- Biển số
- OF-456096
- Ngày cấp bằng
- 25/9/16
- Số km
- 431
- Động cơ
- 207,720 Mã lực
- Tuổi
- 55
Cho em show cùng các cụ 2 chiếc em đang đeo. Have a good day!
hic, em vừa cưới mà cụ lại định hỏi lại à?Đẹp quá, con này giờ định giá bao nhiêu các cụ nhỉ?
Cụ inbox em cái giá xem có vừa tầm không để em còn sưu tầm ạ.tks cụ nhiềuhic, em vừa cưới mà cụ lại định hỏi lại à?
Ngồi rỗi nhìn con tim em nó thổn thức rất chi là phê các cụ ạ
em không buôn món này nên nếu cụ bồ kết quá thì sang tên giá em mua thôi chứ lời lãi gì.Cụ inbox em cái giá xem có vừa tầm không để em còn sưu tầm ạ.tks cụ nhiều
Chuẩn bị có thêm khủng hoảng hàng fake, hàng fake "xịn" mà ta hay gọi là replica....nữa kìa cụ. Mua mấy món này ở VN ta nói thật hàng vintage còn có thể tin được chứ hàng mới giờ dễ ăn đòn như chơi chứ không phải đùa. Bạn e xơi con hublot, nhờ ông anh (chả biết ông anh kiểu gì) mua, hết tầm vài trăm gì đó. Về e nhắm cái cáse báo 18K kiểu gì mà ngoài vàng trong trắng như inox e phán FAKE. Rõ khổ! Tưởng e chia rẽ tình anh em giận tới giờ luôn.ĐỒNG HỒ THỤY SĨ ĐÃ MẤY LẦN CHIẾN BẠI ?
Đồng hồ Thụy Sĩ cho đến nay vẫn là ông vua trong giới chế tạo đồng hồ , nhưng không phải là từ lúc ra đời nó đã làm vua , và cũng không phải chưa từng bị đánh bại .
Bản thân nền đồng hồ Thụy Sĩ được hình thành từ các các cuộc di dân của các chuyên gia chế tạo đồng hồ hàng đầu thế giới là Ý , Anh , Pháp , Đức sang lánh nạn từ các cuộc chiến tranh tôn giáo , đại chiến Châu Âu , thế chiến. Trong lịch sử phát triển lúc thịnh vượng nhất , thì Thụy Sĩ từng 3 lần nếm mùi thất bại , từ bình thường đến trở thành nỗi xấu hổ đáng quên. Sau đây WindUp xin điểm sơ qua 3 lần đo cho mọi người biết :
Bại trận trước người Mĩ thập niên 187x- 189x : Thụy Sĩ kinh doanh theo kiểu lắp ráp , mỗi nhà làm một tí và mua bán trao đổi cho nhau , phụ kiện cũng không thay thế đồng bộ được , nhưng thời điểm này ở bên Mĩ , hai hãng "đầu gấu" nhất xứ cờ hoa là Waltham và Elgin đã tích hợp được mọi công đoạn trong một nhà xưởng , ốc vít tiêu chuản , phụ kiện tiêu chuẩn lắp dc cho nhau , sản xuất với tốc độ khổng lồ và rẻ hơn , chất lượng ngon hơn. CEO của Longiness và Gallet sang thăm , đã thừa nhận là Thụy Sĩ đã thua đứt về mọi mặt , sau đó viết báo cáo , họp khẩn và cải cách theo kiểu Mĩ . Cho tới mãi về sau mới dần lấy lai phong độ . Thời điểm này , hãng Seiko cũng tham quan và rút ra kết luận là học Mĩ chứ không học Thụy Sĩ .
Đại khủng hoảng 1929-1930 : cái này khỏi nói rồi , mới ngóc đầu dậy được đôi chục năm thì gặp ngay kiếp nạn , giá bán trung bình tụt xuống từ 13 đô xuống còn 7 đô , xuất khẩu từ 307 giảm còn đúng 86 triệu franc Thụy Sĩ từ 1929-1932 . Thực ra cũng do 1 phần dư thừa sản phẩm từ sau thế chiến 1 không bán được cho ai nữa. Để sống sót , các ông lớn đã phải liên minh , và tạo ra 2 ông trùm lớn nhất thời đó là ASUAG ( có Longiness , Eterna , Edox , Atlantic , Rotary , Oris , Eta , Valjoux ...vv ) , bên kia là SSIH thành lập bởi 2 thằng đầu gấu Omega và Tissot ( sau này có thêm Lemania , Lanco , Cortebert , Rayville , Marc Favre , và Hamilton ) , cuối cùng thì thế chiến thứ 2 lại tới , cùng với liên minh thần thánh đã lại cứu vớt ngành chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ.
Khủng hoảng Thạch Anh ( quartz crisis) : diễn ra từ 1970- 1980 . đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất , xâu hổ nhất , thảm hại nhất , nhục nhã nhất đối với ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ , và thường bị " bỏ quên" trong phần chú thích thương hiệu nhiều hãng . Bắt đầu từ sự ra đời của công nghệ thạch anh và sự trỗi dậy của đế chế đồng hồ Nhật Bản , mà nhân vật chính chủ yếu là hãng Seiko . Người Thụy Sĩ tin rằng , cái gì càng chính xác thì giá cằng đắt và sản xuất càng hạn chế ( quartz ) , nhưng người Nhật đã chứng minh điều ngược lại , họ đã sản xuất ồ ạt những cỗ máy chính xác nhất nhưng vơí giá thành rẻ mạt nhất , không chỉ ở mảng kinh doanh , Nhật Bản còn gần như đánh bại tất cả các hãng danh tiếng khác trong cuộc đua máy đồng hồ tại các đài thiên văn , khiến họ phải hủy bỏ cuộc thi trong nhục nhã và thành lập ra cơ quan bảo hộ nội địa , có tên là COSC như ngày nay. Người Thụy Sĩ đã bị đánh bại toàn diện, họ đã cố phản công nhưng trong tuyệt vọng , Thụy Sĩ mất 70 ngàn trong số 90 ngàn nhân công , năm 1970 họ có 1600 thợ đồng hồ , đến cuối khủng hoảng còn vẻn vẹn 600 và suy giảm liên tục. Lỗ triền miên. Ông lớn như Omega mà bị đẩy xuống hãng cấp thấp không hơn Casio và còn suýt bị khai tử ( Seiko đòi mua đấy nhé ) . Tất cả đều đã giơ tay đầu hàng , nợ nần chồng chất , giới tư bản công nghiệp và tư bản tài chính đã thất bại và đầu hàng . Nước Thụy Sĩ đã ở tư thế mất đi một ngành công nghiệp tự hào nhất . May thay vào lúc khó khăn đã xuất hiện một tia sáng cho giải pháp cuối cùng , do một người Libang tên là Nicola Hayek (hài hước nhỉ ?) , đề xuất hợp nhất 2 đối thủ là Ssih và Asuag , và tiếp tục vay vốn. Ban đầu các ngân hàng không cho , sau đó , một người đã đứng giữa cuộc họp gào lên đại ý là : nếu các ông từ bỏ tất cả niềm kiêu hãnh , tôi sẽ cho người dẹp bỏ toàn bộ xưởng ngay bây giờ , nếu không thì mau xuất tiền! Cuối cùng thì , nhờ tài lèo lái của Nicola , nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ được cứu sống bởi một chiếc đồng hồ siêu rẻ có tên là Swatch ! Và nền công nghiệp Thụy Sĩ sống và tồn tại đến nay !
Sau cuộc khủng hoảng cuối cùng này , Seiko , Citizen , Casio biến thành các đại tập đoàn đồng hồ cho đến ngày nay. Hai liên minh Asuag và Ssih sát nhập lại thành tập đoàn Swatch như ngày nay , bao gồm nhiều công ty con như Omega , Longiness , Tissot , Blancpain , Mido , Rado , Breguet ... Đồng hồ cơ khí cuối cùng được cứu rỗi và tồn tại song song với đồng hồ Quartz . Chính sách bán hàng theo phân khúc giá , bán movement của mình cho hãng khác , phân cấp đẳng cấp đồng hồ tồn tại và định hình thị trường cho đến ngày nay , hàng loạt các thương hiệu đình đám bị tiêu hủy , hoặc sát nhập hoặc tái sinh , sự ra đời của các định danh mới như in house , homage , nấm .... như các bạn đang thấy ngày nay .
----------
Theo Kiến thức & Lịch sử Đồng hồ -Lê Hoàng Thạch
Biên tập lại bởi WindUp
WindUp - Bao check toàn quốc
Nguồn: https://windup.vn/dong-ho-thuy-si-da-may-lan-chien-bai
Mà cái mon kinetic của seiko e thấy hay nha. E xơi con Hamilton cũng có cơ chế này. Lộ đáy nhìn bánh xe ngoe nguẩy, chả cần cho vào hộp quay nó cũng chạy 3 tháng chưa chết, chỉ mỗi tội nó hiện số điện tử và chỉ dùng xem giờ chứ k có thêm chức năng gì.E Phân ra 3 loại ĐH như #1 cg vì do cấu tạo bên trong của máy mỗi loại đặc thù nó khác nhau.
Tuy nhiên e dành riêng ra 1 phần để nói về 1 loại khác của hãng Seiko là công nghệ Kinetic
Đây là công nghệ cho đến giờ chắc vẫn là loại hiện đại và khá phức tạp do hãng này sản xuất ra.
Tại sao e nói vậy, vì nó là sự kết hợp hay lai ghép giữa 2 loại máy đồng hồ automatic và quartz
Cơ chế hoạt động nó như nào?
Đây là bộ máy của chiếc Seiko Kinetic, nhìn vào đây chúng ta có thể thấy là nó có sử dụng mặt bán nguyệt để lấy chuyển động cổ tay tạo ra năng lượng rất giống một chiếc đồng hồ cơ.
Nhưng thực tế máy của nó lại không khác gì đồng hồ Quartz, nó chỉ sử dụng mặt bán nguyệt để làm quay roto chuyển động tạo ra năng lượng nạp vào cục pin sạc của máy, để nuôi sống bộ máy hoạt động.
Do vậy đồng hồ này kết hợp ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của 2 loại Automatic và Quartz (Quartz chạy chính xác ổn định, nhưng lại phải thay pin định kỳ tầm 1-1,5năm/ lần - Còn Automatic khả năng chạy chính xác giờ cực khó, nhưng lại có khả năng chạy liên tục)
Tuy vậy không có nghĩa là có chiếc đồng hồ kinetic này sẽ là vĩnh cửu, thực chất viên pin sạc này vẫn có thể hỏng (chai pin) do tính chất của pin sạc, thường nó sẽ hỏng sau khoảng thời gian là >5 năm, dù sao vẫn đỡ hơn là cứ 1 năm phải thay pin 1 lần cho đồng hồ Quartz
Một điều hay ho nữa của chiếc đồng hồ Kinetic này là nó có thể kiểm tra được lượng pin sạc dự trữ còn sử dụng được bao lâu nếu không deo bằng cách ấn vào núm nhỏ trên núm chỉnh giờ
Khi ấn vào kim giây sẽ quay để hiển thị lượng năng lượng còn lại
Kim giây quay 1 đoạn 5s: chạy được trong khoảng 12h không cần đeo
Kim giây quay 1 đoạn 10s: chạy được 24h không cần đeo
Kim giây quay 1 đoạn 20s: chạy được khoảng 7 ngày không cần đeo
Kim giây quay 1 đoạn 30s (nạp đầy) : chạy được 1 tháng không cần đeo
to be continued
BigC chuẩn đấy cụ. Đấy là cửa hàng của Galewatch, nhà phân phối Orient tại VN.Em mua con này ở bigC thăng long, ko biết có chuẩn ko?
Em kết cái này quá
Dạ, đời người có mấy tý, bạn cụ gặp ông anh xã hội kiểu đó thì chịu rồi. Nhưng cũng chưa chắc là người ta đã cố tình lừa, thậm chí cũng bị lừa.Chuẩn bị có thêm khủng hoảng hàng fake, hàng fake "xịn" mà ta hay gọi là replica....nữa kìa cụ. Mua mấy món này ở VN ta nói thật hàng vintage còn có thể tin được chứ hàng mới giờ dễ ăn đòn như chơi chứ không phải đùa. Bạn e xơi con hublot, nhờ ông anh (chả biết ông anh kiểu gì) mua, hết tầm vài trăm gì đó. Về e nhắm cái cáse báo 18K kiểu gì mà ngoài vàng trong trắng như inox e phán FAKE. Rõ khổ! Tưởng e chia rẽ tình anh em giận tới giờ luôn.
Versace, Cartier, Dior, RolexĐồng hồ nữ đeo thì mua loai nào hở các quý anh/quý chị?
Piaget là chuẩn.Versace, Cartier, Dior, Rolex
Loại này thì đỉnh quá, bằng con 4bPiaget là chuẩn.