- Biển số
- OF-180039
- Ngày cấp bằng
- 5/2/13
- Số km
- 1,298
- Động cơ
- 545,468 Mã lực
Em thích Một Vũ Tiến Trương Thanh, có tuyệt kỹ chuyên ném đá dấu tay, bây giờ em thấy có rất nhiều người học môn này lắm.
em cũng thích Lý Sư Sư hihiE thích Lý Sư Sư ạ
Nói chung mỗi người 1 quan điểm, thik 1 tính cách, thik 1 nhân vật thôi,Lý thiên vương Tiều cái mà không đoản mệnh có lẽ nhà Tống sớm kết thúc. Còn Tống giang thì là bậc "ngu trung" chỉ được cái sống tốt với ae quên cả gđ nên được giới giang hồ tôn sùng.
chuẩn luân, em đề nghị các cụ bàn vào vấn đề chính là nội dung cốt chuyện và bàn luận về anh hùng thời loạn ạ. Tùy quan điểm các cụ thôi ạ. Nhưng em thấy bác chủ thớt mở cái thớt này đề chia sẻ đam mê. Các cụ đừng bàn những chuyện ko đâu, nhạt thớt mà lại tốn tài nguyên ạ.Mấy cụ gì gì cứ nói không liên quan đến truyện, nhạt quá!
cụ có link ko gửi cho anh em với ạTôi vừa xem xong bộ phim thủy hử 2011 HD cũng thấy diễn xuất được,, nhân vật chọn theo nhân vật của truyện
liệu các chú khựa tướng lĩnh oánh biên giới phía bắc mềnh có phải con cháu của 108 vị khựa anh hùng trên không các cụ nhỉ, mị.a khựa hết!Kết cục đáng thương của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc
Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu xâm phạm bờ cõi nhà Tống. Quân Lương Sơn thắng quân Liêu liên tiếp nhiều trận, sắp tiến đến kinh đô nước Liêu thì vua Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hòa và hạ lệnh Tống Giang rút quân.
Trở về, triều đình lại phái quân Lương Sơn đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác của Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Với đội ngũ thiện chiến, tài năng, quân Lương Sơn dưới cờ hiệu của triều đình nhà Tống đã dẹp được cả 3 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn này.
Khi đánh quân Liêu và các cuộc khởi nghĩa nông dân khác của Điền Hổ, Vương Khánh, họ toàn thắng và không có tướng lãnh nào tử vong. Tuy nhiên, khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng. Và khi giặc giã không còn, nhà Tống tìm cách trừ khử họ.
Kết cục
Sự suy giảm quân số chỉ diễn ra khi quân Lương Sơn đụng độ quân Phương Lạp. Cho tới khi hạ đội quân này và bắt sống thủ lĩnh của họ (Võ Tòng bắt được Phương Lạp), các anh hùng Lương Sơn Bạc bị tổn thất rất nhiều.
Trong 108 người, 5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về; 103 người tham dự cuộc chiến với Phương Lạp thì có 76 người bị tử trận hoặc không trở về triều nhận quan tước, 27 người trở về triều.
Những người chết
Tổng số có 69 người chết, trong đó:
1. Tướng chết trận:
59 người, bao gồm:
15 chánh tướng:
Tần Minh, Từ Ninh, Đổng Bình, Trương Thanh, Lưu Đường, Sử Tiến, Sách Siêu, Trương Thuận, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Lôi Hoành, Thạch Tú, Giải Trân, Giải Bảo.
44 phó tướng:
Tống Vạn, Tiêu Đĩnh, Đào Tông Vượng, Hàn Thao, Bành Kỷ, Trịnh Thiên Thọ, Tào Chính, Vương Định Lục, Tuyên Tán, Khổng Lượng, Thi Ân, Hách Tư Văn, Đặng Phi, Chu Thông, Cung Vượng, Bao Húc, Đoàn Cảnh Trụ, Hầu Kiện, Mạnh Khang, Vương Anh, Hỗ Tam Nương, Hạng Sung, Lý Cổn, Yến Thuận, Mã Lân, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Lã Phương, Quách Thịnh, Âu Bằng, Trần Đạt, Dương Xuân, Úc Bảo Tứ, Lý Trung, Tiết Vĩnh, Lý Văn, Thạch Dũng, Đỗ Thiên, Đinh Đắc Tôn, Trâu Uyên, Lý Lập, Thang Long, Sái Phúc, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương
2. Các chánh phó tướng ốm chết dọc đường:
10 người, gồm:
5 chánh tướng:
Lâm Xung, Dương Chí, Trương Hoành, Mục Hoằng, Dương Hùng.
5 phó tướng:
Khổng Minh, Chu Quý, Chu Phú, Thời Thiên, Bạch Thắng.
Những người sống
Còn lại 39 người sống sau khi dẹp Phương Lạp, nhưng kết cục cũng khác nhau, không phải ai cũng được trọn vẹn
1. Tướng không muốn ra làm quan và đã bỏ đi trên đường về kinh
4 người:
2 chánh tướng:
Yến Thanh, Lý Tuấn
Trong Thủy hử truyện, sau này Lý Tuấn trở thành vua Xiêm La.
2 phó tướng:
Đồng Uy, Đồng Mãnh.
Hai tướng này cùng sang Xiêm La với Lý Tuấn
2. Những trường hợp không về khác
Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng ở lại chùa Lục Hòa (Hàng Châu) theo nghiệp tu hành.
Võ Tòng sau sống ngoài 80 tuổi, Lỗ Trí Thâm chết tại chùa này chỉ một thời gian ngắn sau khi thắng Phương Lạp.
Công Tôn Thắng từ giã Lương Sơn ngay trước khi ra quân tấn công Phương Lạp và theo La Chân Nhân tu hành ở Kế Châu
3. Những tướng trở về và nhận chức phong
Còn 27 tướng lĩnh Lương Sơn trở về và nhận chức phong của triều đình, gồm:
12 chánh tướng:
Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Ngô Dụng, Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Hoa Vinh, Sài Tiến, Lý Ứng, Chu Đồng, *** Tông, Lý Quỳ, Nguyễn Tiểu Thất.
15 phó tướng:
Chu Vũ, Hoàng Tín, Tôn Lập, Phàn Thuỵ, Lăng Chấn, Bùi Tuyên, Tưởng Kinh, Đỗ Hưng, Tống Thanh, Trâu Nhuận, Sái Khánh, Dương Lâm, Dương Xuân, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu.
4. Tướng đã ở kinh từ trước hoặc được lệnh gọi về
5 phó tướng:
An Đạo Toàn, Hoàng Phủ Đoan, Kim Đại Kiện, Tiêu Nhượng, Nhạc Hòa.
Số mệnh khác nhau của 32 người này sau khi về kinh mới là đa dạng nhất, không chỉ nói lên sự bội bạc của triều đình nhà Tống đối với công thần, mà còn lột tả tận cùng tính cách của từng người. Cho tới đoạn kết cục này, độc giả mới thực sự nhìn ra chân tướng của tất cả các anh hùng Lương Sơn Bạc.
Số Phận Của 32 Vị Tướng Còn Lại.
+ Tống Giang ngu trung, tự sát theo mệnh lệnh của vua. Hơn thế, sợ Lý Quỳ sẽ làm phản để báo thù cho mình, ông buộc Lý Quỳ phải uống rượu độc để cùng chết.
+ Lư Tuấn Nghĩa bị triều đình đầu độc chết.
+ Ngô Dụng và Hoa Vinh, sau khi mang xác Tống Giang và Lý Quỳ đi chôn, cũng treo cổ tự vẫn ở cùng
chỗ 2 ngôi mộ. Cái chết của Ngô - Hoa đầy bi phẫn.
+Quan Thắng nhận chức, sau bị tai nạn ngã ngựa chết.
+ Lý Ứng, Sài Tiến nhận chức một thời gian rồi từ chức về quê.
+ *** Tông nhận chức rồi từ chức về làm thủ từ ở Thái An
+ Nguyễn Tiểu Thất, Tống Thanh, Mục Xuân, Trâu Nhuận, Tôn Tân, Tôn Lập, Cố Đại Tẩu, Tưởng Kính về kinh nhưng không nhận chức mà trở về quê.
+ Chu Vũ và Phàn Thuỵ bỏ đi làm đạo sĩ, ngao du thiên hạ.
+ Chu Đồng và Hô Duyên Chước còn làm tướng chống quân nhà Kim sau này (Hô Duyên Chước tử trận). Lăng Chấn cũng tiếp tục phục vụ triều đình trong chiến trận.
+ Dương Lâm, Bùi Tuyên cùng về suối An Lạc giữ chức tiểu lại.
+ Hoằng Tín làm quan ở Thanh Châu
+ An Đạo Toàn ở lại Viện thái y làm thày thuốc
+ Hoàng Phủ Đoan lại đi giữ ngựa cho triều đình
+ Kim Đại Kiện làm ngự bảo giám
+ Nhạc Hòa phục vụ trong phủ phò mã
+ Tiêu Nhượng làm văn thư trong phủ gian thần Sái Kinh
Trong 32 người, 3 người bị triều đình sát hại; 2 người tự vẫn vì phẫn chí; 12 người về tới kinh nhưng vẫn không nhận chức, bỏ về quê cũ hoặc đi làm đạo sĩ; 3 người nhận chức rồi sau đó từ chức vì không thích bon chen ở chốn quan trường nhiều gian thần; 13 người tiếp tục phục vụ triều đình.
Các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc
Các anh hùng Lương Sơn Bạc thường được nhắc tới gồm có 108 người, tuy nhiên trên thực tế phải là 109 người, nếu tính cả Tiều Cái. Xa hơn nữa, chủ trại đầu tiên là Vương Luân, song Vương Luân nhanh chóng bị trừ khử không đóng vai trò gì đối với sự phát triển của Lương Sơn Bạc và do đó không được nhắc tới và không được tính vào hàng ngũ các anh hùng Lương Sơn.
Mặc dù Tiều Cái không chính thức thuộc về 108 anh hùng Lương Sơn Bạc vì trúng tên chết sớm ở trại Tăng Đầu, nhưng xét ra Tiều Cái là người lãnh tụ đầu tiên từ lúc Lương Sơn mới mở. Đối với các anh hùng Lương Sơn Bạc, từ Tống Giang trở đi, Tiều Cái là thủ lĩnh tối cao và nếu không vì cái chết của Tiều Cái, Tống Giang có thể không trở thành thủ lĩnh của Lương Sơn
108 thủ lĩnh Lương Sơn gồm có 36 vị sao Thiên Cương và 72 vị Địa sát, đứng đầu là Tống Giang và cuối cùng là Đoàn Cảnh Trụ
Tào Tháo xuất hiện ở tập bao nhiêu mà em ko nhớ nhỉem thì em lại thích Tào Tháo ạ, con người ấy tuy gian xảo nhưng mà có trí, có dũng, dám nghĩ, dám làm. Anh hùng thời loạn thường lắm tật, nhưng cũng phải như thế thì mới bình thiên hạ được ạ.
Lúc La Quán Trung dạy cho Thi Nại Am họcTào Tháo xuất hiện ở tập bao nhiêu mà em ko nhớ nhỉ
Phim nó thế cụ ạ. Truyện thì A Giang phải bắt Chú Quỳ uống vì ông này hay làm càn, sợ a Giang chết sẽ trả thù!Cụ PHONGT668 ơi , em xem phim thấy khi Tống Giang uống rượu độc rồi thì Lý Quỳ mới đến và khi Tống Giang đang trăn trối với Lý Quỳ thì khi quay mặt lại chính Lý Quỳ đã tự uống rượu độc để chết cùng mà . Lúc đó Tống Giang đã vô cùng đau lòng , can Lý Quỳ và nói rượu này đệ k dc uống mà . Cụ lại nói là Tống Giang ép Lý Quỳ để cùng chết. Lẽ nào giữa phim và truyện lại khác nhau như thế? Các cụ giải thích em với ạ.
phim thùy hử có 2 phiên bảnPhim nó thế cụ ạ. Truyện thì A Giang phải bắt Chú Quỳ uống vì ông này hay làm càn, sợ a Giang chết sẽ trả thù!
Có hảo hán bằng Lỗ mít Thâm không cụ!E thích Võ Tòng
Hảo hớn thứ thiệt