Cụ ko hiểu thế nào là VSATTP ah.
Ngồi trong Khách sạn máy lạnh ăn phở làm từ nguyên liệuđộc hại vi phạm VSATTP thì an toàn hơn ngồi trên cống ăn phở làm từ nguyên liệu sạch à?
Người dân mỗi khi đi mua thực phẩm, vào quán ăn thì phải tự mang theo thiết bị đo độ độc hại, tồn dư thuốc trừ sâu.... chứa trong thực phẩm để "tự bảo vệ mình" à?
Chính phủ nào care á?
VTV.vn - Singapore cho biết sẽ xử lý nghiêm khắc bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào bán hay cung cấp những sản phẩm thực phẩm không an toàn, có pha trộn với các chất bị cấm.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Cơ quan Quản lý thực phẩm Singapore đã có thông cáo về việc phát hiện chất cấm Sibutramine có trong thành phần của 3 sản phẩm cà phê là KetoDiet Coffee của Malaysia, ChoCo Premix Coffee và V-SHOU Premium Coffee (chưa rõ xuất xứ).
Theo Đạo luật Kinh doanh thực phẩm của Singapore, việc phân phối thực phẩm không an toàn tại đảo quốc này là bất hợp pháp. Cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền lên tới 5.000 SGD (3.700 USD); trường hợp tái phạm sẽ bị tăng hình phạt và có thể bị phạt tù.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, vừa qua Cơ quan quản lý Thực phẩm Singapore (SFA) thông tin về việc Công ty tư nhân Viet-Sin Grocery, có đăng ký kinh doanh tại Singapore từ năm 2020, đã phải chịu mức phạt 36.000 SGD với lý do vận hành trái phép hai kho trữ lạnh, nhập khẩu trái phép một số sản phẩm thịt và hải sản từ Việt Nam.
Theo báo cáo của SFA, công ty Viet-Sin Grocery đã ba lần vi phạm việc vận hành kho lạnh và nhập khẩu trái phép một số sản phẩm thịt và hải sản từ Việt Nam. Ngày 26/04/2022, SFA đã tìm thấy khoảng 1.800 kg thịt, thực phẩm chế biến từ thịt và hải sản được bảo quản trong một kho lạnh không có giấy phép vào tại Gambas Crescent.
Tiếp đó, ngày 15/3/2023, SFA phát hiện thêm một kho lạnh khác đang hoạt động không có giấy phép tại Woodlands Close, lưu trữ khoảng 1.240 kg thịt, thực phẩm chế biến từ thịt và hải sản.
Mới nhất, khoảng 37 kg sản phẩm thịt các loại đã bị phát hiện đang phân phối tại một cửa hàng tạp hóa ở Woodlands. Hai kho lạnh và cửa hàng tạp hóa nói trên đều do công ty Viet-Sin điều hành. Các sản phẩm nêu trên được xác nhận là nhập khẩu từ Việt Nam, không có giấy phép nhập khẩu hợp lệ và có nguồn gốc chưa được công nhận.
Hiện tại, SFA đã thu giữ toàn bộ tang vật. Vụ việc này đã được thông báo trên website chính thức của SFA có kèm theo hình ảnh một số mặt hàng nhập khẩu trái phép từ Việt Nam.