Chào các cụ,
Em mới hoàn thành nhà mới, trước đây đang thờ cúng gia tiên ở nhà cũ, khi xây xong nhà mới em mua toàn bộ đồ thờ và bát hương mới.
Em có quen một ông thầy tận trong HCM còn em ở Hà Nội, khi bốc bát hương mới ông ấy chỉ hướng dẫn tự bốc, xong xuôi thì thắp hương lên và đọc khấn mấy câu (đại loại là mời ông bà về ngự ở đây...) còn lại thì ông ấy sẽ làm (cúng bái gì đó) ở chỗ ông ấy ở (HCM).
- Em thấy đơn giản quá và cũng không yên tâm lắm, liệu có kiểu cúng từ xa như thế được không ạ?
- Ban thờ và bát hương cũ ở nhà dưới thì để nguyên hay bỏ đi ạ (Nếu bỏ đi thì có lễ bái gì không...)
Em cám ơn nhiều!
- Em tự bốc cụ à, đồ cũ thả sông. Em làm theo dưới đây, em lấy nguồn trên internet vì lâu rồi không nhớ lấy ở đâu (à
link đây). Tất cả đồ ra hàng mã tự chọn lựa, tro rơm nếp cũng vậy (nếu tự kiếm đốt là tốt nhất), món thất bảo mua ở cửa hàng vàng bạc (không lấy ở vàng mã). Tự làm cho tâm thấy thoải mái, sai đúng thì không biết nhưng tự mình làm và chẳng cần kiểm chứng làm gì.
- Gạch thứ 3 trong mục 4, trước đây nhà em bị. Chuyện dài nhưng có thật và không tiện kể.
BỐC BÁT HƯƠNG
Mọi bát hương thờ cúng đều phải linh. Người bốc bát hương quyết định tính linh này. Người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh.
Thế nào là một bát hương đã linh?
- Một bát hương linh thì khi thắp hương, người được thờ sẽ về.
- Bát hương không linh là bát hương không được người thờ chấp nhận, nên khi thắp hương thì không về.
1) Trong bát hương có những gì?
Trong bát hương thường đặt một bộ
Dị hiệu gồm có:
-
+ Tờ hiệu viết tên Gia chủ và tên người được thờ. Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, có bán kèm theo bát hương. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa (xem hình vẽ). Có thể viết chữ Việt, chữ Anh, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được. Thí dụ lời viết thường như sau:
Thờ Thần linh Thổ công : Phụng thờ: Thần linh Thổ công chư vị chân linh.
Thờ Gia tiên: Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ
Nguyễn Văn chư vị chân linh.
Thờ Bà cô Ông mãnh (là những người chết trẻ trong dòng họ): Phụng thờ: Bà cô Ông mãnh dòng họ Nguyễn Văn chân linh vị tiền.
Thờ Đức Phật: Phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh.
Thờ Thần tài: Phụng thờ Thần tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc, hoặc Thái Bạch tinh quân...) chư vị chân linh.
Một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào 1 tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được.
- + Bộ
Thất bảo (là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng như: vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu, dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà). Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng. Thất Bảo làm đồ giả là không tốt. Có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật. Người không có điều kiện thì có thể đặt Thất bảo là một đồng tiền giấy 500đ hoặc 1- 10.000đ là được rồi.
- Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.
2) Ai bốc bát hương
Người có công quyền năng bốc bát hương thì tốt. Thường thì dân ta đưa lên chùa nhờ bốc bát hương. Ai bốc thì cũng phải có tâm thành và thánh thiện. Không có tâm thành và thánh thiện thì bát hương không được người âm chấp nhận nên không linh. Người có khả năng thì bốc xong bát hương là đã có tính linh ngay rồi. Nhà chùa bốc bát hương xong thì thường cũng linh ngay, nhưng Dị hiệu phải viết đúng. Gia chủ bốc bát hương thì không biết bát hương đã linh hay không. Nhưng nếu thành tâm thờ cúng thì rồi lâu cũng sẽ linh, có khi phải sau một vài năm thờ cúng. Bát hương làm bằng vật liệu đồng, gốm, sứ, đá, xi măng cát v.v… đều được. Nên chọn bát hương có hình vẽ trên thành bát hương đúng như hình dưới đây.
3) Đặt bát hương lên bàn thờ
Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì thắp hương ngay. Nên thắp hương khoảng 1 tuần đầu. Cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc đèn dầu), rót một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Tối lại thắp hương trước khi đi ngủ. Đồ lễ có hay không, nhiều hay ít không quan trọng. Vấn đề là phải có tâm thành. Không cần thắp hương liên tục suốt ngày đêm. Nếu để hương vòng liên tục thì mỗi sáng và tối vẫn phải thay nước thắp 1 nén hương và lễ cầu một lần. Nếu là bàn thờ mới đặt lần đầu thì cần thắp hương khoảng 21 ngày đầu như trên. Nếu bát hương bốc ở nhà thầy, hoặc ở chùa thì cần trịnh trọng
rước bát hương về, không được xô bồ cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương. Cần chọn ngày đặt bàn thờ, nhưng không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương.
Bát hương trên bàn thờ trọng là cao thấp, không trọng to nhỏ sang hèn. Bát hương thờ Thần linh Thổ công phải cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội, rồi đến bà cô ông mãnh. Số lượng nhiều ít chẵn lẻ đều được. Vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương. Không nên tách ra quá nhiều bát hương sẽ vất vả mối khi thắp hương. Thí dụ Bà cô tổ 4 đời (là ở đời Ông nội mình) cùng với Đại nội vào một bát hương (cả cha mẹ mình). Tất cả bà cô ông mãnh vào một bát hương. Không nên tách ra từng người. Nhưng nếu thích thờ riêng ai thì cần có bát hương cho người đó.
4) Vì sao bát hương không linh?
Tác giả đã kiểm tra thấy có không ít nhà bị bát hương không linh, nghĩa là thắp hương mà không có ai về. Hỏi ra thì thấy có mấy trường hợp sau đây:
-
Trong bát hương không có Dị hiệu.(thì không biết thờ ai mà về): Nhiều bát hương ở các nhà không có Dị hiệu bên trong. Rất nhiều các bàn thờ Thần tài ở các cửa hàng không ghi Dị hiệu thờ ai làm Thần tài. Cũng có trường hợp người bốc bát hương có khả năng mời người được thờ về nhận bát hương ngay, mà không cần viết Dị hiệu. Nhưng trường hợp này là rất ít.
-
Bát hương ghi dị hiệu không đúng: Thí dụ bát hương thờ Thần linh Thổ công lại ghi nhầm thờ người nào đó trong dòng họ. Hoặc Dị hiệu ghi thờ quá nhiều người, trở nên lôm côm. Điều này gặp ở bất cứ người nào bốc bát hương: Thầy, cô, nhà chùa đều có thể phạm. Nhiều khi chỉ là vô tình khi bốc nhiều bát hương đã bỏ nhầm Dị hiệu nọ sang bát hương kia.
-
Bát hương bị yểm âm binh: Thường các bát hương này do các thầy cô đồng có điện thờ bốc. Các thầy cô đồng này đã yểm âm binh trong điện của mình vào bát hương. Có khi còn chôn bùa yểm âm binh dưới nền nhà hoặc dán trên tường. Hậu quả là Thần linh và Gia tiên đều không chấp nhận bát hương này (nhưng gia chủ không biết). Các âm binh thường cậy thế điện mà gây cản trở cho người được thờ về bàn thờ. Có âm binh còn bắt Thần linh, Gia tiên lạy mình mới cho vào. Nhẹ hơn thì bắt chia lộc lễ. Thần linh gia tiên không chịu nên không về. Kết quả là gia chủ chỉ thờ âm binh mà thôi. Rất tai hại là có nhà bốc bát hương đã trên 10 năm mà tình trạng thờ cúng cứ như vậy. Cần phải bốc lại bát hương ngay! Các thầy cô đồng bốc bát hương như vậy là thiếu tâm thiện, cần phải lên án. Có cả một số nhà sư tu ở chùa khi bốc bát hương cũng yểm âm binh vào bát hương. Các vị phải chịu trách nhiệm về việc này. Nhất định các vị sẽ phải trả nghiệp cho việc làm này đấy. Người bốc bát hương phải thành tâm và không được cầu lợi. Bốc bát hương là việc làm thiện giúp đời.
5) Làm sao biết bát hương không linh?
Gia chủ nếu không có công quyền năng đặc dị thì không thể biết. Phải nhờ người có công quyền năng kiểm tra tính linh của bát hương. Người kiểm tra có thể kiểm tra trực tiếp tại bàn thờ hoặc kiểm tra từ xa tùy theo khả năng của mình. Thông thường người này có khả năng mời người được thờ về. Nếu không thấy về thì bằng công quyền năng triệu về để hỏi, sẽ rõ ngay.
Tờ dị hiệu.