[Funland] Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm

hale0285

Xe hơi
Biển số
OF-526690
Ngày cấp bằng
13/8/17
Số km
141
Động cơ
173,560 Mã lực
Tuổi
39
em đi bán mấy cái bằng lên núi chăn đây
 

thoaiv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-487254
Ngày cấp bằng
7/2/17
Số km
538
Động cơ
195,420 Mã lực
Tuổi
49
em đi bán mấy cái bằng lên núi chăn đây
Có bằng mà ít kiến thức thì vứt béng bằng đi cho xong cụ ạ. Còn cụ nhiều kiến thức thì chẳng cần gì đến bằng cấp
 

yensao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481531
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
695
Động cơ
199,979 Mã lực
Tuổi
35
Em hóng để học hỏi
 

xxcodaixx

Xe tăng
Biển số
OF-310758
Ngày cấp bằng
6/3/14
Số km
1,133
Động cơ
305,759 Mã lực
em đi lên MC du lịch 1 lần.. cảnh đẹp con người đep.. nhưng xú uế thì ko tả được... lên MC bắt đầu từ nhà anh Tàng trở vào cứ đi dăm mét là xộc lên mùi phân bò... chắc tại mũi e thình quá :(
 

chevroletcruz

Xe điện
Biển số
OF-87626
Ngày cấp bằng
6/3/11
Số km
2,270
Động cơ
426,363 Mã lực
Nơi ở
miền gái đẹp
Chăn lợn mấy năm vừa rồi cũng nhiều người lãi được như vậy đấy,
nhưng ai đã lãi như vậy thì năm nay cũng lại trả đủ.
Nghề nông là 1 nghề mạo hiểm rất cao!
Còn ở Mộc Châu, lãi nhiều là cái nhà máy sữa, mà sữa nguyên liệu chính không phải từ sữa từ mấy con bò nuôi trên ấy, mà lại là sữa bột nhập từ Úc hay New Zealand!
Vì sữa của người dân nuôi bò cũng chỉ đủ uống, suất vào khẩu ạ
 

hòn dấu

Xe buýt
Biển số
OF-418193
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
719
Động cơ
222,733 Mã lực
Tuổi
50
Hôm em về trang trại cam ở Lục ngạn Bắc giang thấy mới hay, cam Canh trồng ở đó rất sai, ngon. Vừa rồi bán khoảng 100 tấn giá xô là 40k/ kg được tầm 4 tỉ, rồi bưởi tầm 30 tấn. Năm doanh thu cao lắm, chi phí cũng ko nhiều lắm
cụ hỏi họ đầu tư hết bao nhiều chưa
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,163
Động cơ
413,974 Mã lực
Khoai lắm , quê em chuối băm thả xuống ao cho cá ăn . Làm nông đất phải rộng chứ tin hin ko ăn thua . Nhà nào có đất đồi trồng keo cứ 1 ha sau năm năm kiếm được 35 tr mà chả phải chăm sóc gì
 

GiaBao13

Xe tăng
Biển số
OF-363901
Ngày cấp bằng
21/4/15
Số km
1,619
Động cơ
268,106 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình-Hà Nội
em đi lên MC du lịch 1 lần.. cảnh đẹp con người đep.. nhưng xú uế thì ko tả được... lên MC bắt đầu từ nhà anh Tàng trở vào cứ đi dăm mét là xộc lên mùi phân bò... chắc tại mũi e thình quá :(
chắc cụ ngửi ko quen
 

GiaBao13

Xe tăng
Biển số
OF-363901
Ngày cấp bằng
21/4/15
Số km
1,619
Động cơ
268,106 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình-Hà Nội
gương sáng thì nhìu,gương tối cũng nhìu,mỗi tội ít ng biết hơn
 

ngonhubu01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-430420
Ngày cấp bằng
16/6/16
Số km
736
Động cơ
220,797 Mã lực
Tuổi
48
Nghe đám lều báo có mà bán nhà ra đê ở

Đọc bài báo của tàu nhanh lá cải viết về gương điển hình của một cu em thằng bạn bỏ về quê .,,, mấy thằng biết chuyện tặc lưỡi chắc thằng anh lại mất toi trăm chai cho tàu nhanh PR cho thằng em
Vì ngày xưa ở phố nó đốt của ông anh nhiều tỷ vào cái startup buôn VLXD, ông anh sợ vợ chửi, hoảng hốt tống về quê kèm theo nhiều tỷ với lời nịnh bợ thôi mày về quê thay anh lo cho bu thầy
 
Chỉnh sửa cuối:

redflame

Xe điện
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
2,392
Động cơ
343,211 Mã lực
em đi lên MC du lịch 1 lần.. cảnh đẹp con người đep.. nhưng xú uế thì ko tả được... lên MC bắt đầu từ nhà anh Tàng trở vào cứ đi dăm mét là xộc lên mùi phân bò... chắc tại mũi e thình quá :(
Công nhận. F1 nhà em hồi bé xem quảng cáo sữa thấy bò chạy tung tăng, đồng cỏ mênh mông xanh mướt, cứ đòi đi MC. Lên đến nơi có vài con bò nhốt trong chuồng, mùi thì kinh khủng, nó cứ bảo do em đến nhầm chỗ :D
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,163
Động cơ
413,974 Mã lực
Người chăm chỉ và có quyết tâm thì mới khởi nghiệp thành công được, chứ nhiều cụ chưa bắt tay làm đã auto chửi thì thành công sao được?
cụ thành công được cái gì chưa mà chắc chắn quá vậy ?
 
Biển số
OF-579553
Ngày cấp bằng
17/7/18
Số km
141
Động cơ
139,910 Mã lực
Tuổi
41
Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm
31/01/2017 06:00 GMT+7
Quan niệm nông dân nuôi bò đi chân đất, không học hành, bằng cấp giờ đã quá lỗi thời. Bởi, tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, rất nhiều cử nhân tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam đã về quê... nuôi bò. Họ thu được hàng tỷ đồng mỗi năm, thậm chí có người lãi tới 2,4 tỷ đồng.


Chiều cuối năm, trong khi nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa tươm tất, chuẩn bị đón cái Tết Đinh Dậu thì anh Phan Doãn Huấn ở tiểu khu 26/7 thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) vẫn khoác bộ quần áo công nhân màu xanh, chân đi ủng, chăm chỉ đẩy xe cỏ khô nhập ngoại cho đàn bò sữa ăn, sau khi chúng vừa được vắt sữa. Thấy chúng tôi, anh Huấn cười ngượng ngùng, lấy tay gãi đầu bối rối rồi mời vào nhà uống ngồi chơi.

Từ trong bếp, vợ anh Huấn bê ra mấy cốc sữa tươi ấm nóng mời mọi người thưởng thức, thay cho nước trà. Chị khoe đây là sữa tươi, được vắt từ những con bò sữa trong trại của gia đình. Đưa cốc sữa lên uống một hơi cạn, anh Huấn chia sẻ, 10 năm chăn bò ở quê, thành quả là ngoài sữa tươi đem bán, gia đình anh còn được uống thoải mái, dùng thay nước hàng ngày.


Anh Huấn bên đàn bò sữa của gia đình
Anh Huấn kể từng tốt nghiệp chuyên ngành điện tử viễn thông tại Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó đi làm cho một công ty với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Sau 6 tháng làm đúng chuyên ngành được học, anh quyết định xin nghỉ việc, về quê kế nghiệp nuôi bò sữa của gia đình.

Hồi 2008, khi mới về quê, đàn bò nhà anh vỏn vẹn chỉ 35 con. Đến bây giờ, sau 8 năm, con số này là 120 con, gấp gần 4 lần. Trong đó, có 44 con đang cho sữa, với 1,2-1,3 tấn/ngày. Tính ra, mỗi tháng anh đút túi hơn 200 triệu đồng tiền lãi.

Nhìn lại cơ ngơi khang trang với đàn bò béo tốt đang độ cho sữa của mấy anh chị em trong nhà, anh Huấn thừa nhận, để có khoản thu nhập ổn định như trên là không hề đơn giản. Hàng ngày, mấy anh chị em trong gia đình phải dậy từ 4 giờ sáng để vắt sữa bò, cắt cỏ, dọn chuồng trại, cho bò ăn, đến tầm 6-7 giờ tối mới kết thúc.

Đều đặn 365 ngày trong năm, ngày nào cũng như ngày nào, nắng cũng như mưa, lúc nào các thành viên trong gia đình anh cũng tất bật với con bò, chẳng khác gì chăm con mọn. Song, nhờ đó mà gia đình anh được ấm no, thu nhập ổn định với 2,4 tỷ đồng/năm (chia đều cho các thành viên).

“Những năm đầu tiên, tiền lãi được ưu tiên để đầu tư trang thiết bị, máy móc vào phục vụ cho quá trình chăn nuôi, giúp giảm bớt sức người, mở rộng đàn bò. Song gần đây, số lượng bò tăng lên mức ổn định, tiền lãi từ nuôi bò được ưu tiên cho việc tích lũy, gia đình người em cũng sắm được chiếc ô tô con tiện bề đi lại”, anh Huấn khoe.


Nguồn thu từ đàn bò sữa giúp gia đình anh có cuộc sống đủ đầy, còn mua được xe ô tô
Kiến thức đại học chưa bao giờ thừa

Anh Huấn chia sẻ, khi quyết định bỏ việc để về quê chăn bò, bạn bè anh ai cũng can ngăn, nói sau này có thể sẽ phải hối hận vì bỏ phí mấy năm trời ăn học.

Song, theo anh, học thì không bao giờ thừa. Có thể, công việc chăn bò không liên quan đến chuyên ngành được đào tạo, nhưng nhờ có kiến thức, anh và gia đình biết áp dụng, đưa máy móc hiện đại vào việc nuôi bò; cách nhìn, tư tưởng cũng tiến bộ hơn so với thời bố mẹ anh rất nhiều.


Đơn cử, hồi mới tiếp nhận trang trại bò sữa, số tiền lãi thu được anh dồn vào tập trung đầu tư máy móc hiện đại như máy cắt cỏ, máy băm thái,... giúp giảm bớt sức lao động mà công việc đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Trước đó, trang trại chỉ có 35 con bò mà cần tới cả chục lao động, làm việc cật lực không có thời gian nghỉ ngơi vì cắt, băm thái cỏ bằng tay. Giờ, anh sắm cả loạt máy móc, chỉ cần một người điều khiển trong vòng 1 tiếng có thể bằng sức 3 người làm cả một ngày. Thế nên, dù trang trại đang nuôi 120 con bò, anh cũng chỉ cần 6 nhân công lao động.

Hay, khi cần, anh có thể lên mạng tìm hiểu kiến thức về nuôi bò, tham khảo những mô hình chăn nuôi điển hình để học hỏi kinh nghiệm.

Kết quả, sau gần 10 năm cắt cỏ nuôi bò sữa ở quê, anh thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình, kể cả khi suốt ngày phải đầu tắt mặt tối với những con bò sữa.

Ngoài ra, anh Huấn cũng bật mí, 4 người em còn lại của anh sau khi tốt nghiệp cao đẳng cũng về quê, quyết định gắn bó với con bò sữa.


Vận dụng những kiến thức tích lũy từ những năm Đại học, hộ nuôi bò của anh Cường có hiệu quả năng suất vượt trội
Tương tự, anh Nguyễn Nhật Cường, chủ một trang trại 70 con bò sữa tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, cũng chia sẻ, cách đây 5 năm, anh từng là cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân. Ra trường, anh có việc làm ổn định. Thế nhưng, anh vẫn quyết định bỏ việc, lên Mộc Châu nuôi bò vì đam mê.

Anh kể nhờ có cơ hội lên Mộc Châu mấy lần, lần nào anh cũng được vào các trang trại bò sữa xem người ta cắt cỏ, cho bò ăn, vắt sữa bò. Anh xem đến mê mẩn. Từ đó, anh nảy ra ý định bỏ quê lên đây đầu tư nuôi bò sữa.

Ban đầu, anh và gia đình bỏ ra 1,2 tỷ đồng mua lại một trang trại có 17 con cả bò lẫn bê để nuôi. Về sau, đàn bò mẹ đẻ ra bê cái, anh để nuôi tất. 5 năm, đàn bò của anh đã lên đến 70 con.

“Mọi người mới đầu cũng nói ra nói vào chuyện tôi học đại học mà lại chọn đi nuôi bò. Nhưng tôi thấy thích và quan trọng hơn, những kiến thức tôi học có thể vận dụng được vào quá trình chăn nuôi của mình dù không nhiều lắm”, anh Cường chia sẻ.

Anh cũng tiết lộ, dù chưa mua được xe hơi như những gia đình khác, song, nhờ đàn bò sữa, mỗi tháng anh có thể đút túi cả 100 triệu đồng tiền lãi sau khi trừ hết chi phí. Một năm, anh đút két tới 1,2 tỷ đồng.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/cu-nhan-vien-thong-ve-que-chan-bo-dut-ket-hon-2-ty-nam-353776.html
cố gắng lên các cụ! chúc CCCM ai cũng sớm thành công! chân thành!
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm
31/01/2017 06:00 GMT+7
Quan niệm nông dân nuôi bò đi chân đất, không học hành, bằng cấp giờ đã quá lỗi thời. Bởi, tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, rất nhiều cử nhân tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam đã về quê... nuôi bò. Họ thu được hàng tỷ đồng mỗi năm, thậm chí có người lãi tới 2,4 tỷ đồng.


Chiều cuối năm, trong khi nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa tươm tất, chuẩn bị đón cái Tết Đinh Dậu thì anh Phan Doãn Huấn ở tiểu khu 26/7 thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) vẫn khoác bộ quần áo công nhân màu xanh, chân đi ủng, chăm chỉ đẩy xe cỏ khô nhập ngoại cho đàn bò sữa ăn, sau khi chúng vừa được vắt sữa. Thấy chúng tôi, anh Huấn cười ngượng ngùng, lấy tay gãi đầu bối rối rồi mời vào nhà uống ngồi chơi.

Từ trong bếp, vợ anh Huấn bê ra mấy cốc sữa tươi ấm nóng mời mọi người thưởng thức, thay cho nước trà. Chị khoe đây là sữa tươi, được vắt từ những con bò sữa trong trại của gia đình. Đưa cốc sữa lên uống một hơi cạn, anh Huấn chia sẻ, 10 năm chăn bò ở quê, thành quả là ngoài sữa tươi đem bán, gia đình anh còn được uống thoải mái, dùng thay nước hàng ngày.


Anh Huấn bên đàn bò sữa của gia đình
Anh Huấn kể từng tốt nghiệp chuyên ngành điện tử viễn thông tại Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó đi làm cho một công ty với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Sau 6 tháng làm đúng chuyên ngành được học, anh quyết định xin nghỉ việc, về quê kế nghiệp nuôi bò sữa của gia đình.

Hồi 2008, khi mới về quê, đàn bò nhà anh vỏn vẹn chỉ 35 con. Đến bây giờ, sau 8 năm, con số này là 120 con, gấp gần 4 lần. Trong đó, có 44 con đang cho sữa, với 1,2-1,3 tấn/ngày. Tính ra, mỗi tháng anh đút túi hơn 200 triệu đồng tiền lãi.

Nhìn lại cơ ngơi khang trang với đàn bò béo tốt đang độ cho sữa của mấy anh chị em trong nhà, anh Huấn thừa nhận, để có khoản thu nhập ổn định như trên là không hề đơn giản. Hàng ngày, mấy anh chị em trong gia đình phải dậy từ 4 giờ sáng để vắt sữa bò, cắt cỏ, dọn chuồng trại, cho bò ăn, đến tầm 6-7 giờ tối mới kết thúc.

Đều đặn 365 ngày trong năm, ngày nào cũng như ngày nào, nắng cũng như mưa, lúc nào các thành viên trong gia đình anh cũng tất bật với con bò, chẳng khác gì chăm con mọn. Song, nhờ đó mà gia đình anh được ấm no, thu nhập ổn định với 2,4 tỷ đồng/năm (chia đều cho các thành viên).

“Những năm đầu tiên, tiền lãi được ưu tiên để đầu tư trang thiết bị, máy móc vào phục vụ cho quá trình chăn nuôi, giúp giảm bớt sức người, mở rộng đàn bò. Song gần đây, số lượng bò tăng lên mức ổn định, tiền lãi từ nuôi bò được ưu tiên cho việc tích lũy, gia đình người em cũng sắm được chiếc ô tô con tiện bề đi lại”, anh Huấn khoe.


Nguồn thu từ đàn bò sữa giúp gia đình anh có cuộc sống đủ đầy, còn mua được xe ô tô
Kiến thức đại học chưa bao giờ thừa

Anh Huấn chia sẻ, khi quyết định bỏ việc để về quê chăn bò, bạn bè anh ai cũng can ngăn, nói sau này có thể sẽ phải hối hận vì bỏ phí mấy năm trời ăn học.

Song, theo anh, học thì không bao giờ thừa. Có thể, công việc chăn bò không liên quan đến chuyên ngành được đào tạo, nhưng nhờ có kiến thức, anh và gia đình biết áp dụng, đưa máy móc hiện đại vào việc nuôi bò; cách nhìn, tư tưởng cũng tiến bộ hơn so với thời bố mẹ anh rất nhiều.


Đơn cử, hồi mới tiếp nhận trang trại bò sữa, số tiền lãi thu được anh dồn vào tập trung đầu tư máy móc hiện đại như máy cắt cỏ, máy băm thái,... giúp giảm bớt sức lao động mà công việc đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Trước đó, trang trại chỉ có 35 con bò mà cần tới cả chục lao động, làm việc cật lực không có thời gian nghỉ ngơi vì cắt, băm thái cỏ bằng tay. Giờ, anh sắm cả loạt máy móc, chỉ cần một người điều khiển trong vòng 1 tiếng có thể bằng sức 3 người làm cả một ngày. Thế nên, dù trang trại đang nuôi 120 con bò, anh cũng chỉ cần 6 nhân công lao động.

Hay, khi cần, anh có thể lên mạng tìm hiểu kiến thức về nuôi bò, tham khảo những mô hình chăn nuôi điển hình để học hỏi kinh nghiệm.

Kết quả, sau gần 10 năm cắt cỏ nuôi bò sữa ở quê, anh thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình, kể cả khi suốt ngày phải đầu tắt mặt tối với những con bò sữa.

Ngoài ra, anh Huấn cũng bật mí, 4 người em còn lại của anh sau khi tốt nghiệp cao đẳng cũng về quê, quyết định gắn bó với con bò sữa.


Vận dụng những kiến thức tích lũy từ những năm Đại học, hộ nuôi bò của anh Cường có hiệu quả năng suất vượt trội
Tương tự, anh Nguyễn Nhật Cường, chủ một trang trại 70 con bò sữa tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, cũng chia sẻ, cách đây 5 năm, anh từng là cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân. Ra trường, anh có việc làm ổn định. Thế nhưng, anh vẫn quyết định bỏ việc, lên Mộc Châu nuôi bò vì đam mê.

Anh kể nhờ có cơ hội lên Mộc Châu mấy lần, lần nào anh cũng được vào các trang trại bò sữa xem người ta cắt cỏ, cho bò ăn, vắt sữa bò. Anh xem đến mê mẩn. Từ đó, anh nảy ra ý định bỏ quê lên đây đầu tư nuôi bò sữa.

Ban đầu, anh và gia đình bỏ ra 1,2 tỷ đồng mua lại một trang trại có 17 con cả bò lẫn bê để nuôi. Về sau, đàn bò mẹ đẻ ra bê cái, anh để nuôi tất. 5 năm, đàn bò của anh đã lên đến 70 con.

“Mọi người mới đầu cũng nói ra nói vào chuyện tôi học đại học mà lại chọn đi nuôi bò. Nhưng tôi thấy thích và quan trọng hơn, những kiến thức tôi học có thể vận dụng được vào quá trình chăn nuôi của mình dù không nhiều lắm”, anh Cường chia sẻ.

Anh cũng tiết lộ, dù chưa mua được xe hơi như những gia đình khác, song, nhờ đàn bò sữa, mỗi tháng anh có thể đút túi cả 100 triệu đồng tiền lãi sau khi trừ hết chi phí. Một năm, anh đút két tới 1,2 tỷ đồng.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/cu-nhan-vien-thong-ve-que-chan-bo-dut-ket-hon-2-ty-nam-353776.html
em chỉ xợ 1 năm xau khi có bài báo này, thì có bài báo khác kêu gọi giải cưu sữa :))
 

TOpmot0099

Xe tải
Biển số
OF-492543
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
270
Động cơ
191,750 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Lội
Âu cũng là cổ súy cho làm ăn lương thiện, chẳng có gì xấu xa cả. em thấy lều báo kệ lều báo tuyên truyền những cái hay là đc
 

Mrcuu

Xe tải
Biển số
OF-476983
Ngày cấp bằng
14/12/16
Số km
206
Động cơ
198,316 Mã lực
Tuổi
37
Rất ngưỡng mộ nhưng người như anh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top