- Biển số
- OF-85465
- Ngày cấp bằng
- 16/2/11
- Số km
- 6,939
- Động cơ
- 477,887 Mã lực
Thế thì nhiều ng ko đc chào rồi.
Mỗi lần thấy avatar của cụ em lại phải đập màn hình phátThừa nhận CSGT không bắt kịp sự hiểu biết của dân, thế mà đầu vào khó phết
chủ quan nhéBố cứ đi hiên ngang đúng luật thì cần bìu gì thằng nào chào...hehe.
Thực ra chả có ai xưng tao mày với CSGT ngay câu đầu tiên, thực ra ông cục phó này định nói "sao anh không chào tôi" nhưng do thói quen trong ngành hay mày tao nên quen mồm lại nói thành "sao mày không chào tao".- Toét.
- Đề nghị anh xuất trình giấy tờ.
- Ờ..thế mày đã chào tao chưa.
.......ông cục gì đó cắt câu từ của người ta, làm như tài dừng xe trước X rồi hỏi: THẾ MÀY ĐÃ CHÀO TAO CHƯA không bằng .
Các cụ thấy đúng không
Bằng cách nào hở anh, nếu làm như anh thì lấy ai ra đứng đường, lấy học sinh nào thì vào ngành, cuối cùng là vợ con nheo nhóc à ???Đa phần người dân không ai muốn bị csgt thổi phạt, có thể nếu csgt hướng dẫn người vi phạm khi phạm lỗi thì dân sẽ tin yêu hơn. Đừng để cụm từ CSGT gắn liền với "Ăn hối lộ" trong đầu người dân
Ờ, thế đi làm về, ôsin nó nhìn thấy, nó giương mẳt lên không chào thì sao nhỉ??? Nô bộc thì phải chào chủ chứ, kể cả chủ có say!‘CSGT chỉ chào những người lịch sự khi xử lý vi phạm’
"Cảnh sát chỉ chào hỏi người lịch sự, còn những người vừa dừng xe đã hỏi 'sao mày không chào tao' thì không cần phải chào", Phó cục trưởng Cục CSGT, nói.
Phát biểu trong buổi tập huấn “Nâng cao văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của lực lượng CSGT” tại TP HCM, đại tá Phạm Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CSGT nhận định, tình hình trật tự an toàn giao thông đang "hết sức phức tạp". Ông Tuấn cũng cho rằng, xung quanh vấn đề này ít nhiều là trách nhiệm của người thi hành công vụ.
Đại tá Phạm Minh Tuấn. Ảnh: Quốc Thắng.
“Nhiều trường hợp trên đường người dân hỏi về luật sâu quá, CSGT nắm không được dẫn đến bực bội rồi phát biểu tùy tiện dẫn đến xung đột, cãi cọ”, vị Cục phó cho hay và đề nghị CSGT phải thường xuyên tập huấn, nâng cao nghiệp vụ trong cách ứng xử với người dân.
Về quy trình "CSGT phải chào người vi phạm" khi làm việc, Đại tá Tuấn cho rằng không phải lúc nào cũng cần thiết. “CSGT chỉ chào hỏi với người lịch sự. Còn với những người vừa dừng xe đã hỏi 'sao mày không chào tao' thì cảnh sát không cần phải chào", Đại tá Tuấn nói.
CSGT chỉ chào người lịch sự. Ảnh: Quốc Thắng.
Còn theo Thiếu tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT TP HCM, hiện nay đa phần người tham gia giao thông đều có ý thức chấp hành tốt. Tuy nhiên, vẫn có những người vi phạm khi bị xử lý đã có hành động cự cãi, thậm chí chống đối. Ngoài đợt tập huấn, công an thành phố cũng như Phòng CSGT đã xây dựng một cẩm nang “Qui trình xử lý các tình huống trong việc chống người thi hành công vụ”.
“Tài liệu này sẽ được phát tận tay các cán bộ chiến sĩ để áp dụng thực tiễn, tránh những tình huống không đáng có”, thiếu ta Phong nói.
Hội nghị tập huấn tiến hành cho 100% cán bộ chiến sỹ lực lượng CSGT. Nội dung giảng dạy sẽ tập trung đánh giá về thực trạng văn hóa ứng xử, giao tiếp của CSGT, kiến nghị những giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót và nhân rộng những điển hình tiên tiến.
Quốc ThắngThùy Linh : http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/csgt-chi-chao-nhung-nguoi-lich-su-khi-xu-ly-vi-pham-2901900.html