Xin chia sẻ với các bác một số vấn đề về cân bằng trắng:
Điều tiên quyết của chụp ảnh, nhất là với các bác mới cầm máy thì hai yếu tố :
ĐÚNG MÀU và
ĐÚNG SÁNG là rất quan trọng, nó quyết định chất lượng hình khi cần xử lí nhanh. Cân bằng trắng có ý nghĩa rất lớn khi chụp với định dạng JPEG vì hầu hết với dân Amateur thì ít thời gian xử lí ảnh qua phần mềm, hơn nữa, rất nhiều hình sau mỗi chuyến đi, không phải khi nào cũng có đủ thời gian để chỉnh sửa.
Vấn đề ta bàn qua yếu tố :
CHỤP ĐÚNG MÀU
Trước tiên, các bác cần hiểu rằng mỗi nguồn sáng có một nhiệt độ màu (o Kenvin) khác nhau.
+ Sáng trời nắng ~ 5200oK
+ Sáng trời dâm..~ 6000oK
+ Sáng chếch.....~ 7500oK
+ Đèn Neon(trắng)~4000-4500oK
+ Đèn vàng(Tungsten)~3000-3600oK...
Đặc điểm mỗi nguồn sáng đều có tính chất khác nhau:
+ Đèn Neon có sắc xanh
+ Đèn vàng dư đỏ vàng
+ Nắng chiều dư sắc vàng, đỏ...
Do đó, để làm chủ được màu sắc ta cần làm chủ được màu trên màn hình máy ảnh. Với màu của file khi chuyển qua máy tính thì giá trị kiểm soát không còn đúng nũa (về cả màu và độ sáng).
Muốn nhận biết màu chính xác ta nhìn vào màu trắng, màu đen hay đỏ cờ, vàng...và nhất là các vùng thiếu sáng.
Kinh nghiệm điều khiển cân bằng trắng trên máy ảnh:
Với hầu hết các Model thế hệ mới ( Canon: EOS400D/450D/20D/30D/40D/5D. Nikon: D40/D40x/D80/D200/D300/D3..) thì chế độ cân bằng trắng tự động hầu như cho kết quả khá tổt, có thể đạt tới 90% số ảnh chụp có màu chính xác.
1- Với máy Nikon:
Trừ máy D50 còn lại tất cả các máy DSLR khác đều có chế độ bù trừ thêm ở trong mỗi chế độ mặc định, nó có vai trò như tinh chỉnh tăng hay giảm từng nấc nhỏ (100-200oK).
Ví dụ :
Khi ta set ở Auto WB hay chọn chế độ mặc định thì khi vào ta đều có thể +1,2,3 hay -1,2,3 tuỳ mức độ.
Khi set + sẽ cho ảnh màu thêm sắc xanh tím (làm giảm đỏ vàng)
Khi set - sẽ cho ảnh thêm màu đỏ vàng (bớt xanh tím)
Muốn thử ta chụp 3 tấm 0, +3, -3 và so sánh trên máy tính là chính xác và dễ hiểu.
2- Với máy Canon:
Canon không có giá trị bù trừ thêm nhưng cân bằng trắng khá chính xác.
Những kinh nghiệm chung:
+ Với các nguồn sáng bình thường chọn Auto WB hay chọn mặc định
+ Với ánh sáng sân khấu cần chọn chế độ Tungsten
+ Với ánh sáng có trộn lẫn nhiều nguồn cần chọn WB theo nguồn sáng chủ đạo
Vi dụ: trong ảnh có sáng đèn Neon và đèn Halôgen vàng ta nên xác định xem chủ thể chịu tác động chính của nguồn sáng nào để chọn cho đúng.
+ Chọn chế độ chụp lựa chọn theo Nhiệt độ màu:
Cần xác định đúng nhiệt độ màu của nguồn sáng đó và có thể test thử vài tấm, lựa chọn này dành cho tình huống chụp với một nguồn sáng ổn định, ít thay đổi.
+ Cân bằng trắng theo ý muốn:
Cách dành cho người chuyên nghiệp hay các ảnh có tính chất quan trọng cần mầu chuẩn.
* Với máy Nikon:
B1: Chụp 1 tấm ở vật trắng (chọn trắng sáng xanh hay dùng nắp dành cho cân bằng trắng) không canh nét tự động mà dùng MF vì với màu trắng máy khó đo AF.
B2: Vào chế độ lựa chọn và chọn Preset rồi chọn file ảnh đã chụp nhấn OK máy sẽ tự cân bằng trắng theo nhiệt độ màu của tấm đã chụp và lưu giữ thông tin đó cho các tấm chụp sau.
* Với Máy Canon:
B1: Chụp 1 tấm ở vật trắng như với cách làm ở máy Nikon ,
B2: vào chế độ lựa chọn và chọn CustomWB rồi chọn file ảnh đã chụp nhấn SET sau đó máy sẽ tự cân bằng trắng theo nhiệt độ màu của tấm đã chụp và lưu giữ thông tin cho các tấm chụp sau.
Ở Canon ta có thể chọn chế độ đặt theo nhiệt độ màu Kenvin và test thử như đã nói ở trên.
+ Với các máy Nuikon thế hệ D100, D70, D70s khi chụp bình minh, chiều muộn ảnh rất hay ngả nhiều sang xanh tím, ta cần bù -3 ở chế độ trời mây sẽ cho màu tạm ổn,
+ Muốn phản ánh trung thực tính chất màu của nguồn sáng ta nên để AutoWB (ảnh sẽ có sắc đỏ vàng khi chụp đèn vàng và có sắc xanh khi chụp cảnh hoàng hôn trên vùng Tây bắc)
Một số ứng dụng về chụp lệch nhiệt độ màu:
+ Khi chụp một cảnh hoàng hôn, mây trời ta có thể chọn nhiệt độ màu cao hơn để tăng sắc vàng đỏ cho mây trời.
+ Khi chụp cảnh chiều buông trên núi rừng Tây bắc hay diễn tả cảnh ảm đạm trời chiều ta có thể chọn nhiệt độ màu thấp hơn khi đó Tone màu sẽ là xanh tím, thể hiện đúng ý đồ của mình,
...
Tạm tạm như thế, có dịp sẽ bổ xung thêm với các bác.
Chúc các bác có nhiều hình đẹp và... đúng màu (y) .
Thân mến: Duy Huân.