Mợ nên chủ động làm, vì chỉ có mình làm thì thuyết trình mới có sự tự tin và linh hoạt được, cháu thề.
Một ví dụ điển hình như đợt thế vận hội Olympic, có ông lên đọc diễn văn khai mạc, chắc đệ viết lời cho, khi đọc ông nhìn thấy logo Olympic là 5 vòng tròn lồng nhau, bèn hô lớn " Oh, Oh, Oh, Oh, Oh, ladies and gentlemen..."
PP rất thân thiện và dễ sử dụng, để thêm chữ bất kỳ thì nó chính là insert textbox như word
Để chèn hình thì có Insert picture như word, nhưng nó có một chức năng chèn hình chuyên nghiệp hơn với Photo album trong insert.
Để tạo hiệu ứng cho đối tượng bất kỳ thì chỉ cần chọn vào đối tượng và lấy hiệu ứng trong animation, cứ để mặc định là sài đc rồi, nếu muốn chỉnh sâu thì vào timing và effect option nhưng cháu nghĩ không cần thiết
Để tạo hiệu ứng chuyển giữa các slide thì có Transition, mợ chọn phát là xong, rất trực quan
Giờ là bố cục thôi
Không nên:
- Quá nhiều hiệu ứng nếu không nhằm mục đích nhấn mạnh
- Quá nhiều màu sắc trên 1 slide
- Chữ nhỏ, nhiều dòng
Nên:
- Có tiêu đề dẫn dắt cho mỗi slide hoặc nối tiếp slide
- Khoảng 13 dòng /slide là phù hợp
- Tạo note để khi trình chiếu có thêm thông tin
- Chèn cả âm thanh nếu cần
- Thuộc các phím tắt khi trình chiếu là một lợi thế. Thực tế cái này sẽ phản ánh độ chuyên nghiệp, mà nó cực kỳ đơn giản nhé.
các phím:
- B: Làm tối màn chiếu (black)
- W: Làm trắng màn chiếu (white)
- Số + Enter: Chuyển đến trang slide tương ứng. Ví dụ mợ đang ở đâu đó, mợ ấn phím 1 và enter nó về ngay trang đầu
- F5: show slide từ đầu
- Shift +F5 : Show slide ở vị trí con trỏ hiện tại
- Ctrl+P: đánh dấu bằng bút (Pen), dùng khi thuyết trình muốn nhấn mạnh
- Ctrl-E: xóa đánh dấu (Eraser)