Giả thì dù tốt đến mấy nó vẫn là giả. Nếu thật sự có 1 nơi nào đó làm ra được hàng đủ tốt thì họ chả cần làm giả nữa mà làm hẳn 1 thương hiệu mới của chính mình. Nếu nó đủ tốt và giá hợp lý thì lại bán được thôi.
Vấn đề ở đây là hàng chất lượng không đủ tốt (về chất lương hoặc về thương hiệu) mà muốn bán với giá cao nên nó mới làm giả các hãng đã có tên tuổi
Cái ý cụ nói thì chỉ đúng ở giai đoạn sau của hàng giả. Vì thực sự như các cụ nói hàng hiệu nó tốn rất nhiều chi phí thương hiệu, makerting trong giá bán cuối cùng. Còn nếu hàng giả họ làm được chất lượng được như hàng thật( tính chất lượng nguyên liệu và mức độ hoàn thiện như hàng thật đi) thì dĩ nhiên họ vẫn làm giả tuồn ra thị trường, bán rẻ hơn hàng hiệu 1 chút thì vẫn có lợi nhuận cao so với giá thành sản xuất.
Thực sự mà nói trong nhiều sản phẩm công nghiệp đã phải phân biệt bằng tem, hoặc imei từ nhà sản xuất, vì hàng giả nó làm chả khác gì hàng thật luôn. Chỉ còn cách là nhà sản xuất phải “đánh dấu” bằng tem và đánh số hiệu trên từng sản phẩm là vậy.
Còn nếu trên góc độ người dùng, nếu chỉ thuần tuý cần chất lượng sản phẩm thì thực chất ko cần mua tới hàng hiệu giá cao, vì hàng giả loại 1 hoặc các hàng thời trang phổ thông hiện tại cũng quá tốt rồi. Cái chính là các giá trị kèm theo của sản phẩm đồ hiệu nó nhiều( như là mua cảm xúc) thì vẫn có 1 bộ phận người dùng chấp nhận chi thêm tiền để mua dùng mà thôi.
P.s: Câu chuyện cụ nói thực chất đang diễn ra ở nhiều ngành hàng công nghiệp, ví dụ như điện thoại, oto...