của BSS. Theo cái cụ nói em nghĩ cụ đang nhắc về CDR - Call Detail Record là các bản ghi chi tiết các sự kiện được tạo ra bởi MSC trong NSS, là dữ liệu có thể truy xuất thông tin thuê bao nhanh và dễ dàng nhất. Có gần 20 loại bản ghi kiểu này, thông thường các nhà mạng sẽ bật cho mấy loại chính như: bản ghi cuộc gọi đi / đến, bản ghi sms đi / đến, bản ghi cập nhật vị trí HLR và VLR. Tại các bản ghi này sẽ bắt buộc phải lưu: số IMSI, số IMEI, số đt, mã vị trí đt kết nối với BSS hiện tại, thời điểm cập nhật vị trí, và 1 số thông tin khác. Các bản ghi cuộc gọi được cập nhật khi thuê bao thực hiện nghe/gọi, tương tự với sms. Các bản ghi cập nhật vị trí được thực hiện khi bật/tắt đt hoặc di chuyển đt đến 1 vùng có LAC mới. Thời gian lưu trữ khoảng từ 6 tháng tới 1 vài năm.
Kết luận của cụ về thời gian thực không mang ý nghĩa gì cả
, còn rõ ràng tháo sim té đi chỗ khác thì chỉ biết được khu vực và thời điểm cuối cùng trước khi tháo. Nhưng chỉ cần những tính năng cơ bản như em nói trên thôi, vẫn áp dụng vào vụ án này được nhiều cái em sẽ chém sau.
P/S: quản lý theo tỉnh/thành phố lại càng dễ áp dụng cho vụ án này, nhưng em nghĩ hệ thống cũng từ 1 chỗ mà ra thôi, quản lý kiểu gì thì do mấy ông ý phán, chứ bản thân hệ thống nó vẫn thế.