- Biển số
- OF-795404
- Ngày cấp bằng
- 1/11/21
- Số km
- 9,971
- Động cơ
- 219,960 Mã lực
Có thể nhét, dùng loại càng nhỏ càng tốt (micro kaldness), có chổ nói nó tốt thứ 2 sau mút đen mà dễ nhét hơn. Tuy nhiên có oxy và đảo thì hiệu quả hơn khoảng 3 lần. Nó có 2 phần mang vi sinh, phần trong lõi thì chống mất vi sinh, phần ngoài rìa thì lúc va chạm với nhau sẽ tạo nên khoảng trống cho vi sinh mới trẻ khỏe hơn bám vào.Cái Kaldness ấy có thể nhét vào lọc để dùng như matrix hoặc đá lông vũ không hay phải cần có đảo Kaldness mới hiệu quả hả cụ ? Em chưa tiêp xúc với cái vật liệu này bao giờ.
Các loại cây thủy sinh cũng là chổ bám cho vi sinh hiệu quả rất cao vì là nơi phát sinh ra oxy.
Lượng oxy cho vi sinh xử lý chất thải còn nhiều hơn oxy cho cá nữa. Cho nên bây giờ mình đã chịu khó đầu tư tử tế cho máy sủi oxy và đá sủi! Để tăng hiệu quả lọc vi sinh các cụ thêm cục đá sủi mịn, có thể nhét vào lọc mút như video dưới. Nếu có hộp lọc vách, lọc tràn trên tràn dưới thì vị trí tốt nhất là đá sủi ngay ngăn đầu hộp lọc, nếu trong hồ có cây thủy sinh, vì đá sủi sẽ làm mất CO2 của cây.
Vì sao đá có lọc mút vẫn nên cần thêm đá sủi: vì oxy vào nước không phải từ bọt khí, mà từ khi bọt khí phá vỡ bề mặt nước.Đá sủi pha loãng oxy theo 3 cách: sinh ra bọt khí, khi bọt khí bay lên nó kéo theo nước làm đảo nước từ dưới lên mặt, khi bọt khí chạm mặt nước nó phá vỡ mặt nước lần nữa. Vì đá sủi cho bọt khí nhỏ hơn nên cho nhiều ox hòa tan hơn, bù lại là có thể tắc, 6 tháng 1 năm vệ sinh ngâm nước kiềm hay thay 1 lần.
Ngoài ra các cụ nào hay dùng bông lọc rẻ tiền và vứt đi thì nhớ dùng ở phần cuối hộp lọc nhé, vì phần đầu lọc khi nước vào bao giờ cũng là phần nhiều vi sinh nhất vì có đầy đủ oxy, thức ăn cho vi sinh. Phần đầu lọc nên dùng vật liệu bền dùng đi dùng lại được, ví dụ mút đen.
Hồ có nhiều cây nhiều cá là 1 loại khó duy trì nhất vì ban đêm cả 3 thứ: cá, cây, vi sinh đều cần oxy, sáng dậy sớm ra mình thấy cá ngáp ngáp trên mặt nước, nên mình sửa bằng cách bổ sung 1 cái đá sủi nhẹ ở lọc vách và cho ăn sớm, chỉ ăn 1 lần buổi sáng, cá ăn xong sau 2 giờ sẽ ị ra và nếu lúc đó có cây có đèn sẽ giúp sức xử lý chất thải tốt hơn là ban đêm
Chỉnh sửa cuối: