Thêm vài ý kiến với cụ cho rõ hơn:
+ như cụ là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thì về nguyên tắc áp dụng thì phải theo Luật Viên chức, bộ Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp,...
+ với Thông tư theo văn bản hợp nhất đã nêu, thì nhà giáo trong trường Cao đẳng cần thực hiện:
1. đủ 1760 giờ/năm (tương đương 44 tuần/năm, 40 giờ/tuần = với giảng viên đại học, trong đó 32 tuần giảng dạy, 08 tuần nghiên cứu và 04 tuần thực tập),
2. giáo viên phải hoàn thành "định mức giờ giảng" là 380-450 giờ, con số cụ thể do Hiệu trưởng trường Cao đẳng quy định,
3. lỗ hổng ở đây là trong Thông tư này không có quy định "một giờ chuẩn giảng dạy" tương đương bao nhiêu "giờ hành chính", vì thế dẫn tới cách hiểu sai và áp dụng có phần chưa đúng của Hiệu trưởng trường Cao đẳng chỗ cụ.
Với giảng viên, có quy định là 01 giờ chuẩn giảng dạy = 03 giờ hành chính. Như vậy với ví dụ 400 giờ chuẩn giảng dạy, cụ đã thực hiện 1.200 giờ hành chính, còn lại 560 giờ hành chính cụ phải thực hiện, trong đó bao gồm cả giờ nghiên cứu, giờ thực tập.
Cách hiểu của Hiệu trưởng chỗ cụ là chưa đúng và tiềm ẩn khả năng vi phạm Luật Lao động.
1) Quy định 1 tiết tín chỉ lên lớp tương đương 03 giờ hành chính chỉ áp dụng cho giảng viên đại học thôi cụ ơi. e không tìm đc văn bản nào nói một tiết lên lớp trình độ dạy nghề tương đương 03 giờ hành chính.
2) Theo thông tư 07/2017/BLĐTBXH quy định chế độ cho giảng viên nghề:
Điều 2, khoản 1: "Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học. ";
"Điều 3:
Điều 3. Nhiệm vụ (giảng dạy)
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy
b) Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
2. Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên.
3. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.
4. Hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp.
5. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy.
6. Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
7. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh, sinh viên.
8. Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
9. Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.
10. Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất.
11. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia công tác quản lý đào tạo.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp."
Tóm lại về mặt Luật lao động + Luật giáo dục + Luật giáo dục nghề nghiệp + Thông tư hướng dẫn, Trường cao đẳng của cụ chủ đang làm đúng luật đấy ạ.