[Funland] Cụ nào có bộ truyện "Tam quốc diễn nghĩa" cho e mượn hoặc thuê với ah

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Ở trên cụ nào bảo Giả Hủ tầm thường thế nhỉ?
Riêng việc lập thế tử nhà Tào dẫn đến rất nhiều người bị ghét, bị bãi quan, bị giết, ấy vậy mà Giả Hủ thì thế nào?
Tháo hỏi Hủ: Phi và Thực nên chọn ai kế nghiệp?
Hủ lặng thinh không đáp.
Tháo giận hỏi: Sao ngươi không trả lời?
Hủ đáp: Tôi đang bận suy nghĩ!
Tháo hỏi: Nhà ngươi nghĩ gì thế?
Hủ đáp: Tôi đang nghĩ đến việc Viên Bản Sơ và Lưu Cảnh Thăng.
Tháo cười vang và từ đó không nhắc đến việc bỏ trưởng lập thứ nữa.
Hủ quá giỏi.
 

Sứa.

Xe container
Biển số
OF-792935
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
5,080
Động cơ
341,163 Mã lực
Tuổi
30
Thật tiếc, ở VN thời loạn 12 xứ quân, không có 1 nhà văn nào sáng tác ra 1 pho tiểu thuyết giã sử. Tôi thiết nghĩ, nếu có nhà văn nào thời đó giỏi cỡ bằng 2/3 La Quán Trung là ngày nay chúng ta đã có 1 pho tiểu thuyết hay không kém Tam quốc diễn nghĩa đâu.
VN có cụ Hoàng Ly viết nhiều bộ truyện chưởng cũng hay ko kém Kim Dung mấy, vd: 1 thời ngang dọc, Lửa hận rừng xanh...tiếc là nền điện ảnh của ta quá kém, ko dựng đc các film thể loại này như TQ, HK, ĐL
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
4,142
Động cơ
376,842 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Ở trên cụ nào bảo Giả Hủ tầm thường thế nhỉ?
Riêng việc lập thế tử nhà Tào dẫn đến rất nhiều người bị ghét, bị bãi quan, bị giết, ấy vậy mà Giả Hủ thì thế nào?
Tháo hỏi Hủ: Phi và Thực nên chọn ai kế nghiệp?
Hủ lặng thinh không đáp.
Tháo giận hỏi: Sao ngươi không trả lời?
Hủ đáp: Tôi đang bận suy nghĩ!
Tháo hỏi: Nhà ngươi nghĩ gì thế?
Hủ đáp: Tôi đang nghĩ đến việc Viên Bản Sơ và Lưu Cảnh Thăng.
Tháo cười vang và từ đó không nhắc đến việc bỏ trưởng lập thứ nữa.
Hủ quá giỏi.
Bác có link đọc TQDN tiếng Bắc không, cho em xin với ạ.
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
4,142
Động cơ
376,842 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku

elonmusk.usa

Xe hơi
Biển số
OF-846932
Ngày cấp bằng
19/1/24
Số km
164
Động cơ
24,065 Mã lực
Tuổi
53
Đúng như Tháo nhận xét là Thuật nhỏ nhen không làm được việc lớn .
Việc xưng đế của Thuật là việc ngu ngốc nhất , hoàn toàn không cần thiết , xưng đế lên bị cô lập dẫn đến suy yếu và tan rã .
Nếu Thuật khôn thì từng bước chiếm Từ Châu thì có thể đua tranh với Tháo được
Khó nói lắm, quan trọng là thằng nào thắng cuối cùng là thằng đúng hơn thôi. Tháo chiếm Hán Đế thì khác mẹ gì Đổng Trác ngày xưa, sau bị cả Viên Thiệu, Mã Đằng Hàn Toại, Lưu Bị, Tôn Quyền úp lại, nếu Tháo không chống được pha đấy thì Tháo sẽ bị người sau chửi là NGU.
 

elonmusk.usa

Xe hơi
Biển số
OF-846932
Ngày cấp bằng
19/1/24
Số km
164
Động cơ
24,065 Mã lực
Tuổi
53
Viên Thiệu là một gã ngốc, nhãn quan chính trị kém cỏi, vụ gọi Đổng Trác vào dẹp hoạn quan (trong khi chỉ cần vài tay sát thủ và lôi kéo được triều thần là đã xong việc) đã gây hoạ lớn cho Hán thất.

Vụ sử dụng con bài Hoàng Đế, Viên Thiệu không phải là không có mưu sĩ cao tay (Điền Phong, Thư Thụ), tiếc là cái tầm nhìn kém cỏi, không quyết ngay, để lỡ dở cơ hội, bị Tào Tháo hớt tay trên mất:

"Sau khi đến Lạc Dương gặp hoàng đế, Tào Tháo nghe theo kế của Đổng Chiêu, mời thiên tử về căn cứ địa của mình, từ đó dời đô về Hứa huyện. Nhiều người cho rằng Tào Tháo bắt đầu “Ép thiên tử để lệnh chư hầu”. Nhưng phần trước chúng ta đã nói, cương lĩnh chính trị của Tào Tháo là “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục”, không phải “Ép thiên tử để lệnh chư hầu”. Vậy, câu nói ‘Ép thiên tử để lệnh chư hầu” là từ đâu ra? Chính mưu sĩ của Viên Thiệu đã nói. Viên Thiệu có hai mưu sĩ đã nói câu này, một là Thư Thụ, Hai là Điền Phong. Thư Thụ nói là “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, sẵn sàng binh mã đánh kẻ chưa thần phục”, Điền Phong thì nói là “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, chỉ cân chỉ tay là bốn biển yên bình”.

Ở lời chú dẫn Hiến đế Xuân Thu của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí - Vũ đế kỷ có ghi lời của Điền Phong, lời của Thư Thụ ghi trong lời chú dẫn “Hiến đế truyện” của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện. Lời Thư Thụ nói trước nói tường tận, chúng ta nói về Thư Thụ. Sau khi lừa lấy được Ký châu từ tay Hàn Phức, nhân tiện, Viên Thiệu nhận Thư Thụ làm mưu sĩ. Trình độ Viên Thiệu cao hơn Hàn Phức nhiều. Nên Thư Thụ bằng lòng làm việc cho Viên Thiệu. Theo Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện, sau khi Thư Thụ về với Viên Thiệu, hai người đã có buổi trò chuyện. Giống như lời nói của Mao Giới có thể coi là “Long Trung đối” “Bản Viên Thiệu”, hết sức bóng bảy. Thư Thụ nói, tướng quân anh hùng cái thế, tuổi nhỏ tài cao tuấn tú. Tuổi trẻ mới vào triều đình mà tiếng tăm đã vang xa bốn biển “vừa đội mũ lên triều, nổi tiếng cả nước” trước Đổng Trác bạo hành phản nghịch, ngài biểu hiện đại nghĩa lẫm liệt (cạnh sự phế lập là trung nghĩa ngời ngời); một mình một ngựa phá vòng vây, Đổng Trác phải kinh hồn lạc phách (cưỡi ngựa thoát vây, Đổng Trác kinh hoàng); vượt Hoàng Hà nhận chức Bột Hải (dấy quân một trận) đã được cả Ký châu ủng hộ, thật là “uy trấn hải hà, danh cồn thiên hạ”! Lúc này thiên hạ còn chưa thái bình (Khăn Vàng quấy nhiễu, Hắc Sơn phá phách), nhưng liệu có ai dám ngăn cản bước tiến của ngài? Lúc này ngài “Cất quân về phía đông, sẽ lấy được Thanh châu; quay lại đánh Hắc Sơn, Trương Yên sẽ chết; đưa quân về phía bắc, Công Tôn tất bại; làm chấn động Nhung Địch, Hung Nô tất phải theo”, hoàn toàn có thể “Tung hoành phía bắc sông lớn, hợp cả bốn châu lại, thu nhận tài trí của anh hùng, quân sẽ có hàng trăm vạn” ngài sẽ trở thành anh hùng cứu thế giữ địa vị quan trọng. Bấy giờ ngài mời hoàng đế từ Tràng An về (nghênh giá từ Tây kinh), khôi phục xã tắc và tổ miếu ở Lạc Dương (Dựng lại tông miếu ở Lạc Ấp), sau đó “Hiệu lệnh thiên hạ, đánh kẻ chưa thần phục”. Tướng quân có ưu thế chính trị nhường ấy thì ai dám tranh cao thấp với tướng quân (từ đây tranh cao thấp ai địch nổi)? Chẳng bao lâu công lớn sẽ thành. Viên Thiệu nghe thấy mà nóng ran cả người, và biểu lộ “lời nói thực hợp lòng ta”, nhưng tiếc là chưa được thi hành.

Sau lần đó còn có thêm một lần trò chuyện nữa, lời nói càng rõ ràng hơn, thời gian là trước lúc Tào Tháo nghênh đón thiên tử không lâu. Theo chú dẫn Hiến đế truyện của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện, Thư Thụ nói, từ lúc Đổng Trác gây mầm họa lớn, thiên tử lưu ly thất sở, tông miếu bị hủy hoại, chư hầu với danh nghĩa là cất nghĩa quân, nhưng thực tế là tàn sát lẫn nhau (ngoài là nghĩa quân, trong là tàn sát), không ai tôn sùng thiên tử, nghĩ đến trăm họ (không biết tôn vua, thương dân). Bây giờ, về sơ bộ, tướng quân đã giữ yên được châu vực, nên nghênh đón thiên tử về định đô ở Nghiệp Thành rồi “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, sẵn sàng binh mã đánh kẻ chưa thần phục” và còn ai địch nổi với ngài? Những lời đó, Viên Thiệu nghe rất lọt tai, nhưng tiếc thay những người khác lại phản đối. Hán Hiến đế nói người phản đối là Quách Đồ. Nhưng Tam quốc chí lại nói Quách Đồ là người tán thành và còn chủ trương “nghênh đón thiên tử và dời đô về Nghiệp Thành”. Chúng ta cũng chưa rõ về điểm này.

Có điều, những người bát nháo đã nói, vương triều Đại Hán sắp đi đứt rồi, chúng ta còn lo vực dậy há chẳng phải là mua việc hay sao? Lúc này mọi người đang muốn chiếm Trung Nguyên. Người ra tay trước là người mạnh, có thể là vương ngay. Nếu lại đưa bảo bối là hoàng đế đến bên mình, để ngày ngày phải thỉnh thị, việc việc phải hội ý, thực là phiền hà. Nếu nghe theo hoàng đế thì mình chẳng là gì cả (nghe thì mất quyền); nếu không nghe sẽ là vi mệnh (không nghe là chống lệnh), chịu sao nổi (không phải là kế hay). Viên Thiệu thì sao, nghĩ tới Hán Hiến đế là do Đổng Trác dựng nên (không phải ý Thiệu), trong lòng lại thấy bực, quên ngay ý nghĩ đó. Không thể bỏ lỡ thời cơ, thời cơ sẽ không đến lần thứ hai. Viên Thiệu do dự. Tào Tháo đã nẫng tay trên. Phen này đến lượt Viên Thiệu tròn xoe mắt kinh ngạc.

Sau khi Tào Tháo nghênh đón Hiến đế, dời đô về huyện Hứa, không những không mất đi một thứ gì hoặc bị người khác trói buộc, mà ngược lại còn thu được nhiều thứ. Tào Tháo được một vùng đất rộng ở phía nam Hoàng Hà, nhân dân vùng Quan Trung đua nhau theo về (nhận đất Hà Nam, Quan Trung theo về). Quan trọng hơn, Tào Tháo có được nguồn vốn chính trị to lớn, không chỉ trở thành anh hùng khôi phục Hán thất, có địa vị “Dưới một người trên vạn người” có thể đưa phái phản đối vào vị trí bất lợi trở thành những kẻ bất nhân bất nghĩa. Từ đó, mọi việc như bổ nhiệm quan lại, mở rộng địa bàn hoặc đánh những kẻ khác cánh, địch thủ về chính trị, Tào Tháo đều có thể lấy danh nghĩa của hoàng đế, việc làm bất nghĩa trờ thành việc làm chính nghĩa. Còn lũ đối thủ thì sao? Đều rất bị động. Phản đối Tào Tháo thật nguy hiểm, chẳng khác gì phản đối hoàng thượng. Dù có giương cao ngọn cờ “quét sạch lũ nịnh thần” thì cũng không bằng Tào Tháo trực tiếp dùng danh nghĩa hoàng đế để xuống chiếu vừa danh chính ngôn thuận vừa được lợi. Sau này, lúc Viên Thiệu muốn đánh Tào Tháo, Thư Thụ và Thôi Diễm đã nói “Thiên tử ở Hứa “, đánh Hứa là “phạm điều nghĩa”. Gia Cát Lượng cũng nói về Tào Tháo “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, thực không thể tranh cao thấp” Tào Tháo vào trước sẽ là chủ, được nhiều điều lợi. Viên Thiệu chịu nhiều thiệt thòi. Theo Hậu Hán thư. Viên Thiệu truyện, Tào Tháo vừa nghênh đón hoàng đế về huyện Hứa, đã lập tức với danh nghĩa hoàng đế có một đạo chiếu thư cho Viên Thiệu, trách Thiệu “đất rộng quân đông, chi lo lập phe đảng”, không thấy ra quân cần vương, nay đánh người này, mai đánh người khác. Viên Thiệu tiếp chiếu, trong lòng giận sôi lên, nhưng đành phải nín nhịn, dâng thư giải trình. Viên Thiệu hối hận, liền nghĩ cách bổ cứu. Lấy lí do Hứa Đô là vùng đất trũng, Lạc Dương bị tàn phá, yêu cầu Tào Tháo dời hoàng đế về Quyển Thành (nay là huyện Quyển Thành, Sơn Đông) gần với chỗ của mình, mong được cùng Tào Tháo hưởng vương bài. Đúng là nằm mơ lấy được vợ. Tháo cười thầm, rồi cương quyết cự tuyệt. Lúc đó, mưu sĩ là Điền Phong nói với Thiệu, việc dời đô đã không thành, phải nhanh chóng đánh huyện Hứa (kế dời đô đã không thành, phải lấy Hứa để phụng nghênh thiên tử), nếu không lại không kịp. Viên Thiệu không theo. Thực tế, về việc này Tào Tháo đã cao hơn Viên Thiệu một cái đầu. Cao hơn ở chỗ nào? Cao ở cách điệu, cao ở phẩm vị. Nên nhớ, kiến nghị của Thư Thụ (Ép thiên tử để lệnh chư hầu) là khác với kiến nghị của Mao Giới (Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục). Ở tập trước đã nói: phụng là tôn phụng, ủng hộ, ép là ép buộc, lợi dụng. Mục đích của “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục” là thực hiện thống nhất đất nước “Ép thiên tử để lệnh chư hầu” mục đích là thực hiện dã tâm cá nhân. Một đường là quang minh, một đường là ma quỷ, sao có thể giống nhau? Mao Giới nói đúng “nghĩa quân sẽ thắng”. Về khí thế thì bất nghĩa là kém xa. Và dù Tào Tháo nghe theo Mao Giới nghênh phụng thiên tử không phải thực lòng muốn vực dậy Hán thất đã sụp đổ, mà chỉ coi hoàng đế là lá bài, thì về sách lược đã cao hơn Viên Thiệu. Bời vì hoàng đế không chỉ là lá bài, mà còn là lá bài rất tuyệt. Lá bài tuyệt ở chỗ vừa hư vừa thực. Nói là hư, vì lúc này hoàng đế, đừng nói tới “kiên cường độc đoán” mà ngay cả tự do về thân thể cũng chẳng có, hoàn toàn do người khác sắp đặt giống con rối đeo dây. Vì vậy, chỉ cần giơ tay ra là có lá bài đó. Nói là thực, vì mọi người đều biết hoàng đế là không thực, là vật để trang trí, nhưng liệu ai dám nói không, có thể không cần, chẳng ai dám nói hoàng đế cởi truồng như trong đồng thoại. Hoàng đế có dặn dò gì, có hiệu lệnh gì, mọi người đều phải ra vẻ phục tùng (Có một số việc phải làm theo), không dám giương mắt, há miệng nói ngược. Chỉ có thể là như vậy, khi hai bên đối địch, thì bên nào cũng nói được hoàng đế cho phép. Trong triều, buộc hoàng đế phải xuống chiếu, ờ nơi khác nói khống là mật chiếu của hoàng đế, có vậy thì hành động của mình mới đúng, mới chính nghĩa. Như vậy, hoàng đế là lá bài rất có ích, hơn nữa là vương bài thì kể gì từ đâu tới? Còn như nói, để hoàng đế ở cạnh rồi việc gì cũng phải thỉnh thị, chi bằng cứ xa ra, rồi muốn nghĩ gì thì nghĩ, muốn làm gì thì làm, đúng là ý nghĩ điển hình của lũ tướng cướp, đầu óc chính trị rỗng không. Trời thì cao hoàng đế thì xa, nếu vị hoàng đế này là con rối thì gần hơn một chút chẳng tiện hơn sao? Thỉnh thị hội báo, khấu đầu hành lễ đương nhiên là vẫn cần. Nhưng chỉ cần suy nghĩ một chút cũng hiểu ngay đó là việc nhỏ. Tiểu hoàng đế lúc đó mới 16 tuổi, còn là một đứa trẻ. Lúc đầu nằm trong tay Đổng Trác, về sau lại rơi vào tay Vương Doãn và những người khác, chưa hề nắm quyền. Lý Thôi, Quách Dĩ cắn xé lẫn nhau quân binh gặp nhau ở thành Tràng An, hoàng đế cử người đến giảng hòa, nhưng chẳng ai chịu theo. Đường đường là thiên tử, chưa nói tới việc hiệu lệnh thiên hạ, một việc cỏn con như vậy cũng không hoàn thành. Hoàng đế đáng thương, đến chỗ Viên Thiệu thì còn gì là dáng vẻ một thiên tử, có thể không cùng sống được với Viên đại nhân? Đấu tranh chính trị và làm nghề buôn bán là giống nhau, phải chiếm được cơ hội buôn bán. Vương bài chỉ có một tấm, bạn không chiếm thì người khác sẽ chiếm. Thư Thụ từng nói: “Quyền không thể lỡ, cốt ở thần tốc”, “Nếu để chậm, sẽ có người lấy mất”. Tiếc là Viên Thiệu nghe không lọt tai.

Mới hay, việc nghênh phụng thiên tử cũng có hai cách nói. Mao Giới nói một cách, Thư Thụ nói một cách. Vậy, suy nghĩ thực của Tào Tháo là gì? Tháo muốn “Phụng thiên tử để lệnh kẻ chưa thần phục” hay muốn “Ép thiên tử để lệnh chư hầu” đây? Rõ ràng các mưu sĩ của Tào Tháo chủ trương cách nói trước.

Quan điểm của Mao Giới và Tuân Úc là như vậy. Tuân Úc vốn là người của Viên Thiệu, nhưng Tuân Úc “đồ rằng Thiệu không thành được việc lớn”, nên ngay từ năm Sơ Bình thứ II (năm 191) thời Hán Hiến đế đã rời Viên Thiệu chạy đến với Tào Tháo, lúc đó chỉ là Thái thú Đông quận, Tào Tháo sung sướng nói, đây chính là Trương Lương của ta! Kiến An năm đầu (năm 196), lúc Tào Tháo quyết định nghênh đón thiên tử, nhiều người không tán thành (chư tướng còn nghi ngờ), Tuân Úc và Trình Dục ra sức ủng hộ. Chúng ta không sao hiểu được Trình Dục đã nói những gì, còn những điểu Tuân Úc nói đã được ghi trong Tam quốc chí. Tuân Úc truyện. Chúng ta xem Tuân Úc đã nói những gì. Tuân Úc nói, muốn đấu tranh chính trị, phải có chính nghĩa, ít ra cũng phải có một ngọn cờ chính nghĩa. Năm đó, Tấn Văn công nghênh đón Chu Tương vương, bị vương tử Đới đuổi cổ, về Vương Thành, kết quả các chư hầu đều hưởng ứng; Cao hoàng đế mặc áo gài chữ hiếu với Sở Hoài vương - bị Sở Bá vương sát hại, kết quả là thiên hạ đồng lòng. Đây chính là sức hiệu triệu của lá cờ chính nghĩa. Lúc Đổng Trác gây họa nạn cho đất nước, ngài là người đầu tiên giương cao ngọn cờ chính nghĩa đi dẹp loạn (kêu gọi nghĩa quân); lúc thiên tử lưu ly thất sở, chính ngài đã không quản nguy hiểm, phái cả sứ giả đi (thông sứ không kể nguy hiểm). Điều đó nói lên cái gì? Ngài từng giây từng phút nghĩ đến vương thất (lòng dạ luôn nghĩ tới vương thất), ngài luôn tâm nguyện khôi phục lại thiên hạ (tướng quân có chí khôi phục lại thiên hạ)! Lúc này thiên tử còn ngỡ ngàng (xa giá còn quẩn quanh), Lạc Dương hoang tàn (Đông Kinh cây cỏ mọc đầy), người trung nghĩa luôn hy vọng giữ được quốc bản (nghĩa sĩ muốn giữ được cái gốc), nhân dân càng thêm đau buồn khi nhớ lại những ngày huy hoàng của Đại Hán lúc trước (trăm họ nhớ cái cũ mà thêm đau). Vậy phải hành động ngay, làm những việc mà tướng quân muốn làm. Đế lỡ thời cơ, lòng người sẽ hỗn loạn. Chờ lúc mọi người chia cắt (bốn phương xâu xé), mới đứng ra lo liệu thì e đã muộn. Từ đó, Tuân Úc đưa ra ba cương lĩnh lớn cho Tào Tháo, thuận theo ý dân tôn phụng thiên tử (phụng chúa thượng theo nguyện vọng của dân), chí công vô tư để cường hào phải hàng phục (lấy chí công để thu phục hùng kiệt), đề cao chính nghĩa “đề cao chính nghĩa có nhiều nhân tài” để chiêu mộ anh hùng. Tuân Úc nói: “Phụng chúa thượng theo nguyện vọng của dân” là xu thế lớn nhất hiện nay, là “đại thuận”; “Lấy chí công để thu phục hùng kiệt”, là chiến lược lớn nhất, “đại lược”; “đề cao chính nghĩa có nhiều nhân tài”, là đức hạnh lớn nhất, là “đại đức'“. Đại thuận chí tôn, đại lược chí công, đại đức chí nghĩa. Có ba cương lĩnh lớn đó, thì đường đường chính chính, khí trùm sông núi, còn gì mà không thắng. Nếu có kẻ nào hô hào chống lại, gây rắc rối, thì cũng chỉ là bọ ngựa cản đường, châu chấu đá voi, chuốc lấy diệt vong. Lời nói của Tuân Úc thấm đậm điều đại nghĩa, Tào Tháo lấy làm kính phục. Nếu so sánh lời lẽ của Tuân Úc và Thư Thụ, thì trình độ, phẩm vị cao thấp khác nhau rõ ràng. Tuân Úc để tâm vào chữ “nghĩa”, Thư Thụ nhìn vào chữ “lợi”; Tuân Úc trước sau chi nghĩ tới một việc: Bảo vệ hoàng đế hiện nay cũng là bảo vệ sự thống nhất đất nước, đó là “đại nghĩa”. Thư Thụ nhắc đi nhắc lại lần nữa sách lược: nắm lấy hoàng đế hiện nay sẽ có vốn liếng về chính trị, đó là “lợi lớn”. Cho nên cả hai người đều cho là phải nắm lấy thời cơ, chỉ khác nhau về cách nhìn. Tuân Úc nói, chờ lúc mọi người chia cắt, mới đứng ra lo liệu e là đã muộn. Còn Thư Thụ, nếu không mạnh bạo ra tay trước, đế người khác cướp mất lá bài hoàng đế thì sẽ không còn kịp nữa. Đương nhiên, Thư Thụ nói “nay nghênh triều đình để giữ chữ nghĩa” nhưng giọng nói chẳng mặn mà gì. Nói chẳng mặn mà gì thật không giống với giọng điệu của Thư Thụ, mà hệt như giọng điệu của Viên Thiệu. Mưu sĩ muốn thuyết phục chủ của mình thì luôn phải nói theo sự suy nghĩ của chủ. Thư Thụ hiểu ra chữ “lợi” vì Viên Thiệu trọng “lợi”; Tuân Úc chọn chữ “nghĩa” vì Tào Tháo trọng “nghĩa”, chí ít thì vào năm 196, Tào Tháo cũng trọng “nghĩa” hoặc vờ như trọng “nghĩa”.
Dịch Trung Thiên
vụ gọi Đổng Trác vào dẹp hoạn quan là Hà Tiến cụ ạ.
Như tôi nói ở trên vì Thiệu không muốn ôm Hán Đế để bị kết cục giống Đổng Trác nên chiến lược Thiệu là bình định lên Bắc (các Cụ tìm hiểu kỹ Địa lý lịch sử Trung Quốc thì thấy mạn phương Bắc quan trọng như thế nào, đánh Công Tôn Toản đoạt được Thanh Châu, Ký Châu, Duyện Châu, đất Viên Thiệu lúc đấy to nhất. Chả cần đánh nhau với Tháo cứ ở nhà nuôi Binh là ổn.
Vì trận thua Quan Độ nên Thiệu bị dìm quá thôi.
 

cabin

Xe tăng
Biển số
OF-10642
Ngày cấp bằng
4/10/07
Số km
1,055
Động cơ
34,816 Mã lực
Nhân thể Tam quốc đọc hay xem film, thường bị nhầm Lã Bố là 1 thanh niên tầm ngoài 30 tuổi còn 2 ông Tào Tháo và Lưu Bị phải lụ khụ 45 57 :D
Thực ra Lã Bố sinh năm 151, Tào Tháo 155 và Lưu Bị 161 :D
Trên phim hay trong truyện Lưu Bị toàn gọi Lã Bố là (huynh) Anh xưng (đệ) Em mà, Bố cũng gọi Bị là Đệ, có đoạn kết nghĩa anh em thì phải, sau đó thì Bố thịt luôn Từ Châu
 

elonmusk.usa

Xe hơi
Biển số
OF-846932
Ngày cấp bằng
19/1/24
Số km
164
Động cơ
24,065 Mã lực
Tuổi
53
Trên phim hay trong truyện Lưu Bị toàn gọi Lã Bố là (huynh) Anh xưng (đệ) Em mà, Bố cũng gọi Bị là Đệ, có đoạn kết nghĩa anh em thì phải, sau đó thì Bố thịt luôn Từ Châu
Vì Bị có 2 thằng em (Quan Vũ, Trương Phi) láo quá láo, Phi sinh năm 163 kém Bố (151) những 12 tuổi mà chửi Bố như đúng rồi , phải tôi thì tôi cũng thịt Từ Châu.
 
Chỉnh sửa cuối:

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,786
Động cơ
538,210 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Đọc Tam quốc em vẫn không hình dung ra được tại sao 1 mãnh tướng lại có thể địch được vạn người.
Tài như Vân Trường, Trương Phi nhưng cho độ chục kỵ binh quây lại hoặc chục cung thủ nhằm bắn thì có mà thành nhím ngay chứ nhỉ
 

chichbong08

Xe buýt
Biển số
OF-631891
Ngày cấp bằng
13/4/19
Số km
887
Động cơ
125,541 Mã lực
Thời [tiền] tam quốc, có anh Nhiếp là quan trọng nhất với em. Tiền nhiệm của anh là anh Tiến. Cả hai anh đều là bậc kinh bang tế thế, cơ biến thức thời. Tóm lại, xét theo hoàn cảnh cá nhân cụ thể về không gian và thời gian, anh Nhiếp mới là xuất chúng nhất, chứ không phải anh Tháo, anh Bị, anh Du, anh Quyền, hay anh Lượng.
 

elonmusk.usa

Xe hơi
Biển số
OF-846932
Ngày cấp bằng
19/1/24
Số km
164
Động cơ
24,065 Mã lực
Tuổi
53
Đọc Tam quốc em vẫn không hình dung ra được tại sao 1 mãnh tướng lại có thể địch được vạn người.
Tài như Vân Trường, Trương Phi nhưng cho độ chục kỵ binh quây lại hoặc chục cung thủ nhằm bắn thì có mà thành nhím ngay chứ nhỉ
Cung độ bắn chính xác thấp không như súng hiện nay đâu, và khi hỗn loạn không thể dùng cung đưỡ vì sợ bắn phải quân mình. Nếu tướng được cấp 1 con ngựa tốt, có sức khỏe, cầm binh khí nặng tay thì hoàn toàn có thể cân được trăm nghìn người quân địch (ý là giữ cân bằng hoặc chạy thoát thân được thôi không phải giết hết được quân số bên kia)
 

elonmusk.usa

Xe hơi
Biển số
OF-846932
Ngày cấp bằng
19/1/24
Số km
164
Động cơ
24,065 Mã lực
Tuổi
53
kinh nghiệm xem phim đọc chuyện của em là Google bản đồ vẽ các đường tiến quân lui binh xem sẽ cuốn và thấy cái tài của các nhà Ngụy Thục Ngô.
Thấy a Tào chiếm nhẹ cái được luôn Kinh Châu. Rồi ae Thục Ngô vật vã chiếm lại chết từ Chu Du đến Quan Công...trong lúc đó Tào Lại chén nốt mấy vùng phía Bắc Phía Tây của Mã Đằng, Công Tôn Toản ngọt như mía.
Nhìn bản đồ a Viên Thuật chiếm được vùng đất bé tí lại xưng đế thảo nào a Tào cười không dứt bảo : thiên hạ chê Thuật ngu ta chưa tin nay thấy thì tin 10 lần đại khái thế .
Các cụ nên xem bộ 2010 hoặc đọc sách lại vài lần em thấy hay mỗi tuổi có 1 cảm nhận khác nhau
Tam_Quoc_208 (2).jpg
Cụ xem lại kỹ, tôi phân tích chi tiết
1. Công Tôn Toản và vùng Thanh Châu, Ký Châu là Viên Thiệu thịt không phải Tào Tháo (Tháo sau này thịt Thiệu thì có thôi)
2. Vùng Kinh Châu là do Lưu Tông (con Lưu Biểu và Thái Phu Nhân) + Thái Mạo dâng cho Tào Tháo để xin hàng ( giống như việc Tào Tháo công Từ Châu mãi không được, Lưu Bị đến thì Đào Khiêm lại dâng cho Lưu Bị)
3. Vùng Mã Đằng Hàn Toại, Tào Tháo từng sống mái với Mã Siêu (từng bị Siêu đánh chạy tụt quần vất áo bào, cắt cả râu mới sống thoát ) sau Tháo dùng kế ly gián mới lừa được Siêu, Siêu thua chạy về đầu quân cho Trương Lỗ ở Dĩnh Châu.
4. Vấn đề Viên Thuật, thực ra Thuật cũng có suy tính riêng, lúc ấy Thuật đang giữ Dự Châu + dưới trướng là Tôn Sách giữ Dương Châu, giờ xưng Đế là có cớ để Tôn Sách hoàn toàn quy phục mình + liên minh với Từ Châu của Đào Khiêm là địa bàn đã to như nước Sở ngày xưa rồi. So với Viên thiệu (cùng cha nhưng khác mẹ Thiệu con của người thiếp) thì Thuật có tính chính danh hơn nhiều, so với Tào Tháo (con Hoạn quan) thì Thuật lại càng hơn, lúc ấy không ai xứng lên ngôi như Thuật cả.
Tiếc là chiến cục Đào Khiêm thua Lã Bố, Lã Bố lại là kẻ lật lọng không liên minh nên bị Tào Tháo chiếm dần, Viên Thiệu thì rung đùi ngồi xem không úp sau Tào Tháo nên Thuật mới toi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,214
Động cơ
120,882 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Khó nói lắm, quan trọng là thằng nào thắng cuối cùng là thằng đúng hơn thôi. Tháo chiếm Hán Đế thì khác mẹ gì Đổng Trác ngày xưa, sau bị cả Viên Thiệu, Mã Đằng Hàn Toại, Lưu Bị, Tôn Quyền úp lại, nếu Tháo không chống được pha đấy thì Tháo sẽ bị người sau chửi là NGU.
2 chuyện hoàn toàn không giống nhau
Viên Thuật không xưng đế thì cũng đâu có vấn đề gì ? Vẫn làm trùm khu vực mình cai quản . Tự nhiên thích cái danh hão để tất cả quay lưng , các danh sỹ dân chúng cũng tự xa lánh Viên Thuật . Thuật không cần đánh cũng tự tan dã . Ngay Tôn Sách nghe Thuật xưng đế cũng nghỉ chơi với Thuật luôn .

Tháo nắm thiên tử nhưng Tháo khôn , Tháo đâu có xưng vương , đế lúc đó , bởi nó chẳng cần thiết . Vì vậy các danh sỹ như Tuân Úc , Tuân Du vẫn tới phục vụ
 

elonmusk.usa

Xe hơi
Biển số
OF-846932
Ngày cấp bằng
19/1/24
Số km
164
Động cơ
24,065 Mã lực
Tuổi
53
2 chuyện hoàn toàn không giống nhau
Viên Thuật không xưng đế thì cũng đâu có vấn đề gì ? Vẫn làm trùm khu vực mình cai quản . Tự nhiên thích cái danh hão để tất cả quay lưng , các danh sỹ dân chúng cũng tự xa lánh Viên Thuật . Thuật không cần đánh cũng tự tan dã . Ngay Tôn Sách nghe Thuật xưng đế cũng nghỉ chơi với Thuật luôn .

Tháo nắm thiên tử nhưng Tháo khôn , Tháo đâu có xưng vương , đế lúc đó , bởi nó chẳng cần thiết . Vì vậy các danh sỹ như Tuân Úc , Tuân Du vẫn tới phục vụ
1. Vấn đề xưng đế: Xưng đế và không thành công có Viên Thuật nhưng không xưng đế và không thành công cũng nhiều như Lưu Biểu ở Kinh Châu, Đào Khiêm ở Từ Châu, Lưu Chương ở Ích Châu ... Tháo không xưng vương và Đổng Trác, Lý Thôi Quách Dĩ lúc giữ Hán Đế cũng chưa từng xưng vương.
2. Vấn đề mưu sĩ: Lúc Viên Thuật xưng vương không phải là không có mưu sĩ, mưu sĩ bày kế kết giao với Lã Bố cùng vây đánh Tào Tháo nhưng Lữ Bố quá dốt phản liên minh liên tục, nhớ lúc ấy Tháo bốn bề thọ địch đối thủ Lữ Bố, Viên Thiệu, Trương Tú, Viên Thuật, Tôn Sách vây quanh. Tôi nghĩ Tháo thoát chết những vụ ấy là may mắn theo số mệnh.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top